Nhóm tài liệu về tổ chức ủy ban nhân dân các cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 50 - 54)

- Thông tin tài liệu của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (19731994)

2.2.2.3. Nhóm tài liệu về tổ chức ủy ban nhân dân các cấp

Phản ánh về tổ chức ủy ban nhân dân các cấp, tài liệu Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1973-1994) chiếm một khối lượng lớn gồm 90 hồ sơ. Các hồ sơ đã cung cấp cho độc giả nhiều thông tin về tổ chức ủy

ban nhân dân các cấp từ cấp tỉnh và tương đương đến cấp xã và tương đương. Đây là những thơng tin rất có giá trị để nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt đó cịn là nguồn tài liệu bổ sung cho các tỉnh để viết lịch sử địa phương.

* Tài liệu quy định chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các

cấp Nhóm tài liệu quy định chức năng, nhiệm vụ của UBND các cấp gồm

có các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. Chẳng hạn, Quyết định số 139-CP ngày 14/6/1978 của HĐCP ban hành bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, quan hệ công tác và lề lối làm việc của UBND cấp huyện và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện [202, 1-5]; Quyết định số 202-CP ngày 26/5/1981 của Hội đồng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức làm việc của bộ máy chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh và cấp thị xã [201, 1-4].

* Tài liệu về sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành

chính Nhà nước ở địa phương và kết quả thực hiện:

Liên quan đến vấn đề này, chúng tơi thấy có Thơng tư số 377/TCCP ngày 10/9/1990 của Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ hướng dẫn sắp xếp lại một số cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương [103, 37-42]...

Kết quả thực hiện:

Theo Báo cáo số 485/TCCP ngày 09/11/1990 nói trên, Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ sau khi đã làm việc với một số bộ, ngành và xin ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Thông tư số 377/TCCP ngày 10/9/1990 để hướng dẫn sắp xếp lại một số cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ quản lí Nhà nước của các Sở Thương nghiệp, Sở Văn hóa - Thơng tin và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải và Bưu điện; thống nhất cơng tác quản lí kinh tế đối ngoại ở địa phương. Việc ban hành Thơng tư nói trên là để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 244-NQ-HĐNN ngày 31/3/1990 của Hội đồng Nhà nước về việc xếp lại một số bộ, tổng cục ở các cơ quan trung ương; qua đó đã đáp ứng được yêu cầu của địa phương để ổn định tổ chức các Sở nói trên, giải quyết được sự chồng chéo, trùng lắp giữa các Sở [70, 8].

Ở cấp địa phương, trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có các báo cáo của các địa phương gửi lên như: Báo cáo số 214/BC- TCCQ ngày 20/12/1994 của Ban Tổ chức Chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện công tác năm 1994 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1995, Báo cáo số 338 TC/BC-TK ngày 23/12/1994 của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Lạng Sơn tổng kết công tác tổ chức Nhà nước năm 1994 và chương trình cơng tác năm 1995, Báo cáo số 302/BC-TCCQ ngày 15/12/1994 của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Bình Định tổng kết cơng tác tổ chức chính quyền năm 1994 và phương hướng nhiệm vụ năm 1995, Báo cáo số 662/BC-TCCQ ngày 22/12/1994 của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổng kết công tác 1994 [91].

Các báo cáo nói trên đã đề cập đến vấn đề kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân. Ví dụ: Báo cáo số 214/BC- TCCQ ngày 20/12/1994 của Ban Tổ chức Chính quyền thành phố Hà Nội về thực hiện công tác năm 1994 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1995 cho thấy: Ban Tổ chức Chính quyền Thành phố đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiện toàn tổ chức nhằm nâng cao hiệu lực quản lí Nhà nước của các cấp, các ngành và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Theo Báo cáo, kết quả năm 1994 đã sắp xếp lại được các tổ chức, ví dụ như:

- Hợp nhất Ủy ban Khoa học kĩ thuật với Ủy ban Môi trường để thành lập Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường, chuyển Trọng tài Kinh tế Thành phố sang Tòa án và Sở Tư pháp Thành phố, chuyển Cục Thống kê Thành phố về Tổng cục Thống kê [91, 123].

- Phối hợp với phòng Tổ chức sở, ban, ngành, quận, huyện sắp xếp tổ chức xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc bộ máy quản lí Nhà nước, các tổ chức sự nghiệp và sản xuất kinh doanh thuộc Thành phố là 156 đơn vị. Trong đó, đổi tên, bổ sung nhiệm vụ 100 đơn vị (có 36 đơn vị hành chính sự nghiệp). Tách, sáp nhập 7 đơn vị (có 3 đơn vị hành chính sự nghiệp). Thành lập 49 đơn vị (có 9 đơn vị hành chính sự nghiệp) [91, 124].

