Nhân tố thuộc về hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 76)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề ở thị xã Từ

4.2.3. Nhân tố thuộc về hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề

4.2.3.1. Nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh

Nhu cầu vốn ở các làng nghề là lớn, họ thực sự cần vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ nhưng không thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng vì những lý do sau:

+ Không đủ bảo đảm tiền vay: đối với các cơ sở, hộ sản xuất ở làng nghề phần lớn không đủ điều kiện vay tín chấp thì cũng chính là khách hàng không đủ tài sản đảm bảo cho việc vay vốn. Tài sản đảm bảo ở các làng nghề là động sản và bất động sản. Đối với tài sản là bất động sản : quyền sử dụng đất, nhà cửa ở nông thôn phần lớn không có giấy tờ. Đối với tài sản là động sản như: phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… thường không đồng bộ chắp vá, nhiều bộ phận là tự chế giá trị sử dụng lớn nhưng giá trị thì thấp. Do vậy mà việc định giá tài sản là rất khó khăn, tài sản đảm bảo thông thường chỉ đáp ứng 40 %- 50% nhu cầu xin vay.

+ Căn cứ dùng để định giá trong việc cho vay trong làng nghề cũng là một vấn đề rất khó khăn cản trở việc mở rộng cho vay trong làng nghề. Vì khu vực làng nghề đa phần là đất ở khu vực nông thôn nên giá trị định giá của UBND tỉnh thường là thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường nên việc căn cứ vào bảng khung giá đất để định giá tài sản rất khó khăn.

+ Các tài sản hình thành trên đất ở khu vực nông thôn như nhà ở, công trình trên đất thường được xây dựng một cách tự phát không có giấy phép xây dựng nên không được đăng ký quyền sở hữu tài sản nên sổ hồng ảnh hưởng đến việc định giá tài sản và việc sử lý tài sản một khi xẩy ra tranh chấp

Bảng 4.13. Kết quả khảo sát tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản của khách hàng vay

Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản của khách hàng Hộ SXKD Số phiếu Tỷ lệ % < 40% 9 15 Từ 40% - 50% 21 35 Từ 50% - 70% 14 23 >70% 16 27 Tổng 60 100

Nguồn: Kết quả điều tra

4.2.3.2. Tình trạng tài chính của hộ sản xuất kinh doanh ở làng nghề

Thực tế rất ít chủ cơ sở, chủ hộ có khả năng lập được dự án, trình bày rõ ràng các đề xuất vay vốn của dự án đó. Nguyên nhân là do các chủ hộ, chủ cơ sở chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về tài chính tín dụng, về quản trị kinh doanh. Vì vậy khi ngân hàng yêu cầu chứng minh những điều kiện trong quy chế cho vay đặt ra chẳng hạn phương án sản xuất kinh doanh thì họ không biết được phải chuẩn bị những gì, nên khâu hoàn thiện thường mất nhiều thời gian, điều này làm nản lòng người vay vốn. Do đó để chớp thời cơ trong kinh doanh họ phải tìm đến những nguồn phi chính thức khác.

Việc thiếu đi sự quy hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển nóng của làng nghề dẫn tới nhiều vấn đề: cơ sở hạ tầng yếu kém như điện, nước, đường xá… ôi nhiễm môi trường, thiếu hụt nguồn cung đầu vào, sản phẩm đầu ra dư thừa… gây lãng phí các nguồn lực của xã hội, và ảnh hưởng lớn đến sư phát triển bền vững của các làng nghề.

Các sản phẩm của làng nghề hầu hết là mang tính chất nhỏ lẻ hộ gia đình, sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên liệu, hiệu quả thấp giá thành cao, chất lượng không đảm bảo, ôi nhiễm môi trường, không có kiểm định chất lượng như nghề sắt ở Đa Hôi, rất khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ nước

ngoài nhập khẩu, nhất là các sản phẩm đến từ Trung Quốc. Một khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập các rào cản thuế quan bị dỡ bỏ thì các sản phẩm này sẽ khó mà có thể đứng vững được trên thị trường.

4.2.3.3. Tư cách đạo đức và trình độ quản lý của hộ sản xuất kinh doanh ở làng nghề

Do đặc điểm sản xuất quy mô nhỏ nên các chủ hộ, chủ cơ sở đều xem nhẹ công tác kế toán. Một số thực sự lúng túng trong việc thực hiện công tác kế toán và lập báo cáo tài chính do những quy định về chế độ kế toán phức tạp, chưa phù hợp với điều kiện sản xuất. Một số khác lại thực hiện chỉ để đối phó với cơ quan quản lý. Đây là nguyên nhân gây ra sự không tin tưởng của ngân hàng đối với các thông tin mà các chủ hộ, chủ cơ sở sản xuất cung cấp.

