Đặc điểm cơ bản của thị xã Từ Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 52)

3.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên

Theo cổng thông tin điện tử thị xã Từ Sơn, Thị xã Từ Sơn có diện tích tự nhiên 61.330 km2, với dân số hơn 163 nghìn người.Thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Địa phận thị xã Từ Sơn đi theo Quốc lộ 18A về phía Đông đến cảng biển nước sâu Cái Lân, về phía Tây đến sân bay quốc tế Nội Bài.

Địa bàn thị xã Từ Sơn nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, có tuyến quốc lộ 1A, 1B, đường sắt huyết mạch giao thông từ Hà Nội lên biên giới Lạng Sơn chạy qua. Từ trung tâm thị xã Từ Sơn còn có nhiều đường bộ nối liền các vùng kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Về địa giới hành chính: Phía bắc giáp huyện Yên Phong, có dòng sông Ngũ Huyện Khê làm ranh giới, phía đông giáp huyện Tiên Du; phía tây và nam giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội).

Từ Sơn hiện nay, theo Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 24/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập thị xã Từ Sơn, thành lập các phường thuộc thị xã Từ Sơn với 12 đơn vị hành chính: 7 phường gồm Đông Ngàn, Đồng Nguyên, Tân Hồng, Đình Bảng, Châu Khê, Đồng Kỵ, Trang Hạ và 5 xã là Hương Mạc, Phù Khê, Tương Giang, Tam Sơn, Phù Chẩn./.

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Từ Sơn là thị xã cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh, là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của tỉnh Bắc Ninh. Từ Sơn là một đô thị công nghiệp với nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như Đa Hội, Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, Tương Giang ... và có nhiều trường cao đẳng, đại học.

Trong 10 năm qua, thị xã Từ Sơn luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt trên 10%, là một trong những địa phương có số thu ngân sách đạt mức cao của tỉnh. Cơ cấu kinh tế liên tục tăng tỷ trọng về lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản. Thị xã hướng đến chức năng vùng trung tâm mở rộng của Vùng Thủ đô, bảo đảm “hiện đại, văn minh, văn hiến, hài hòa và bền vững”.

Phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 duy trì tăng trưởng kinh tế của thị xã Từ Sơn bình quân đạt 11%/năm, tổng giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt 195,6 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 4 nghìn lao động/năm, 100% hộ gia đình

sử dụng nước sạch, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,4%... Để đạt được các mục tiêu trên, những năm qua, thị xã tập trung quy hoạch, phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên công nghiệp hỗ trợ cho các tập đoàn đa quốc gia, điển hình là khu công nghiệp VSIP. Trên địa bàn thị xã Từ Sơn đã và đang hình thành nhiều khu đô thị mới như KĐT Nam Từ Sơn, Đồng Nguyên, Đền Đô, Tiên Sơn, VSIP... Mục tiêu hướng đến của sự phát triển này là đưa công nghiệp trở thành mũi nhọn tăng trưởng kinh tế cho toàn thị xã nói riêng và Bắc Ninh nói chung.

Theo đó, cơ cấu kinh tế của thị xã đã có bước chuyển dịch mạnh mẽ, kinh tế khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 78,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Quy mô công nghiệp tăng nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại, công nghiệp hỗ trợ đã hình thành, là hạt nhân tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tổng sản phẩm trên địa bàn thị xã năm 2017 tăng 9,5% so năm 2016; Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 64,3%; dịch vụ 33,9%; nông nghiệp 1,8%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.350 USD, đến năm 2017 thu nhập bình quân đầu người tăng lên 4.209 USD; Giá trị sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2008 đạt 3.262,7 tỷ đồng, năm 2017 tăng 74.632,1 tỷ đồng, tăng bình quân 35,7%/năm; Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp năm 2008 đạt 154,49 tỷ đồng đến năm 2017 tăng lên 517,45 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2008 đạt 343,1 tỷ đồng đến năm 2017 đạt 1.471 tỷ đồng… Những thế mạnh này đã và đang tạo cho thị xã Từ Sơn thế và lực mới nhằm thu hút đầu tư, phát triển bền vững (Nguyễn Xuân Thanh, 2016)

3.1.2.3. Khái quát về các làng nghề ở thị xã Từ Sơn

Trên địa bàn thị xã có 10 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, với tổng diện tích 156,78ha, hiện có 579 doanh nghiệp đang hoạt động và 9 khu thương mại dịch vụ, làng nghề với diện tích 54ha. Hằng năm, doanh thu chính từ các cụm công nghiệp chiếm hơn 70% tổng doanh thu của địa phương.