Báo cáo số 662/BC-TCCQ ngày 22/12/1994 của Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổng kết cơng tác năm 1994 cho thấy, tỉnh này

có 7 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện), trong đó, thị xã Bà Rịa và hai huyện Tân Thành, Châu Đức mới được thành lập trên cơ sở được tách ra từ huyện Châu Thành (cũ) theo tinh thần Nghị định 45/CP ngày 2/6/1994 của Chính phủ. Số cơ quan chun mơn thuộc UBND Tỉnh có 27 sở, ban, ngành và tương đương, trong năm qua bộ máy tổ chức ngành quản lí Nhà nước của tỉnh từng bước được định hình, ổn định, qua quá trình sắp xếp lại theo tinh thần Nghị định của Chính phủ đã thực hiện được một số việc, chẳng hạn như:

- Thành lập lại Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình các cấp theo tinh thần Nghị định số 42/CP.

- Giải thể Trọng tài Kinh tế Tỉnh, thành lập Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân Tỉnh theo tinh thần Luật Tổ chức Tòa án (sửa đổi).

- Thành lập mới Chi Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội [91, 44].

Trong Báo cáo số 68/TCCP ngày 2/4/1988 của Ban Tổ chức của Chính phủ về cơng tác kiện tồn tổ chức bộ máy quản lí Nhà nước năm 1987 và phương hướng nhiệm vụ năm 1988 có phản ánh một số nhận xét về vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy của các địa phương như sau:

- Việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, các địa phương do cách làm thích hợp, trung ương chỉ đạo điểm, các địa phương cũng làm điểm, từ đó xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với nhiệm vụ kinh tế, xã hội, đối tượng quản lí, trình độ và cơ cấu đội ngũ cán bộ...

- Nhìn chung, phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của các địa phương lần này có tiến bộ, giảm đầu mối, bỏ bớt cấp trung gian khơng cần thiết, giảm cấp phó, chuyển sang cách làm việc theo chế độ chuyên viên [64,5].

Theo báo cáo của một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Hải Hưng, An Giang, Tiền Giang,…do giảm đầu mối và bớt cấp trung gian làm cho bộ máy gọn nhẹ hơn, công việc giải quyết nhanh, theo dõi sát và qua đó có thể đánh giá cơng việc của từng người. Nhưng tổ chức được

sắp xếp lại theo phương án mới bắt đầu hoạt động bình thường, hiệu lực của bộ máy và tinh thần trách nhiệm của cán bộ từng bước có được nâng lên.

Việc sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy ở tỉnh, huyện và cấp tương đương tuy mới là bước đầu, nhưng đã tạo được sự chuyển biến tốt về nhận thức của các cấp, các ngành, thấy rõ tính cấp bách và sự cần thiết phải giải quyết vấn đề tổ chức và cán bộ. Đồng thời, cũng thấy việc sắp xếp tổ chức bộ máy lần này phải gắn với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lí, khơng thể đơn giản, nóng vội. Tuy là việc quan trọng, nhưng phải gắn với việc xây dựng chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và bố trí cán bộ hợp với chức danh tiêu chuẩn, sửa đổi quy chế và phong cách làm việc thì mới nâng cao được hiệu quả của quản lí [64, 5].

Tuy vậy, Báo cáo còn chỉ ra những khuyết điểm tồn tại, chẳng hạn như: - Việc giải quyết số người dôi ra sau khi sắp xếp lại tổ chức các địa phương có nhiều khó khăn phức tạp. Tuy đã có Quyết định số 19 của Ban Bí thư và Quyết định số 227 của Hội đồng Bộ trưởng, nhưng thực chất số người giảm không nhiều. Việc nghiên cứu chuyển chỉ tiêu giao biên chế sang khoán quỹ lương chưa được hướng dẫn để tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện. Một số tỉnh vẫn còn đề nghị giữ biên chế như mức đã có cuối năm 1987. Cá biệt, có nơi vẫn xin tăng biên chế.

- Một vài địa phương chưa quán triệt các yêu cầu và nguyên tắc về sắp xếp tổ chức nêu trong Thông báo số 46 nên đã do dự, gần đây chững lại do tình hình kinh tế khó khăn, ngại thay đổi tổ chức, muốn giữ các tổ chức như cũ. Một số nơi mới chú ý đến việc xây dựng mơ hình tổ chức, chưa có biện pháp tích cực bảo đảm cho tổ chức hoạt động có hiệu quả như định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, bố trí lại cơ cấu của từng cơ quan, đơn vị, điều chỉnh cán bộ, sửa đổi cách làm việc [64, 6].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)