Kiến nghị với các làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 93 - 97)

Bên cạnh những giải pháp, cơ chế hỗ trợ từ phía nhà nước và ngân hàng cho các làng nghề một cách tích cực thì điều quan trọng chủ yếu là những nỗ lực từ bản than các làng nghề. Bởi vì hoạt động cho vay có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào người vay. Một thực tế hết sức bất cập đó là làng nghề thì thiếu vốn trong khi đó ngân hàng thì đang thừa vốn không cho vay được, không phải là ngân hàng không muốn cho các hộ trong làng nghề vay mà ngân hàng e ngại các hộ đó không có khả năng trả nợ. Vì vậy để hoạt động cho vay có hiệu quả thì bản thân các hộ trong làng nghề phải tự hoàn thiện mình hơn nữa.

Các làng nghề cần chú trọng tới việc đổi mới dây truyền công nghệ, để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc cải tiến kĩ thuật công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc.

Phải phổ biến kiến thức về pháp luật cho các hộ trong làng nghề, bởi vì hiện nay sự thiếu hiểu biết về pháp luật là một trong những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở hoạt động của làng nghề. Vì thế việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cũng có ý nghĩa là nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh của làng nghề. Đây là nhân tố tạo nên mối quan hệ tín dụng lâu dài giữa ngân hàng với làng nghề.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2011). Kỹ năng quản lý ngân hàng. NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Chu Tiến Quang (2010). Một số chính sách đối với phát triển bền vững làng nghề Việt Nam, Hà Nội.

3. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2009). Báo cáo kiểm điểm 5 năm thực hiện nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 30/10/2009 Hội nghị lần thứ 17 BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh - Khóa XVII, Bắc Ninh.

4. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2009). Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 30/10/2009 của Hội nghị lần thứ 17 BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XVII về “Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nông thôn tỉnh Bắc Ninh gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”, Bắc Ninh.

5. Dương Bá Phượng (2001). Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội.

6. Lê Văn Hương (2010). Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. NXB Khoa học xã hội, TP. Hồ Chí Minh.

7. Lê Văn Tề, Ngô Hướng, Đỗ Linh Hiệp, Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, (1997). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

8. Lê Xuân Tâm và Nguyễn Phúc Thọ (2012). “Một số vấn đề về môi trường ở các làng nghề Bắc Ninh”. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 174 (6). tr. 33-37.

9. Lê Xuân Tâm và Nguyễn Tất Thắng (2013). “Phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới”. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 8 (11). tr. 1214-1222.

10. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2004). Sổ tay tín dụng, Hà Nội.

11. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn (2018). Báo cáo cho vay làng nghề, Bắc Ninh.

12. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn (2018). Báo cáo tổng hợp cho vay, Bắc Ninh.

13. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2018). Quy chế cho vay, Hà Nội. 14. Nguyễn Đình Phan (2005). Phát triển cụm công nghiệp làng nghề trong quá trình

15. Nguyễn Minh Kiều (2009). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Thống kê, Hà Nội.

16. Nguyễn Quang Dũng (2012). Tạp chí khoa học và phát triển.

17. Nguyễn Thanh Tài (2013). “Phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Khoa học và Phát triển.

18. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2010). Giải pháp mở rộng cho vay phát triển làng nghề đối với Chi nhánh Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Bình, luận văn thạc sỹ.

19. Nguyễn Thị Mùi (2006). Quản trị Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê, Hà Nội. 20. Nguyễn Tích Huy (2010). Mở rộng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Hòa Lạc, luận văn thạc sỹ.

21. Phan Thị Thu Hà (2004). Giáo trình Ngân hàng thương mại. NXB Thống kê, Hà Nội. 22. Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh (2013). Dự thảo Quy hoạch phát triển công nghiệp

tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bắc Ninh.

23. Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2011). Làng nghề Bắc Ninh - Tiềm năng và hội nhập, Bắc Ninh

24. Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống Việt Nam (HRPC). www.hrpc.com.vn.

PHỤ LỤC

PHIẾU PHỎNG VẤN KHÁCH HÀNG Kính gửi quý khách hàng!

Nhằm phu ̣c vu ̣ cho mu ̣c tiêu Dự báo nhu cầu vay vốn hộ sản xuất trong các làng nghề Bắc Ninh trong tương lai, chúng Tôi rất mong quý khách hàng bớt chút thời gian hoàn thành bảng câu hỏi dưới đây . Sự hợp tác của quý khách hàng là cơ sở để chúng tôi dự báo cung cấp nguồn vốn chính xác phục vụ làng nghề Bắc Ninh trong tương lai.

Chúng tôi cam kết bảo mật mọi thông tin được cung cấp.

A. Thông tin chung

1. Tên khách hàng: ……… 2. Địa chỉ: ………. 3. Ngành nghề kinh doanh: ………..

Câu 1: Quý khách đã từng hoặc đang tham gia quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn chưa?

 Có

 Không

(Nếu Có thì trả lời tiếp câu 2; Nếu Không thì dừng phỏng vấn)

Câu 2: Thời gian Quý khách có tham gia quan hệ tín dụng với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn trong bao lâu?

 <=1 năm

 Từ 1-5 năm

 >=5 năm

Câu 3: Quý khách có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn trong thời gian tới không?

 Có  Không

(Nếu có thì trả lời tiếp câu 4, nếu không thì chuyển xuống câu 5)

Câu 4: Quý khách có nhu cầu vay vốn trong thời gian tới là bao nhiêu?

<100 triệu đồng

Từ 100-500 triệu đồng

Từ 500-1000 triệu đồng

>1000 triệu đồng

Câu 5: Tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản của quý khách hàng?

Từ 40%-50%

Từ 50%-70%

>70%

Câu 6: Trong quá trình vay vốn quý khách thấy thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn có đáp ứng nhu cầu vốn không?

Đến 3 ngày làm việc

Từ 3 đến 5 ngày làm việc

Từ 5 đến 7 ngày làm việc

Trên 7 ngày làm việc

Câu 7: Quý khách có ý kiến như thế nào với các nhận định sau

( (1)Rất không đồng ý, (2)Không đồng ý, (3) Không có ý kiến,(4) Đồng ý, (5)Rất đồng ý)

Các nhận định (1) (2) (3) (4) (5)

Thủ tục vay đơn giản

Mạng lưới PGD rộng, dễ tiếp cận

Hình thức cho vay đa dạng

Lãi suất cho vay phù hợp

Nhân viên có thái độ tốt

Lượng vốn vay đủ đáp ứng nhu cầu của hộ

Câu 8: Lãi suất cho vay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn so với các ngân hàng khác?  Cao hơn  Bằng  Thấp hơn Câu 9 : Quý khách có ý kiến gì với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Tiên Sơn để nâng cao doanh số và chất lượng cho vay hộ sản xuất trong làng nghề? ...

...

...

...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 93 - 97)