Bên cạnh đó không ít hộ chỉ giới hạn sản xuất kinh doanh trong phạm vi tự có. Ở những hộ này thường sử dụng công nghệ truyền thống là phổ biến. Công nghệ cổ truyền cũng có ưu điểm vốn ít, phù hợp trình độ của người lao động. Song nó cũng có nhiều hạn chế như: năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Vì thế những hộ này thường chỉ vay mượn vốn, kể cả vốn tại Qũy tín dụng Nhân dân.

4.2.4. Nhân tố thuộc về môi trƣờng vĩ mô

4.2.4.1. Môi trường pháp lý

Trong điều kiện môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật chưa ổn định nhưng các hộ sản xuất kinh doanh qui mô lớn, doanh nghiệp tư nhân và các công ty TNHH không ngừng tăng về số lượng. Hiện nay trên toàn tỉnh có 2.164 doanh nghiệp. Song do hạn hẹp về vốn, uy tín trên thị trường chưa được tạo dựng, vì vậy họ khó có thể ứng phó trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, điều này cản trở cho việc tiếp cận vay vốn ngân hàng.

Chính sách lãi suất: trong thời gian qua, NHNN quy định lãi suất thống nhất, chưa có sự ưu đãi đối với làng nghề. Điều này không thu hút được khách hàng.

Việc làng nghề chưa được thừa nhận về địa vị pháp lý cũng gây ra tâm lý e ngại của ngân hàng khi mở rộng vay vốn vào khu vực vày.

Việc xử lý tài sản thế chấp gặp khó khăn do không bán được tài sản thế chấp trong làng hoặc chỉ bán được tài sản cho những người trong làng mua. Vì vậy, việc xử lý rủi ro không được triệt để như vậy thì không xử lý rủi ro được. Điều này hạn chế khả năng mở rộng cho vay của ngân hàng.

4.2.4.2. Môi trường kinh tế, chính trị

Kinh tế Việt Nam các năm gần đây đều ổn định và phát triển, năm 2018 khởi sắc trên cả ba khu vực sản xuất, cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh. Nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố và từng bước được tăng cường. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Đời sống dân cư được cải thiện. Năm 2018, thu nhập bình quân một người một tháng ước tính đạt 3,76 triệu đồng (tăng 660 nghìn đồng so với năm 2016), bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 10,2%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều năm 2018 ước tính là 6,8%, giảm 1,1 điểm phần trăm so với năm 2017. Đó là cơ hội cho các làng nghề phát triển, từ đó hoạt động cho vay cho các NHTM cũng thuận lợi hơn. Tình hình chính trị thường xuyên được giữ ổn định, nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hòa bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một số quốc gia khác trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán.

Sự ổn định chính trị và ổn định về kinh tế vĩ mô ở Việt Nam là điều kiện, là cơ sở vững chắc để Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tăng trưởng đồng đều. Từ đó giúp cho sự hoạt động của hệ thống Ngân hàng nói chung và Vietinbank Tiên Sơn nói riêng được ổn định, hoạt động cho vay của ngân hàng qua đó cũng có nhiều cơ hội.

4.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CÁC LÀNG NGHỀ CỦA VIETINBANK TIÊN SƠN NGHỀ CỦA VIETINBANK TIÊN SƠN

4.3.1. Định hướng cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề của Vietinbank

Tiên Sơn

4.3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển làng nghề và nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất tại các làng nghề

a. Dự báo xu hướng phát triển làng nghề

Làng nghề ở thị xã Từ Sơn có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa thị xã Từ Sơn và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh

tế chủ yếu. Trong những năm qua, nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động làng nghề ở Từ Sơn đã có bước nhảy vọt lớn, sôi động chưa từng thấy. Đến nay, Từ Sơn có 3 làng , chủ yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sắt, thép tái chế, phế liệu...; trong đó có 2 làng nghề truyền thống và 1 làng nghề mới, có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Phát triển làng nghề ở Từ Sơn phải đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của Tỉnh. Đồng thời, cần có chính sách đầu tư liên kết, hợp tác giữa các làng nghề với nhau, giữa làng nghề với cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và với các doanh nghiệp công nghiệp lớn để hợp tác gia công và tiêu thụ sản phẩm:

Xác định phát triển làng nghề là góp phần tạo việc làm cho người lao động ngay tại địa phương, và thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo quan điểm "Ly nông bất ly hương".

Việc giữ gìn và phát huy giá trị của các làng nghề ngoài ý nghĩa kinh tế còn có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch. Do đó, để tiếp tục khai thác tiềm năng và phát triển làng nghề Từ Sơn theo hướng bền vững:

Quy hoạch các làng nghề truyền thống, có các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho các cơ sở mở rộng sản xuất kinh doanh. Quy hoạch hạ tầng cho các làng nghề phát triển bền vững gắn với làm tốt công tác bảo vệ môi trường.

