Những thay đổi cơ bản trong công tác đăng ký đất đai trong quá khứ đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai thành phố hà nội, chi nhánh huyện thanh trì (Trang 40 - 41)

Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

2.3. Hệ thống đăng ký đất đai của việt nam qua các giai đoạn

2.3.2. Những thay đổi cơ bản trong công tác đăng ký đất đai trong quá khứ đến

đến khi Luật Đất đai 2013 ra đời

Cùng với lịch sử phát triển đất nước, công tác quản lý đất đai cũng dần được hoàn thiện. Nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai được thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản này cũng dần được hoàn thiện. Trong thời kỳ đầu (1945 - 1954), các chính sách đất đai được ban hành từ chỗ chỉ là các Sắc lệnh, có cả những văn bản chỉ quy định tạm thời đến chỗ Nhà nước ban hành Luật Đất đai 1987, rồi đến Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và đến nay là Luật Đất đai 2013 và các Nghị định, Thông tư, Quyết định hướng dẫn, triển khai thực hiện Luật.

Từ năm 1945 đến năm 1959, hoạt động của ngành Quản lý đất đai chủ yếu là hình thành hệ thống cơ quan quản lý đất đai trong chế độ mới với chức năng, nhiệm vụ bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và thu thuế điền thổ.

Trong giai đoạn 1960 – 1978, công tác quản lý ruộng đất đã phát triển hệ thống bộ máy và đội ngũ cán bộ từ Trung ương tới địa phương, mở rộng các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Cơ quan quản lý ruộng đất có nhiệm vụ chủ yếu là giúp Bộ Nông nghiệp “quản lý việc mở mang, sử dụng và cải tạo ruộng đất trong nông nghiệp”. Ngành Quản lý ruộng đất đã có những đóng góp to lớn trong việc mở rộng và sử dụng có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp, xây dựng kinh tế hợp tác xã và phát triển nông thôn.

Từ năm 1980 đến nay, công tác quản lý đất đai đã phát triển theo hướng hiện đại, mở rộng phạm vi quản lý đối với tất cả các loại đất. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai được mở rộng ra nhiều lĩnh vực (từ 07 nhóm nội dung đã phát triển thành 15 nhóm nội dung). Hệ thống cơ quan và đội ngũ cán bộ đã từng bước được hoàn thiện, năng lực quản lý, chuyên môn và công nghệ được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý đất đai hiện đại, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; đảm bảo công bằng và ổn định xã hội; tăng thu cho ngân sách nhà nước; chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai thành phố hà nội, chi nhánh huyện thanh trì (Trang 40 - 41)