Nhóm tài liệu chung về tổ chức cán bộ và lao động tiền lƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 36 - 39)

- Thông tin tài liệu của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (19731994)

2.1. Nhóm tài liệu chung về tổ chức cán bộ và lao động tiền lƣơng

TRONG PHÔNG LƢU TRỮ BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ (1973 - 1994)

BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III

Để giúp cho độc giả tìm hiểu tài liệu về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lương trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1973-1994) được thuận lợi, chúng tôi sẽ giới thiệu tài liệu theo các nhóm, trong đó đi từ cái chung đến cái riêng, đi từ cái khái quát đến cái cụ thể. Đối với các nhóm tài liệu nói trên, chúng tơi có vận dụng cách phân chia tài liệu theo khung phân loại thống nhất thông tin tài liệu lưu trữ từ sau năm 1945 của Cục Lưu trữ Nhà nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về tổ chức bộ máy Nhà nước, cán bộ…Trong từng nhóm tài liệu, chúng tơi sẽ giới thiệu khái quát về khối lượng, thành phần, nội dung và giá trị tài liệu.

2.1. Nhóm tài liệu chung về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lƣơng lƣơng

Nhóm tài liệu phản ánh về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lương trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1973-1994) gồm có khoảng 50 hồ sơ.

* Nhóm tài liệu chỉ đạo chung về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền

lương: gồm có các thể loại văn bản như: thông tư, quyết định. Chẳng hạn:

Thông tư số 05/TT-LB ngày 11/4/1992 liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ giải quyết chính sách đối với lao động thơi việc khi giải thể doanh nghiệp Nhà nước [161, 24-28]; Quyết định số 435-TTg ngày 30/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuyển dụng và trả lương cho công nhân viên chức mới được giải phóng đang làm việc ở các cơ quan hành chính sự nghiệp ở miền Nam [178, 13-15].

* Nhóm tài liệu về tình hình thực hiện cơng tác tổ chức - cán bộ và

hợp như các báo cáo công tác của các bộ, ngành, UBND các tỉnh. Chẳng hạn: Báo cáo số 78/TCCP ngày 06/02/1979 của Ban Tổ chức của Chính phủ tổng kết cơng tác năm 1978, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1979 [56, 1-8]; Báo cáo số 63-TCCP ngày 26/2/1980 của Ban Tổ chức của Chính phủ về cơng tác năm 1979 [57, 1-7]; Báo cáo số: 485/TCCP ngày 09/11/1990 của Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ về cơng tác năm 1990 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1991 [70]; Báo cáo số 795/TCCQ ngày 20/12/1994 của Ban Tổ chức chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh về tổng kết công tác tổ chức Nhà nước năm 1994 và phương hướng nhiệm vụ năm 1995 [91, 187- 207] ...

Các hồ sơ sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin khái quát về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lương qua các thời gian khác nhau.

Ví dụ: Qua Báo cáo số: 485/TCCP ngày 09/11/1990 của Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ về công tác năm 1990 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1991, độc giả thấy được những thông tin về công tác tổ chức - cán bộ, chẳng hạn như:

Về tổ chức bộ máy, bước vào kế hoạch năm 1990, tình hình tổ chức bộ máy của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cịn cồng kềnh, trùng lắp, số lượng đông mà hiệu lực kém tuy đã qua nhiều lần chấn chỉnh. Điểm nổi bật là chưa phân biệt rõ chức năng và phương thức hoạt động của các cơ quan quản lí Nhà nước và phương thức hoạt động của các tổ chức sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh.

