Thứ hai, tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1973-1994) có giá trị để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 99 - 100)

- Thông tin tài liệu của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (19731994)

1977 1979 Giảm Tỉ lệ % Bộ Điện và Than 400 320 80

3.1.2. Thứ hai, tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1973-1994) có giá trị để

Phơng Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1973-1994) có giá trị để nghiên cứu lịch sử.

Trước hết, tài liệu về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lương trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1973-1994) được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III là một nguồn sử liệu vô cùng quý giá để nghiên cứu lịch sử tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước, công tác cán bộ và lao động, tiền lương của nước ta trong giai đoạn từ 1973 đến 1994. Đặc biệt, nguồn tài liệu này cịn góp phần để nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn hiện đại. Chúng ta biết rằng, đối với khoa học lịch sử thì cái đích cuối cùng là phải tìm ra quy luật nội tại của lịch sử. Muốn vậy, trước hết phải tái hiện được diễn biến lịch sử thơng qua các sự kiện. Đó là khâu có ý nghĩa quyết định với những kết luận khoa học của các nhà sử học. Tư liệu chân thực và chính xác là một điều kiện tiên quyết để tái hiện đúng sự kiện lịch sử. Thực tế nghiên cứu đã chứng minh các nhà sử học đánh giá rất cao giá trị, ý nghĩa của tài liệu lưu trữ. Bởi vì: nguồn tài liệu này có tính ngun gốc (không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với văn bản gốc), được sản sinh đồng thời với các sự kiện

nên có độ chính xác, tính khách quan nên có độ tin cậy cao. Qua việc nghiên cứu hàng ngàn trang tài liệu lưu trữ về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lương của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, chúng tơi thấy đây là một nguồn tài liệu mà số lượng bản gốc, bản chính chiếm khá nhiều. Mặt khác, như đã trình bày ở trên, nguồn tài liệu này có nhiều thơng tin rất chi tiết và phong phú mà không một loại tài liệu nào khác có được nên đó là cơ sở để các nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến công tác tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lương có điều kiện để tìm hiểu sâu về nội dung tài liệu.

Do ý nghĩa đã phân tích ở trên, nguồn tài liệu này cịn giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu lịch sử về việc xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn, qua các tài liệu như danh sách cán bộ của các tỉnh (như chủ tịch, phó chủ tịch qua các nhiệm kì khác nhau), độc giả sẽ được biết cụ thể những ai giữ chức vụ gì trong cơ cấu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân…Qua đó, cung cấp các thông tin để nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương. Có những trường hợp UBND tỉnh, thành phố như Ủy ban nhân dân các tỉnh Bạc Liêu và Ninh Bình đã khơng cịn giữ được những tài liệu đó, nên đã cử cán bộ đến trực tiếp hoặc gửi công văn đến để yêu cầu được sử dụng tài liệu, được cấp bản sao các tài liệu cần thiết. Bộ Nội vụ đã viết cuốn “Lịch sử Bộ Nội vụ” đã có sử dụng tài liệu lưu trữ được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)