Khái quát tình hình phát triển làng nghề ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 36 - 37)

Theo số liệu thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam (2009), nước ta có hơn 2.200 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá... trải dài từ Bắc vào Nam. Nó thể hiện rõ bản sắc cũng như đặc trưng diện mạo nông thôn và nhiều đô thị Việt Nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, BếnTre...

Vùng đồng bằng Bắc Bộ có mật độ làng nghề truyền thống khá cao, chiếm 2/3 tổng số làng nghề cả nước với những sản phẩm nổi danh như: Lụa Vạn Phúc, đồ gỗ Đồng Kỵ, đồ đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, cốm Vòng... Miền Trung có điêu khắc Mỹ Xuyên, tranh làng Sình, nón Phú Cam, đá Non Nước, gốm Thanh Hà... ở các tỉnh phía Nam, ven các con sông và ngoại vi thành

phố cũng hình thành những làng nghề, khu dân cư với các nghề thủ công lâu đời như đá Bửu Long, gốm Tân Vạn, sơn mài Tương Bình Hiệp; các làng nghề nhân giống, chiết cành, tạo dáng bon-sai nổi tiếng ở Sài Gòn, Bến Tre, An Giang... Những năm qua, các làng nghề truyền thống của Việt Nam có tốc độ phát triển khá mạnh mẽ. Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mới đạt 274 triệu USD, thì năm 2006 đã đạt khoảng 650 triệu USD, năm 2008, ước tính đạt xấp xỉ 1 tỉ USD. Các mặt hàng được bán trên 100 nước và vùng lãnh thổ, chưa kể hai ngành gỗ, da giày xuất khẩu mỗi năm đạt giá trị hàng tỉ USD đều có đóng góp rất lớn của các làng nghề. Ước tính các làng nghề Việt Nam đang sử dụng trên dưới 1,5 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và từ 4 - 5 triệu lao động thời vụ. Rõ ràng làng nghề có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, trực tiếp giải quyết việc làm ở nông thôn. Các làng nghề còn góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, tạo ra diện mạo đô thị hóa mới cho nông thôn, để nông dân "ly nông nhưng không ly hương" và làm giàu trên quê hương mình.

Hiện nay, thu nhập của người lao động hưởng lương mỗi tháng ở các làng nghề phổ biến khoảng 4- 5 triệu đồng, nói chung cao hơn nhiều so với những người làm ruộng lúa, đặc biệt là ở vùng đất hẹp người đông như đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, khu vực kinh tế làng nghề còn có thể sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em mà khác khu vực kinh tế khác không nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 36 - 37)