Báo cáo cũng nhận định: nhiều năm trước đây, do có sự nhầm lẫn giữa tính chất, phương thức hoạt động của các bộ, ủy ban Nhà nước, các tổng cục với ngành kinh tế kĩ thuật và có quan niệm mỗi ngành kinh tế - kĩ thuật là cơ quan quản lí của Hội đồng Bộ trưởng nên đã hình thành quá nhiều bộ, tổng cục. Đến cuối năm 1989, vẫn còn trên 60 cơ quan mà trong các cơ quan nói trên lại hình thành q nhiều cục, vụ, phịng mà phần lớn là những tổ chức trung gian không cần thiết. Nhiều tổng cục thực hiện cả hai chức năng là quản lí Nhà nước và sản xuất kinh doanh, có tổng cục có chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động như một bộ nhưng gọi là tổng cục. Các uỷ ban Nhà nước

khơng hoạt động theo tính chất là uỷ ban mà hoạt động như là bộ, có uỷ ban đặt vị trí như là bộ và là thành viên của Hội đồng Bộ trưởng, dẫn đến có những 37 thành viên Hội đồng Bộ trưởng và trên 30 cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng. Như vậy, có quá nhiều đầu mối, làm cho việc thảo luận, bàn bạc của Hội đồng Bộ trưởng gặp khó khăn, rất khó trong việc phối hợp chỉ đạo, điều hành nền kinh tế, quản lí xã hội...[70, 1-2].

Báo cáo phản ánh đánh giá của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về những ưu điểm đã đạt được, chẳng hạn như: “Việc sắp xếp lại tổ chức lần này đã thống nhất được các nhiệm vụ quản lí Nhà nước có liên quan với nhau mà trước đây do nhiều bộ, tổng cục phụ trách vào một bộ quản lí Nhà nước nhiều ngành hoặc lĩnh vực cơng tác. Từ đó, tạo điều kiện cho các bộ tập trung vào quản lí Nhà nước ở tầm vĩ mô đối với mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước; Làm tinh gọn một bước bộ máy quản lí Nhà nước và giảm nhẹ biên chế hành chính (từ trên 60 cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng nay còn 48 cơ quan). Các cơ quan giúp việc Bộ trưởng ở các Bộ thuộc diện sắp xếp đã giảm ½ - 2/3 tổ chức so với trước và biên chế giảm bình quân là 50% so với trước lúc điều chỉnh). Do đó, có điều kiện để bố trí, sắp xếp lại cán bộ cho hợp lí hơn” [70, 2].

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, Báo cáo cũng chỉ rõ những nhược điểm của cơng tác này, ví dụ như: Trong khi chuẩn bị đề án nhập bộ, chưa đưa ra được một số phương án, xác định những luận cứ khoa học và căn cứ thực tiễn xác đáng để trình các cơ quan có thẩm quyền quyết định chính xác. Cho nên, trong q trình triển khai đã bộc lộ rõ những điều chưa hợp lí, ví dụ như: đưa Cục Quản lí tài ngun - mơi trường vào Bộ Công nghiệp nặng; Một số bộ như: Bộ Văn hóa - Thơng tin - Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thương nghiệp sau gần một năm vẫn còn chậm chạp trong việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ mới, nên các tổ chức chỉ mới ở bước ghép lại với nhau, còn các tổ chức sự nghiệp, sản xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hiện trạng [70, 3].

Trong Báo cáo số 66/TCCP-VP ngày 13/11/1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về cơng tác năm 1993 và nhiệm vụ năm 1994. Báo cáo

phản ánh về cơng tác sắp xếp tinh giảm biên chế hành chính sự nghiệp, xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức Nhà nước; công tác củng cố và kiện tồn cơ quan các cấp, cơng tác nhân sự và đào tạo cán bộ, ...

Chẳng hạn, Báo cáo phản ánh: “Về cơ cấu của Chính phủ nói chung chưa giảm được đầu mối do những yêu cầu mới nên một số cơ quan thuộc Chính phủ được thành lập kéo theo việc hình thành các tổ chức tương ứng ở địa phương, như xin thành lập Sở, Ban ngành mới (du lịch, thể dục, thể thao, tôn giáo, việt kiều, biên giới đối ngoại, dân tộc miền núi, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Ủy ban Thanh niên...). Một số ngành quy định cả số lượng biên chế cho các Sở trực thuộc Ủy ban nhân dân, điểm này cũng gây tâm lí khơng tốt với các địa phương. Bởi vì việc thành lập mới một số tổ chức và quy định biên chế cho mỗi một Sở do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định. ...” [80, 3].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)