Tiêu chí đánh giá kết quả cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 28)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Tiêu chí đánh giá kết quả cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề

nghề của NHTM

2.1.3.1. Dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh

Dư nợ cho vay hộ sản xuất là tổng số vốn mà Ngân hàng đầu tư cho các hộ sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định.

Dư nợ cho vay thể hiện việc cho vay hộ sản xuất trong một thời gian của NHTM là như thế nào, đồng thời cũng thông qua dư nợ có thể thấy được tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất so với tổng dư nợ

2.1.3.2. Phạm vi cho vay hộ sản xuất kinh doanh

Phạm vi cho vay hộ sản xuất kinh doanh là những địa phận, địa bàn mà NHTM đã cho các hộ sản xuất vay.

Phạm vi cho vay hộ sản xuất thể hiện quy mô cho vay hộ sản xuất tại các NHTM, phạm vi cho vay hộ sản xuất rộng thì quy mô cho vay hộ sản xuất lớn và ngược lại phạm vi cho vay hộ sản xuất hẹp thì quy mô sản xuất nhỏ.

2.1.3.3. Thị phần cho vay hộ sản xuất kinh doanh

Thị phần cho vay hộ sản xuất kinh doanh là phần thị trường cho vay hộ của NHTM đã chiếm lĩnh so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

Thị phần cho vay hộ sản xuất thể hiện quy mô, dư nợ cho vay hộ sản xuất tại các NHTM và thể hiện tỷ trọng quy mô, dư nợ NHTM so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

2.1.3.4. Số hộ sản xuất vay vốn:

Số hộ sản xuất vay vốn là số lượng hộ sản xuất đã vay vốn của NHTM trong một thời điểm nào đó.

Số hộ sản xuất vay vốn của NHTM thể hiện tỷ trọng số hộ sản xuất được vay vốn của Ngân hàng so với số hộ sản xuất trên địa bàn.

2.1.3.5. Doanh số cho vay và thu nợ hộ sản xuất:

Doanh số cho vay phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi hay chưa. Doanh số thu nợ là toàn bộ các món nợ mà Ngân hàng đã thu về từ các khoản vay của Ngân hàng kể cả năm nay và nhưng năm trước đó.

2.1.3.6. Doanh thu cho vay hộ sản xuất:

Doanh thu cho vay hộ sản xuất thể hiện được Ngân hàng đã cho vay hộ sản xuất như thế nào trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh thu cho vay hộ sản xuất cho biết cả số lượng và chất lượng cho vay hộ sản xuất. Số lượng cho vay lớn cùng chất lượng các khoản cho vay hộ sản xuất tốt , không có nợ quá hạn thì doanh thu cho vay sẽ cao.

2.1.3.7. Nợ quá hạn, nợ xấu:

Dư nợ của khách hàng tại Ngân hàng được phân làm 5 nhóm như sau:

Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn .

Nợ nhóm 2: (Nợ cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn hoặc có rủi ro cao hơn.

Nợ nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu;

Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn hoặc có rủi ro cao hơn.

Nợ nhóm 4: (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn hoặc có rủi ro cao hơn.

Nợ nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị

phong tỏa vốn và tài sản;

Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/04/2005 của NHNN Nợ xấu là những khoản nợ được phân vào từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ x 100% Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề

2.1.4.1. Yếu tố thuộc về NHTM

* Thứ nhất: Trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng

Nhân tố con người luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Sự thành công trong hoạt động cho vay đối với làng nghề hay không phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của người cán bộ tín dụng (CBTD). Họ là những người trực tiếp quản lý toàn bộ số vốn từ khi đầu tư cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Trước khi cho vay CBTD phải phân tích kỹ phương án vay vốn, tình hình tài chính của các hộ, cơ sở sản xuất, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các cơ sở. Làng nghề đang ngày càng mở rộng và phát triển, việc nâng cao năng lực, trách nhiệm nhân sự là rất cần thiết, điều đó phòng tránh cho ngân hàng rủi ro trong cho vay đối với làng nghề.

* Thứ hai: Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý tín dụng. Nhờ có thông tin tín dụng người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến việc cho vay, theo dõi quản lý tài khoản cho vay. Số lượng chất lượng của thông tin về làng nghề có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích tình hình về các làng nghề, các cơ sở để đưa ra quyết định phù hợp. Vì vậy thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khả năng mở rộng cho vay đối với các làng nghề càng lớn. Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ nguồn sẵn có của khách hàng cung cấp, từ trung tâm thông tin tín dụng, các nguồn khác.

* Thứ ba: Công tác tổ chức của ngân hàng

đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban trong từng ngân hàng, trong toàn hệ thống ngân hàng cũng như giữa ngân hàng với các cơ quan khác như tài chính, pháp lý…sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng theo dõi, quản lý sát sao các khoản cho vay, các khoản huy động vốn.Đây là cơ sở để tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh và quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng.

*Thứ tư: Trang thiết bị ngân hàng phục vụ cho hoạt động cho vay

Nếu một ngân hàng được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tài chính, phạm vi, quy mô hoạt động sẽ giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn.

