Kết quả hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Thanh Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai thành phố hà nội, chi nhánh huyện thanh trì (Trang 60 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Tổ chức hoạt động của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện

4.3.2. Kết quả hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Thanh Trì

4.3.2.1. Hoạt động đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Từ báo cáo tổng hợp kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2016, tôi lập bảng về tình hình cấp GCNQSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cụ thể như sau:

Bảng 4.5. Tình hình cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Trì

Xã, thị trấn Tổng số thửa đất cần đăng ký kê khai cấp GCN Tổng số thửa đất đã được cấp GCN Tổng diện tích đã cấp GCN (ha) Thửa đất chưa cấp GCN Tổng số Số thửa đất chưa đăng ký kê khai Số thửa đất đã đăng ký kê khai Vạn Phúc 2997 2730 76,30930 267 47 220 Yên Mỹ 1076 1023 25,27927 53 0 53 Tam Hiệp 2479 2115 35,13180 364 0 364 Ngọc Hồi 2101 1603 36,83870 498 10 188 Duyên Hà 1100 976 29,81860 124 7 117 Tứ Hiệp 3007 2411 33,75000 596 596 0 Tân Triều 3143 2696 52,70000 447 205 242 Liên Ninh 2463 1925 38,34184 538 202 336 Thanh Liệt 3204 2990 29,40798 214 214 0 Hữu Hoà 2431 1897 33,43850 534 391 143 Thị trấn Văn Điển 2950 2530 30,81880 420 205 215 Đông Mỹ 1596 1459 42,96881 137 32 105 Tả Thanh Oai 3501 1985 43,78983 1516 838 678 Đại Áng 1830 1392 39,21990 438 142 296 Ngũ Hiệp 1947 1784 58,28870 163 0 163 Vĩnh Quỳnh 4374 3223 61,94390 1151 155 996 Tổng 40199 32739 668,04593 7460 3044 4416

Nguồn : Phòng TNMT huyện Thanh Trì (2016) Qua bảng 4.5, ta có thể thấy tổng số thửa đất cần phải đăng ký, kê khai cấp GCN trên địa bàn huyện Thanh Trì là 40199 thửa, trong đó số thửa đất đã

được cấp GCN là 32739 thửa với tổng diện tích là 668,04593 ha. Số thửa đất còn lại chưa được cấp GCN là 7460 thửa, trong đó số thửa đất đã được đăng ký quyền sử dụng đất là 4416 thửa và số thửa đất chưa đăng ký là 3044 thửa. Nguyên nhân cho sự tồn tại hơn 7000 thửa đất chưa được cấp GCN và hơn 3000 thửa đất chưa làm thủ tục đăng ký trước hết là do nhận thức của người dân. Người dân chưa thực sự nhận thấy tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai và tại sao Nhà nước phải thực hiện công tác quản lý về đất đai đối với từng thửa đất. Bên cạnh đó là các Văn bản pháp luật về đất đai luôn được thay đổi để cập nhật những biến động mới nhất. Tuy việc làm này góp phần đưa chính sách pháp luật gần với thực tiễn đời sống hơn nhưng lại gây khó khăn cho cả người dân và cán bộ thực thi pháp luật khi mà chưa nắm vững được hoàn toàn quy trình thì chính sách đã lại thay đổi. Người dân càng khó khăn hơn trong việc nắm vững các quy định của pháp luật, do vậy mà hồ sơ thường xuyên bị gửi trả về để bổ sung, dẫn đến mất thời gian đi lại để hoàn thiện hồ sơ mà không được việc, khiến người dân không muốn đi kê khai đăng ký. Ngoài ra, việc xác định nguồn gốc sử dụng đất cũng là một vấn đề quan trọng đặt lên vai những cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khi mà việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn không được công khai. Người dân đa phần theo thói quen từ xưa là mua bán đất nhà qua giấy viết tay, hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Do vậy mà khi người nhận chuyển nhượng đi thực hiện các thủ tục về đất đai chắc chắn sẽ gặp khó khăn vì việc mua bán đó không được Nhà nước công nhận.

Những lý do cụ thể đối với 4416 thửa đất chưa cấp GCN nhưng đã thực hiện công tác đăng ký kê khai cũng được thể hiện trong báo cáo tổng hợpkết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2016, cụ thể như sau: Số thửa đất còn tồn đọng chưa cấp Giấy chứng nhận: 7.460 thửa, (trong đó đã đăng ký kê khai hồ sơ 4416 thửa theo các Quyết định số 65/2001/QĐ-UBND ngày 29/8/2001, Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18/02/2005, Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 09/5/2008, Quyết định số 117/2009/QDD-UBND ngày 01/12/2009, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 29/04/2013, được tổng hợp và lưu trữ tại xã do hồ sơ chưa đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định còn tồn lại, vướng mắc). Trong đó:

• Chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định: 779 thửa.

