Hệ thống Đăng ký đất đai của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai thành phố hà nội, chi nhánh huyện thanh trì (Trang 32 - 33)

Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

2.2. Mô hình tổ chức đăng ký đất đai, bất động sản ở một số nước trên thế giới

2.2.5. Hệ thống Đăng ký đất đai của Trung Quốc

Theo Lưu Quốc Thái (2007), trước cải cách và mở cửa năm 1978, Trung Quốc không thừa nhận tư hữu đối với đất đai. Dưới hệ thống kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa (XHCN), quyền sở hữu tài sản đối với tài nguyên thiên nhiên và các phương tiện sản xuất phần lớn đều bị quốc hữu hóa ngay sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lực vào năm 1949. Tuy nhiên, việc quốc hữu hóa toàn bộ đất đô thị của nước này chỉ chính thức hoàn tất sau khi Hiến pháp 1982 được ban hành.

Luật Đất đai hiện hành của Trung quốc có nội dung quy định mang tính nguyên tắc (gần giống với Luật Đất đai năm 1987 của Việt Nam); trong đó đối với những nội dung quan trọng và có vai trò quyết định chi phối các nội dung khác được quy định cụ thể và mang tính pháp chế cao, những nội dung khác chỉ quy định nguyên tắc chung có tính mở và giao Chính phủ quy định để các địa phương thực hiện hoặc chính quyền tỉnh, thành phố quy định cụ thể.

Ưu điểm là những nội dung quy định nguyên tắc trong luật được áp dụng trong một thời gian dài nhiều năm và thực hiện tại nhiều địa phương có đặc điểm, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội khác nhau vẫn phù hợp; căn cứ vào nguyên tắc quy định của luật, Chính phủ thông qua ban hành các nghị định quy định cụ thể hơn, các nguyên tắc với mức độ điều chỉnh khác nhau phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và việc sửa đổi quy định cụ thể bảo đảm kịp thời đáp ứng được yêu cầu trong thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đặt ra; đồng thời UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào quy định của Chính phủ để quy định các nội dung cụ thể hơn để áp dụng và thực hiện phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội tại địa phương.

Trong luật và quy định của chính phủ về quản lý đất đai có quy định rõ và tách bạch nội dung giám sát quản lý đất đai và kiểm tra việc sử dụng đất, gắn với các quy định về chế tài xử lý đã bảo đảm việc quản lý được tăng cường trách nhiệm và hạn chế những sai phạm phát sinh về quản lý đất đai trong các cơ quan nhà nước, đồng thời có căn cứ xử lý triệt để đối với các trường hợp quản lý sai quy định hoặc sử dụng đất vi phạm pháp luật.

Quy định chỉ giao đất ở cho các tổ chức đầu tư kinh doanh nhà ở và không giao đất ở cho hộ gia đình cá nhân sử dụng tại đô thị có nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhưng chưa tạo điều kiện thuận lợi và điều kiện về chỗ ở cho các hộ

gia đình có mức thu nhập thấp hoặc gia đình có nhiều thế hệ sinh sống, chính sách, cơ chế thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa được quy định rõ và đầy đủ giữa các địa phương thực hiện còn có sự khác nhau.

Về cơ bản, công tác đăng ký đất đai của Trung Quốc cũng tương tự như của Việt Nam. Hiện nay, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Trung Quốc được chia thành hai tầng cấp. Tầng cấp thứ nhất là việc chuyển quyền sử dụng đất từ Nhà nước sang một chủ thể tư. Tầng cấp thứ II là việc chuyển nhượng giữa các thủ thể tư với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai thành phố hà nội, chi nhánh huyện thanh trì (Trang 32 - 33)