Dân số, lao động trên địa bàn huyện Thanh Trì năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai thành phố hà nội, chi nhánh huyện thanh trì (Trang 48 - 54)

TT Xã, Thị trấn Dân số Dân số Nam Nữ 1 Vạn Phúc 15947 8236 7711 2 Yên Mỹ 12212 6053 6159 3 Tam Hiệp 10192 3071 3121 4 Ngọc Hồi 28335 5630 4562 5 Duyên Hà 9470 3254 6216 6 Tứ Hiệp 18342 10258 8084 7 Tân Triều 35516 17896 17620 8 Liên Ninh 13380 7643 5737 9 Thanh Liệt 9689 4969 4720 10 Hữu Hoà 10708 5312 5396 11 Thị trấn Văn Điển 18779 9119 9660 12 Đông Mỹ 10325 5241 5084 13 Tả Thanh Oai 10258 5429 4829 14 Đại Áng 9769 4513 5256 15 Ngũ Hiệp 15896 7878 8018 Tổng 228818 104502 124316

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì (2015)

4.1.2.3. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng của huyện Thanh Trì

trình đô thị hoá nên rất thuận lợi để xây dựng đô thị, cơ sở hạ tầng mới đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch chung của Thành phố. Bên cạnh đó, do quá trình đô thị hoá nhanh nên kinh tế phát triển mạnh và khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong lĩnh vực công nghiệp đã hình thành cụm công nghiệp tập trung (cụm công nghiệp Ngọc Hồi) và các cơ sở công nghiệp lớn của Trung ương, các cơ sở công nghiệp địa phương và làng nghề truyền thống đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao; thương mại dịch vụ đa dạng… do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao nên có điều kiện phát huy nguồn lực để phát triển (phòng Thống kê huyện Thanh Trì, 2015).

4.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN THANH TRÌ 4.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Thanh Trì 4.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Thanh Trì

4.2.1.1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện

Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 và Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong huyện thực hiện việc quản lý và sử dụng đất. Kiểm tra rà soát các văn bản đảm bảo đúng quy định pháp luật. Bãi bỏ các văn bản chồng chéo, hết hiệu lực. Bên cạnh đó, UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành và cấp xã. Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai qua nhiều hình thức như: hội nghị, tiếp dân, trợ giúp pháp lý, lồng ghép các chương trình, đài, báo, phương tiện thông tin đại chúng...

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Tài nguyên Môi trường Nhà đất Hà Nội, UBND huyện đã cùng các đơn vị giáp ranh tổ chức triển khai thực hiện công tác xác định địa giới hành chính. Về cơ bản địa giới hành chính của huyện đã được xác định rõ ràng cả trên bản đồ và trên thực địa.

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

* Bản đồ đất, phân hạng đất: Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, các xã đã tổ chức công tác đánh giá phân hạng đất theo các yếu tố địa hình, chất đất, chế độ tưới tiêu, vị trí phân bố của khoanh đất và năng suất cây trồng, trên cơ sở đó đất được phân thành các hạng phục vụ cho công tác thu thuế nông nghiệp.

* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất:Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai và đang xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016.

* Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Được xây dựng thông qua việc lập kế hoạch sử dụng đất của huyện.

4.2.1.4. Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất

Huyện Thanh Trì rất quan tâm đến công tác lập quy hoạch. Hiện tại, trên địa bàn huyện và các xã, thị trấn đều đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất và giao thông ở tỷ lệ 1:2.000. Đồng thời UBND huyện cũng đã và đang triển khai xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Hàng năm xã và huyện đều lập kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tuy có nhiều tiến bộ, song tỷ lệ thực hiện còn hạn chế ở một số loại đất.

4.2.1.5. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Nhìn chung khó khăn tồn tại lớn nhất trong công tác giao đất, cho thuê đất là việc đền bù giải phóng mặt bằng và việc tổ chức thực hiện công tác đền bù do trên địa bàn huyện chưa thống nhất quy trình và giá đền bù do các Văn bản quy phạm pháp luật còn có sự chồng chéo, nhiều thủ tục, quy định được đặt ra. Việc thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trái pháp luật và giải tỏa thực hiện công trình được tiến hành thường xuyên. Song vấn đề thu hồi đất của hộ gia đình để xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị thuộc các dự án trọng điểm vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về định giá đất còn thấp, công tác đền bù còn chưa hợp lý và thống nhất, thời gian đền bù, giải tỏa kéo dài làm chậm tiến độ đầu tư.