2.1.4.2. Nhân tố thuộc về Hội sở chính

Thứ nhất:Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của một NH là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng thương mại đó nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Bất kỳ một chính sách tín dụng nào cũng đạt 3 mục tiêu: lợi nhuận của ngân hàng, ít rủi ro, sự lành mạnh của khoản tín dụng. Một chính sách tín dụng luôn phải trả lời các câu hỏi: quy mô của các khoản cho vay là bao nhiêu? thời hạn cho vay bao nhiêu là phù hợp? sử dụng các hình thức cho vay nào? Lĩnh vực cho vay nào đang có xu hướng phát triển?

Chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định tới sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội.

Thứ hai: Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng bao gồm những quy định phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó được bắt đầu thực hiện từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra qua trình cho vay cho đến khi thu hồi nợ. Hoạt động cho vay có được đảm bảo hay không tùy thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng… sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường theo đúng

Thứ ba:Kiểm soát nội bộ

Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng có được các thông tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang được xúc tiến, phù hợp với các chính sách, đáp ứng được các mục tiêu đã định. Chất lượng tín dụng tùy thuộc vào mức độ phát hiện kịp thời nguyên nhân các sai sót phát sinh trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng của công tác kiểm soát nội bộ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Để kiểm soát nội bộ có hiệu quả, ngân hàng cần có cơ cấu tổ chức hợp lý, cán bộ kiểm tra phải giỏi nghiệp vụ, trung thực và có chính sách thưởng phạt vật chất nghiêm minh.

2.1.4.3. Nhân tố thuộc về Hộ sản xuất trong làng nghề

Thứ nhất: Nhu cầu vay vốn của khách hàng

Nhu cầu vay vốn phải là những nhu cầu cần thiết như vay để sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm duy trì hay phát triển sản xuất. Nhu cầu này tùy thuộc vào ngành nghề, mức vốn tự có và mở rộng sản xuất kinh doanh ở làng nghề. Do vậy nhu cầu của KH khác nhau về quy mô, thời hạn, phương thức cho vay. Khi mở rộng cho vay với đối tượng KH này ngân hàng cần thiết xem xét nhu cầu khách hàng cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu đó của mình.

Thứ hai: Tình trạng tài chính của làng nghề

Khả năng trả nợ: được thể hiện trong hồ sơ hoạt động kinh doanh trước đây như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và phương án sản xuất kinh doanh. Trong đó phương án sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, nó phản ánh khả năng trả nợ trên cơ sở dự toán các luồng tiền trong tương lai.

Tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo vẫn được coi là công cụ hữu ích nhất để hạn chế rủi ro. Tài sản đảm bảo phải dễ xác định giá trị, dễ mua bán, có thể chuyển nhượng, thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng. Thông thường các hộ sản xuất thường đảm bảo bằng đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị. Đối với các doanh nghiệp thường là hàng tồn kho, khoản phải thu, máy móc thiết bị. Ngân hàng cũng cho khách hàng vay không có tài sản đảm bảo khi khách hàng đáp ứng nhu cầu sau: tư cách và năng lực tài chính tốt hoặc là khách hàng có quan hệ lâu dài thường xuyên có tín nhiệm với ngân hàng. Tuy nhiên thực tế cho vay không có tài sản đảm bảo bằng tài sản vẫn chưa nhiều, các làng nghề thường chứa nhiều rủi ro do thi trường tiêu thụ và nguyên liệu biến động thường xuyên.

Kinh nghiệm của nhiều CBTD cho thấy tư cách đạo đức, tính cách và năng lực quản lý của KH quyết định rất nhiều đến nhu cầu, mục đích vay vốn của họ cũng như mức độ thành công của món vay. Cán bộ tín dụng có thể đánh giá họ thông qua một số tiêu thức như có quan hệ tín dụng lâu dài và luôn trả đúng hạn, phương án sản xuất hợp lý, có trình độ phát triển, trình độ giáo dục.

2.1.4.4. Nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô

Thứ nhất: Môi trường pháp lý

Để tiến hành CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn thì Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chủ trương khôi phục và phát triển các làng nghề để khai thác tối đa nguồn lực ở nông thôn. Ngân hàng với tư cách là đơn vị kinh doanh trong kĩnh vực tiền tệ thì phải thường xuyên cập nhật những chủ trương chính sách của Nhà nước để biết được xu hướng phát triển trong tương lai, từ đó đưa ra chính sách tín dụng phù hợp. Bởi vì để phát triển một khu vực nào đó thi Nhà nước sẽ phải đầu tư vốn cho khu vực đó mà ngân hàng lại là kênh phân phối lớn và có hiệu quả nhất. Một khi đã đầu tư thì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên liệu, thị trường đều phát triển từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề phát triển. Các làng nghề có phát triển thì nhu cầu vốn đầu tư càng tăng.

Thứ hai: Môi trường kinh tế

Các điều kiện kinh tế là những yếu tố khách quan thể hiện sự qua sự tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 28)