• Không có giấy tờ chứng minh việc sử dụng đất: 478 thửa.

• Tranh chấp, khiếu kiện nội bộ gia đình chưa thống nhất: 549 thửa.

• Chuyển mục đích sai quy định trên đất 5%, 10%, đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/CP: 380 thửa.

• Người sử dụng đất không nhất trí với nội dung cấp Giấy chứng nhận (nộp tiền sử dụng đất, hạn mức đất ở…): 283 thửa.

• Đất sử dụng không phù hợp quy hoạch có nguồn gốc lấn, chiếm, chuyển mục đích sai quy định: 463 thửa.

• Đất có nguồn gốc giao trái thẩm quyền trước ngày 15/10/1993 (412 thửa) và sau ngày 15/10/1993 (87 thửa).

• Lý do khác (mất giấy tờ chưa thực hiện các thủ tục khai bao theo quy định, diện tích cấp Giấy không đủ điều kiện về hạn mức, kích thước theo Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND…): 444 thửa.

4.3.2.2. Hoạt động lập hồ sơ địa chính

Hồ sơ địa chính là một trong những tài liệu có vai trò quan trọng trong việc xác định đối tượng cũng như nguồn gốc sử dụng đất, nó là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp. Xử lý triệt để những tồn tại của lịch sử trong quan hệ sử dụng đất, chấm dứt tình trạng sử dụng đất ngoài sổ sách, ngoài sự quản lý của Nhà nước. Ngay cả khi đất đai có biến động thì các tài liệu này vẫn phản ánh kịp thời, cung cấp các thông tin nhanh chóng cho việc giải quyết tranh chấp. Đồng thời thông qua công tác thanh tra mà nâng cao chất lượng các tài liệu trong hồ sơ địa chính. Kết quả lập hồ sơ địa chính ở huyện Thanh Trì được thể hiện chi tiết tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả lập hồ sơ địa chính của huyện Thanh Trì STT Tên xã, thị trấn STT Tên xã, thị trấn Hồ sơ 299 Sổ cấp GCN theo hệ bản đồ 299 (Quyển) Sổ cấp GCN mới theo hệ bản đồ 1994 (Quyển) Sổ mục kê

(Quyển) Sổ địa chính (Quyển)

Sổ đăng ký ruộng đất

(Quyển)

Sổ dã ngoại

(Quyển) Sổ cấp theo QĐ 23 Sổ cấp theo QĐ 117

1 Tân Triểu 1 3 3 0 1 2 2 2 Thanh Liệt 1 0 1 0 1 2 1 3 Vĩnh Quỳnh 3 2 1 0 1 2 2 4 Ngọc Hồi 1 1* 1 1* 1 1 1 5 Tả Thanh Oai 0 4 0 0 1 2 2 6 Liên Ninh 1 4 1 1* 1 2 2 7 Tam Hiệp 0 1 0 0 0 2 1 8 Tứ Hiệp 2 2 0 0 1 2 1 9 Ngũ Hiệp 1 1 1 0 1 2 1 10 Vạn Phúc 1 3 0 1 0 2 2 11 Đông Mỹ 4 1 2 1 1 1 1 12 Yên Mỹ 1 1 1 0 1 1 1 13 Duyên Hà 2 2 0 1 0 1 1 14 Hữu Hoà 1 0 3 0 1 1 1 15 Đại Áng 1 2 1 0 1 1 1 16 TT Văn Điển 0 1* 2 0 0 2 1 Tổng 20 26 17 3 12 26 21

Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Thanh Trì (2015)

Ghi chú: *: Bản photo, không có bản chính.

Qua bảng 4.6, ta có thể thấy hồ sơ địa chính của huyện Thanh Trì tương đối đầy đủ, cụ thể:

+ Về Sổ mục kê: Hiện có 13/16 xã có Sổ mục kê, chiếm 81% số xã trên địa bàn. Sổ được lập năm 1995 theo mẫu cũ trước Thông tư số 29/2004/TT- BTNMT.

+ Về Sổ địa chính: Hiện có 14/16 xã có Sổ địa chính, chiếm 87% số xã trên địa bàn. Sổ được lập năm 1995 theo mẫu cũ trước Thông tư số 29/2004/TT- BTNMT.

+ Về Sổ đăng ký ruộng đất: Trên địa bàn huyện hiện có tổng cộng 17 Sổ đăng ký.