Nghề mộc, đồ gỗ mỹ nghệ với các thương hiệu Phù Khê, Đồng Kỵ được biết đến không chỉ thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài được tập trung tại cụm công nghiệp Đồng Kỵ thuộc phường Đồng Kỵ, ngoài ra còn tập trung tại các làng nghề gỗ Phù khê, Hương Mạc. Các sản phẩm chủ yếu : Các sản phẩm nội thất bằng gỗ tinh xảo như bàn uống nước, bàn làm việc, tủ quần áo, kệ tivi, giường, sập, bàn thờ, các đồ gỗ trang trí….Các sản phẩm đều có giá trị cao và

được sản xuất bởi các hộ gia đình trên địa bàn Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc. Làng nghề sắt Đa Hội nằm trong cụm công nghiệp Đa Hội - Châu Khê là làng nghề chuyên đúc và sản xuất thép các loại phục vụ các nhu cầu trong nước, các sản phẩm chủ yếu là phôi thép cung cấp cho các nhà máy sản xuất thép. Các hộ sản xuất trên địa bàn Đa Hội đều là những người sản xuất nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép phế liệu.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các bài báo, tài liệu, bài viết liên quan đến các hoạt động cho vay của các NHTM từ các quy định của ngân hàng nhà nước, của các NHTM được thu thập từ sách, tạp chí, internet.

Các bài đánh giá, đề tài nghiên cứu về các làng nghề truyền thống được thu thập từ thư viện của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Thu thập, tập hợp thông tin về thực trạng cho vay hộ sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn từ báo cáo thống kê của Vietinbank Tiên Sơn trong 3 năm gần nhất (2016 – 2018); từ báo cáo thống kê của Ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chức năng khác

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Đề tài thực hiện điều tra, khảo sát ý kiến đánh giá của các hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã Từ Sơn về hoạt động cho vay của Vietinbank Tiên Sơn.

Căn cứ chọn mẫu : Do giới hạn về điều kiện nghiên cứu và đặc điểm của hộ SXKD trong các làng nghề (các hộ SXKD có các đặc điểm tương đối giống nhau và thường có liên quan đến nhau về mối quan hệ gia đình) nên 60 hộ sản xuất kinh doanh được điều tra phỏng vấn. Cỡ mẫu này sẽ phản ánh khá đầy đủ và đại diện được các ý kiến của hộ SXKD trong các làng nghề.

Việc điều tra khảo sát được thực hiện vào thời điểm tháng 1/2019 và bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Nội dung chính điều tra khảo sát : Thực hiện khảo sát ý kiến đánh giá của hộ về hoạt động cho vay của Vietinbank Chi nhánh Tiên Sơn như thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn, thủ tục vay vốn, mạng lưới các phòng giao dịch, tỷ lệ cho

vay so với tài sản bảo đảm của khách hàng, mức lãi suất cho vay, v.v. (phiếu điều tra ở Phụ lục). Các ý kiến đánh giá của hộ SXKD chủ yếu được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

3.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, loại bỏ các thông tin không chính xác, được xử lý theo các tiêu thức dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

3.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Dùng để so sánh số liệu giữa các năm để đưa ra được các nhận định, đánh giá để từ đó xác định được xu hướng cụ thêt.

3.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Dư nợ cho vay

- Số lượng các phòng giao dịch - Các hình thức cho vay

- Lãi suất cho vay

- Doanh số cho vay, doanh số trả nợ - Thị phần cho vay

- Chất lượng nợ, số lượng hộ còn dư nợ - Thu nhập từ cho vay hộ SXKD.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤ KINH DOANH TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN CỦA VIETINBANK LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TỪ SƠN CỦA VIETINBANK TIÊN SƠN

4.1.1. Tổng quan về kết quả cho vay của Vietinbank Tiên Sơn

Huy động vốn là công tác nhằm tạo ra đầu vào, còn công tác cho vay chính là việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra của các ngân hàng thương mại. Hoạt động này là hoạt động chính truyền thống, chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động Ngân hàng thương mại. Là một Chi nhánh thành lập chưa lâu, song có thể nhận thấy Vietinbank Tiên Sơn đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng, cũng như xây dựng được thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trên địa bàn. Tình hình phát triển của hoạt động cho vay tại Vietinbank Tiên Sơn được khái quát ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Dƣ nợ cho vay của Vietinbank Tiên Sơn

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị cấu Giá trị cấu Giá trị cấu CL tuyệt đối CL tƣơng đối (%) CL tuyệt đối CL tƣơng đối (%) Tổng dƣ nợ 2.785 100 3.328 100 3.835 100 543 19,5 507 15

I. Phân dƣ nợ theo thời gian

1. Dư nợ ngắn hạn

bình quân 2.519 90 3029 91 3.548 92,5 510 20 519 17 2. Dư nợ trung và

dài hạn 266 10 299 9 287 7,5 33 12 (12) -4

II. Phân dƣ nợ theo loại tiền

1. Nội tệ 2.769 99 3.314 100 3.835 100 545 20 521 16 2. Ngoại tệ quy đổi 16 1 14 0 (2) -13 (14) -100

III. Phân dƣ nợ theo đối tƣợng cho vay

1. Doanh nghiệp 1.314 47,2 1.527 45,9 1.841 48,0 213 16 314 21 2. Hộ gia đình 1.471 52,8 1.801 54,1 1.994 52,0 330 22 193 11 Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Tiên Sơn

Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy tình hình phát triển hoạt động cho vay của Vietinbank Tiên Sơn đều tăng cả về lượng tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2017 dư nợ bình quân đạt 3.328 tỷ đồng tăng 543 tỷ đồng tương đương tăng 19% so với dư nợ bình quân năm 2016. Sang đến năm 2018 dư nợ tăng lên 507 tỷ đồng tương đương tăng 15% sơ với năm 2017. Sở dĩ có được thành tích trên một phần là do uy tín của Vietinbank - là một ngân hàng quốc doanh vững mạnh với bề dày hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cùng nguồn vốn khổng lồ. Bên cạnh đó việc trở thành một ngân hàng cổ phần đã góp phần tạo ra sự phát triển năng động của cả hệ thống Vietinbank nói chung và Vietinbank Tiên Sơn nói riêng. Một chính sách cho vay linh hoạt, phù hợp cùng với chiến lược marketing cũng đã góp phần tạo nên sự phát triển nhanh chóng của Chi nhánh. Bắt đầu từ năm 2016, Vietinbank nói chung và Vietinbank Tiên Sơn nói riêng thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thống đốc NHNN, kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh, NHNN tỉnh Bắc Ninh cho nên Vietinbank Tiên Sơn tăng cường cho vay phát triển làng nghề truyền thống, giảm thiểu cho vay phi sản xuất kinh doanh như cho vay mua chứng khoán, cho vay kinh doanh Bất động sản…

Nếu xét theo thời hạn cho vay thì ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Cụ thể năm 2016 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 90,4% , sang năm 2017 chiếm tỷ trọng 91,01%, năm 2018 là 92,51%. Hơn nữa tốc độ tăng dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm cũng đều tăng trưởng khá đều tuy mức độ tăng trưởng trong năm 2018 thấp hơn 2017 nhưng đây cũng là kết quả khả quan trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm và tình hình sản xuất kinh doanh trong làng nghề đang có dấu hiệu chững lại. Dư nợ trung và dài hạn lại có xu thế giảm, đặc điểm này xuất phát từ môi trường kinh doanh của địa bàn Từ Sơn, ở khu vực này chủ yếu là các doanh nghiệp làng nghề có qui mô siêu nhỏ, vừa và nhỏ, cho nên cho vay theo dự án đầu tư để xây dựng nhà xưởng và mua máy móc thiết bị…( đối tượng cho vay trung và dài hạn) ít, chủ yếu các doanh nghiệp trong khu vực làng nghề họ vay để bổ sung phần vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh. Thời gian tài trợ như vậy cũng tương đối phù hợp với thời gian nguồn vốn huy động, từ đó nó góp phần làm giảm rủi ro thanh khoản của Ngân hàng.

Xét theo đối tượng cho vay thì cho vay hộ gia đình năm 2016 chiếm tỷ trọng 52,8% một tỷ lệ tương đối cao và tăng dần qua các năm như năm 2017 chiếm tỷ trọng 54,11 %, năm 2018 là 51,99 %. Tỷ lệ tăng phản ánh chiến lược của

Vietinbank Tiên Sơn đang chủ động đẩy mạnh cho vay phát triển các hộ sản xuất trong làng nghề, tuy nhiên năm 2018 tỷ lệ cho vay hộ gia đình giảm hơn so với các năm liền kề trước đó do bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm, cho vay trong các làng nghề trên địa bàn có dấu hiệu chững lại.

4.1.2. Quy trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề của Vietinbank Tiên Sơn Vietinbank Tiên Sơn

Căn cứ theo văn bản của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về việc cấp tín dụng cho khác hàng cá nhân, hộ gia đình, hiện nay việc thực hiện tổ chức quản lý cho vay hộ sản xuất được thực hiện kể từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng đến khi khách hàng trả hết nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình được thể hiện qua sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Quy trình cho vay hộ SXKD của Vietinbank Tiên Sơn Bƣớc 1: Thẩm định các điều kiện cấp tín dụng

* Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Cán bộ quan hệ khách hàng thông qua kênh tiếp cận và nguồn tìm kiếm theo định hướng trong từng thời kỳ của khối bán lẻ để tiếp cận và tiếp nhận nhu cầu tín dụng của khách hàng.Từ đó hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ vay vốn; tiếp nhận hồ sơ vay vốn, đối chiếu và kiểm tra sự đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, đối chiếu các nguồn thông tin cần thiết khác thu thập được.

Thẩm định điều kiện cấp tín dụng Kiểm soát thẩm định Phê duyệt khoản vay

Thông báo cho khách hàng và soạn hợp đồng

Khai báo, phê duyệt trên

Incas Giải ngân theo

hợp đồng đã ký Kiểm tra giám

sát tín dụng và quản lý thu nợ Cơ cấu lại thời

hạn trả nợ hoặc chuyển nợ

Thanh lý hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn thị xã từ sơn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 52)