4.2.1.6. Việc đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Đến nay, UBND huyện Thanh Trì đã ban hành nhiều văn bản với nội dung yêu cầu UBND các xã tiến hành đăng ký đất đai bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất trên địa bàn, đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Các trường hợp kê khai đăng ký đều được ghi vào sổ địa chính, nếu không được cấp Giấy chứng nhận thì được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý.

UBND huyện Thanh Trì cũng đã ban hành nhiều văn bản trong việc triển khai việc thực hiện Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ và Quyết định của UBND Thành phố trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến nay cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên do có sự thay đổi liên tục về các Văn bản pháp luật nên việc triển khai công tác cấp Giấy vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

4.2.1.7. Về tài chính đất đai, giá đất

Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Việc thực hiện các khoản thu chi liên quan đến đất đai đã được quận căn cứ theo các văn bản của Nhà nước, của quận để tổ chức thực hiện như: Khung giá đất trên địa bàn thành phố hàng năm ban hành, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.

4.2.1.8. Về hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai

Huyện Thanh Trì đang xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai; bảo đảm quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân. Hệ thống thông tin đất đai được thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ thống thống nhất trên phạm vi cả nước, phục vụ đa mục tiêu và phục vụ các dịch vụ công trực tuyến.

4.2.1.9. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác kiểm kê, thống kê đất đai của Huyện đến nay được tổ chức thực hiện thường xuyên theo đúng quy định đã đề ra. Công tác thống kê đất đai hàng năm của huyện đã được thực hiện ở cả 2 cấp theo đúng quy định của ngành. Chất lượng thống kê đất đai từng bước được nâng cao công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

4.2.1.10. Quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường bất động sản

Hiện nay “Trung tâm phát triển quỹ đất” của huyện và các tổ chức tư vấn về giá đất, về bất động sản trên địa bàn huyện đã được thành lập và đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, thị trường bất động sản nói chung và thị trường chuyển quyền sử dụng đất nói riêng còn mang tính tự phát. Cơ chế vận hành, quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản hiện còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung, cầu trên thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

4.2.1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất... góp phần bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách.

Tuy nhiên, tình trạng chuyển nhượng đất không đúng theo quy định của pháp luật diễn ra vẫn còn phổ biến; tình trạng tự chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền dẫn đến tình trạng quản lý sử dụng đất đai rất khó khăn.

4.2.1.12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

UBND huyện và phòng Tài nguyên và Môi trường đã thành lập nhiều đoàn thanh tra, nhiều cuộc kiểm tra đã phát hiện hàng chục trường hợp vi phạm Luật đất đai do lấn chiếm đất đai và đã có biện pháp xử lý tốt, góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

4.2.1.13. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất

Trong vài năm trở lại đây trên địa bàn huyện triển khai nhiều công trình phát triển kinh tế, công trình an sinh xã hội cùng với giá trị đất đai tăng nhanh nên việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm đất đai ngày càng phổ biến, trong đó: chủ yếu là tranh chấp lấn chiếm đất đai trong nội bộ nhân dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên được sự quan tâm của các cấp, các ngành công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất được duy trì thường xuyên

và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Xử lý kịp thời, dứt điểm hạn chế tình trạng tồn đọng đơn thư, kéo dài.

4.2.1.14. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Hiện tại huyện chưa thành lập các đơn vị dịch vụ công về đất đai nhưng các hoạt động vẫn được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ người quản lý sử dụng đất thông qua Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện. Do vậy việc thực hiện đăng ký sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng chưa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động đất đai của huyện Thanh Trì giai đoạn 2012-2015 Thanh Trì giai đoạn 2012-2015

So sánh các tiêu chí biến động đất đai tính đến hết ngày 31/12/2015 so với thời kỳ thống kê đất đai năm 2012 trên địa bàn huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội, cụ thể: Tổng diện tích đất tự nhiên theo thống kê đất đai tính đến ngày 31/12/2015 là 6292.7138 ha so với diện tích đất tự nhiên toàn huyện theo thống kê đất đai năm 2012 là 6292.7138 ha, không có sự biến động so với năm 2012 và không còn hiện tượng lở đất xuống sông Hồng như những năm trước.

Từ số liệu thu thập được tại phòng TNMT huyện Thanh Trì, tôi tiến hành lập bảng hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất trong 4 năm (2012- 2015) được trình bày ở bảng 4.3.

42

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai thành phố hà nội, chi nhánh huyện thanh trì (Trang 48 - 54)