Ngoài ra, huyện Thanh Trì đã lập các Sổ về cấp Giấy chứng nhận theo hệ bản đồ 1994 trên toàn bộ 16 xã, thị trấn, cấp theo Quyết định 23 và Quyết định 117 của UBND Thành phố, góp phần không nhỏ trong công tác hoàn thiện hồ sơ địa chính, quy chủ các thửa đất, phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Nhìn chung, huyện Thanh Trì đã lập được tương đối đầy đủ hồ sơ địa chính qua các thời kỳ. Hầu hết các xã, thị trấn của huyện đều lưu giữ được những hồ sơ địa chính được lập từ những năm 1980 (theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất), đảm bảo cho sự quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Thanh Trì. Tuy cũng có một số xã không còn lưu giữ được hồ sơ địa chính do tài liệu đã quá cũ, nát, không thể khôi phục được hoặc do thất lạc, không tìm được bản chính nhưng về cơ bản, hồ sơ địa chính của mỗi xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đảm bảo để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

4.3.2.3. Hoạt động chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất

Sự biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện đòi hỏi công tác cập nhật và chỉnh lý biến động về sử dụng đất khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải đầy đủ, kịp thời để đáp ứng cho yêu cầu quản lý đất đai.

Bảng 4.7. Tình hình lập hồ sơ biến động sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2015 STT Loại hồ sơ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 STT Loại hồ sơ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Hồ sơ đăng ký biến động chuyển quyền sử dụng đất 3488 3240 3240 2813 2 Hồ sơ đăng ký thế chấp

quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

1514 1480 828 1659

3 Hồ sơ đăng ký xoá thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

917 936 861 1111

Tổng số 5919 5656 4929 5583

Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Thanh Trì (2016) Do nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng mà việc chỉnh lý biến động trên HSĐC chưa được đồng bộ và đầy đủ. Một số xã có sổ mục kê nhưng chưa cập nhật biến động.

Nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng trên:

Hệ thống văn bản pháp lý, quy định về HSĐC thay đổi nhiều lần, quy trình cập nhật chỉnh lý biến động trên HSĐC phức tạp, trùng lặp do cả hai cấp đều phải thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ lưu ở cấp mình. Hơn nữa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ địa chính còn hạn chế dẫn đến việc cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên hoặc kết quả cập nhật không theo mẫu. Mặt khác, cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều việc khác như giải phóng mặt bằng, xây dựng, giao thông,…

4.3.2.4. Hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai giúp Nhà nước nắm chắc số lượng cũng như các biến động đất đai, có sự chỉnh lý biến động kịp thời, phục vụ yêu cầu kế hoạch hóa phát triển nền kinh tế. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo Thông tư số 08/2007/TT – BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường ngày 02/08/2007 và từ ngày 17/7/2014 thì được thực hiện theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường.

Công tác thống kê đất đai được các xã, thị trấn tiến hành vào ngày 01/01 hàng năm (trừ năm kiểm kê) và nộp báo cáo lên UBND huyện trước ngày 15 tháng 01. Sau khi nhận được báo cáo kết quả thống kê đất đai của UBND xã, thị trấn, UBND huyện tiến hành thống kê đất đai trừ năm tiến hành kiểm kê. Nhìn chung, công tác thống kê trên địa bàn huyện được thực hiện tốt, đúng theo tiến độ và đảm bảo đúng nội dung, trình tự hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi

trường. Các số liệu phản ánh đúng tình hình biến động của các loại đất, có cơ sở pháp lý cao.

Bảng 4.8. Thống kê đất đai năm 2015 của huyện Thanh Trì STT Mục đích sử dụng đất STT Mục đích sử dụng đất

Diện tích thống kê đất đai năm

2015

Tổng diện tích tự nhiên 6292.7138

1 Đất nông nghiệp NNP 3395.7054

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 2529.2490

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 2519.1429

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1872.6515

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 646.4914

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 10.1061

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 829.9618 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NHK 6.8419

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2956.9028

2.1 Đất ở OTC 870.3125

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 837.3043

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 33.0082

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1460.4235

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp CTS 75.5151

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 65.6301

2.2.3 Đất an ninh CAN 20.2195

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 299.6042

2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 926.9274

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 23.8958

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 117.8239

2.5 Đất sông suối và mặt nước SMN 484.4471

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chưa sử dụng CSD 31.2637

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 27.7895

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS

Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại, diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa gây ra. Đất phi nông nghiệp được sử dụng chủ yếu vào xây các khu dân sinh; Khu đô thị mới; Khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Các khu nghỉ dưỡng, công viên vui chơi giải trí. Còn lại là đất sông, suối, mặt nước chuyên dùng, đất chưa sử dụng được giao cho các xã quản lý và thống kê hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai thành phố hà nội, chi nhánh huyện thanh trì (Trang 60 - 68)