Thực hiện triệt để việc tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư, quy hoạch xây dựng hợp lý khu công nghiệp làng nghề mới và có kế hoạch quản lý tốt môi trường, như: đề ra những quy định về quản lý bảo vệ môi trường và an toàn lao động trong các làng nghề; định mức và thu lệ phí môi trường đối với các hộ, tổ sản xuất để triển khai và duy trì các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của xã. Thành lập đội quản lý vệ sinh môi trường của làng nghề kiểm tra thường xuyên tình trạng môi trường trong khu vực sản xuất, thu gom chất thải, xử lý bụi giao thông. Có chế tài xử lý thật mạnh đối với những cơ sở không tuân thủ nghiêm túc việc bảo vệ môi trường. Chẳng hạn như cắt điện, không cho vay vốn... đối với các cơ sở này.

chí về điện, nước, hệ thống xử lý chất thải và có diện tích mặt bằng thuận lợi cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Liên quan vấn đề này, tỉnh cần có những chính sách ưu đãi như: Hỗ trợ tiền vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con em bị thu hồi đất, chú trọng đưa các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trường ngoài nước, tạo điều kiện cho các cơ sở yên tâm làm ăn lâu dài.

Hình thành các khu sản xuất tập trung ở các làng nghề để tạo thuận lợi về kết cấu hạ tầng, mặt bằng... cho các cơ sở sản xuất đầu tư mở rộng quy mô, phát triển sản xuất kinh doanh.

Phát triển làng nghề cần theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu, mô hình tổ chức sản xuất, ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp với công nghệ cổ truyền trong các làng nghề.

Song song với phát triển làng nghề, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững; do đó cần tập trung di dời các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm (không khí, nước, tiếng ồn) nằm xen kẽ trong khu dân cư đến các khu sản xuất tập trung để xử lý vấn đề ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cộng đồng.

b. Dự báo nhu cầu vay vốn của Hộ sản xuất tại các làng nghề ở thị xã Từ Sơn

Dựa vào dự báo nhu cầu tiêu thụ và khả năng phát triển các nhóm sản phẩm làng nghề trên thị xã Từ Sơn nêu trên ta nhận thấy rằng các sản phẩm làng nghề ngày càng có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam và nước ngoài, sức tiêu thụ các sản phẩm và khả năng phát triển của các sản phẩm làng nghề ngày càng cao. Vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra là nguồn vốn để thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng sản xuất đối với làng nghề ngày càng lớn.

Để dự báo về nhu cầu vay vốn đối với làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp, đó là lịch sử vay vốn được thống kê từ năm 2009-2018 để dự báo chiều hướng vận động của nguồn vốn cho vay đối với làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn.

Thêm vào đấy tác giả đã sử dụng phiếu điều tra về nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất kinh doanh tại làng nghề. Phương pháp điều tra khảo sát tuy tốn thời gian công sức nhưng lại mang lại kết quả đáng tin cậy sát với thực tế.

Thứ nhất, dựa vào số liệu cho vay trong quá khứ của Vietinbank Tiên Sơn đối với làng nghề Bắc Ninh (bảng 4.14).

Bảng 4.14. Doanh số cho vay của Vietinbank Tiên Sơn đối với hộ sản xuất kinh doanh ở làng nghề Bắc Ninh (2009-2018)

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh số cho vay Tỷ đồng 417 551 875 1.053 1.224 1.354 1.677 1.360 1.494 1.572 Mức tăng tuyệt đối tỷ đồng - 134 324 178 171 130 323 (317) 134 78 Mức tăng tương đối (%) - 32 59 20 16 11 24 -19 10 5

Nhìn chung doanh số cho vay Vietinbank Tiên Sơn đối với làng nghề Bắc Ninh phụ thuộc và sự biến động của nền kinh tế, có sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây, tốc độ tăng của doanh số trung bình từ 25% đến 30%. Đây là một tín hiệu quan trọng để dự báo về nhu cầu vay vốn trong tương lai của Vietinbank Tiên Sơn đối với làng nghề.

Thứ hai, dựa vào dữ liệu sơ cấp được tổng hợp từ cuộc điều tra phỏng vấn hộ sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.15. Kết quả khảo sát nhu cầu vay vốn của hộ sxkd trong làng nghề

Các mức tiền vay (Triệu đồng) Hộ SXKD Số phiếu Tỷ lệ % <100 10 10 100-500 12 35 500-1000 21 33 >1000 17 22 Tổng 60 100

Nhìn vào bảng 4.15 ta thấy rằng hầu hết các đối tượng được hỏi đều có nhu cầu vay vốn trong tương lai. Các hộ sản xuất kinh doanh vay vốn chủ yếu để quay vòng vốn lưu động, phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh với quy mô tương đối, nên tỷ lệ vay từ 100 - 500 triệu đồng và từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao, lần lượt là 35% và 33%. Ngoài ra, các đối với các hộ sản xuất kinh doanh có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 76)