- Thông tin tài liệu của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (19731994)
1977 1979 Giảm Tỉ lệ % Bộ Điện và Than 400 320 80
3.1.3. Thứ ba, tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1973-1994) có giá trị để
Phơng Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1973-1994) có giá trị để nghiên cứu các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, ngoại giao, nghiên cứu khoa học.
* Về chính trị
Các loại văn bản trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ với số lượng hàng ngàn trang có thể cung cấp những thông tin về thể chế chính trị, nguyên tắc tổ chức, cơ cấu tổ chức các cơ quan trong bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Qua đó, các nhà nghiên cứu có thể thấy rõ bức tranh toàn cảnh về tổ chức bộ máy Nhà nước.
Ví dụ: Các dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ đã cho thấy sự thay đổi trong tư duy của các nhà làm luật sao cho phản ánh đúng và phù hợp với đời sống phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện nay, Nhà nước ta đang phấn đấu hoàn thiện các cơ quan Nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Định hướng cơ bản đó được khẳng định rõ trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc và các Nghị quyết Trung ương của Đảng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã định ra phương hướng chung. Trong đó, có đề cập đến nội dung là xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa, cụ thể là:
+ Chính phủ thống nhất quản lí vĩ mơ bằng hệ thống pháp luật, chính sách hồn chỉnh, đồng bộ;
+ Bộ quản lí đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi cả nước, cung cấp dịch vụ công;
+ Tổ chức hợp lí Hội đồng nhân dân, kiện tồn cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân và bộ máy chính quyền cấp xã, phường, thị trấn theo nguyên tắc phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động, kết hợp chặt chẽ quản lí ngành và quản lí lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
Phương hướng phấn đấu hiện nay là cần hoàn thiện hệ thống lập pháp và giám sát của Quốc hội, hoàn thiện bộ máy hành chính Nhà nước và các cơ quan tư pháp.
Như vậy, để có cơ sở đề ra những định hướng đó, các nhà hoạch định chính sách cần dựa vào những thông tin trong quá khứ là những tài liệu lưu trữ về tổ chức bộ máy. Từ đó, phân tích những ưu, nhược điểm của bộ máy Nhà nước hiện tại, tìm ra phương pháp tổ chức bộ máy sao cho khắc phục được những hạn chế và phát huy hiệu lực và hiệu quả.
Tóm lại, tài liệu về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lương trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ cung cấp những thơng tin cần thiết, đáng tin cậy đối với việc nghiên cứu tình hình, tổng kết rút kinh nghiệm cơng tác, vạch ra chủ trương, đường lối, chính sách, đề ra các quyết định quản lí,
tuyên truyền, giáo dục truyền thống dân tộc, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
* Về kinh tế - xã hội
Dân số, lao động là yếu tố cơ bản quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, đó là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta ln luôn đặt vấn đề dân số, lao động việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế - xã hội trong từng thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đó được thể hiện rõ nét trong hai quan điểm cơ bản là:
- Thứ nhất, con người là mục tiêu và động lực chính của sự phát triển; - Thứ hai, nguồn nhân lực và con người Việt Nam là lợi thế và nguồn lực
quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Cùng với các chính sách về dân số, lao động việc làm thì vấn đề tiền lương có một ý nghĩa quan trọng, bởi vì trong thị trường sức lao động, tiền lương là giá cả của sức lao động. Nhà nước ta ln coi chính sách tiền lương là một bộ phận trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước.
Việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường đã làm cho các chức năng, nội dung quản lí Nhà nước trong lĩnh vực lao động, việc làm, tiền lương cũng phải đổi mới. Qua việc nghiên cứu tài liệu lưu trữ về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lương trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1973-1994), độc giả có thể thấy được những biểu hiện của cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây trong lĩnh vực lao động như: sự quản lí tập trung cao độ thơng qua hệ thống kế hoạch hóa bằng những chỉ tiêu pháp lệnh như phân phối và sử dụng các nguồn lao động, đào tạo công nhân kĩ thuật, di dân và phân bố dân cư, số lượng người làm việc và quỹ lương; Nhà nước đảm bảo việc làm cho ngưòi lao động, thu hút việc làm vào các khu vực kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, thực hiện chế độ “biên chế Nhà nước” tràn lan, chưa khuyến khích tự do tạo việc làm; bao cấp tràn lan ngân sách Nhà nước cho chi tiêu tiền lương, bảo hiểm xã hội, khơng tính đến hiệu quả lao động và hiệu quả kinh doanh; từ đó sinh ra bộ máy quản lí cồng kềnh, nhiều tầng nấc, các cơ quan quản lí Nhà nước làm cả chức năng
quản lí vi mơ của các tổ chức và đơn vị cơ sở như quỹ tiền lương, số lượng người làm việc, năng suất lao động. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, cơ chế quản lí trong lĩnh vực lao động việc làm cũng được chuyển theo phương hướng mới. Nhà nước và chính quyền các cấp thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách và kế hoạch định hướng với các đề án phát triển kinh tế - xã hội, quản lí và điều tiết vĩ mơ tồn bộ hệ thống phát triển về dân số, lao động, việc làm, tiền lương và bảo trợ xã hội, không can thiệp sâu và áp đặt trong những hoạt động tác nghiệp về lĩnh vực ở các cơ sở bằng ngân sách hỗ trợ cho các hoạt động sự nghiệp đó, khơng bao cấp tràn lan.
Như vậy, các hồ sơ, tài liệu lưu trữ trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin như về chế độ, chính sách lao động, tiền lương của các bộ, ngành, địa phương; sự phân chia giữa các khu vực khác nhau trong giai đoạn 1973-1994. Qua đó, độc giả có thể thấy được sự quan tâm của Nhà nước ta đối với vấn đề lao động - việc làm, tiền lương, rất nhiều chính sách đúng và hợp lí để khuyến khích các đối tượng lao động làm việc hiệu quả. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, khi mà vấn đề tiền lương trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc hăng say, cống hiến trí tuệ và sức lực của mình cho cơ quan, tổ chức thì nghiên cứu về vấn đề này sẽ cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu.
Trong khối tài liệu đó, cịn có những tài liệu phản ánh về tổ chức và hoạt động của các bộ như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thơng Vận tải, Bộ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Ủy ban Quan hệ Kinh tế với nước ngồi của Chính phủ,…các số liệu thống kê tổng hợp về biên chế và tiền lương. Đó cũng là những thơng tin để tìm hiểu về kinh tế -xã hội của nước ta trong giai đoạn 1973-1994.
* Về văn hóa
Như chúng ta đã biết, tài liệu lưu trữ phản ánh trực tiếp quá trình lao động, sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân dân ta qua các thời kì lịch sử. Đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, chúng ta thấy các tài liệu lưu trữ cũng là một sản phẩm của văn hóa. Đó là di sản đặc biệt quý báu trong kho tàng văn hóa Việt Nam. Tài liệu về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lương trong Phông Lưu
trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ nói riêng và các tài liệu khác được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III nói chung là một nguồn tài liệu vơ giá để tìm hiểu, nghiên cứu nền văn hóa giàu bản sắc của dân tộc: văn hóa trong lao động sản xuất; văn hóa trong việc xây dựng, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ trong các thời kì lịch sử khác nhau, đặc biệt là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; tổng kết kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội…Chúng tơi tìm thấy trong khối tài liệu này có nhiều tài liệu về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức văn hóa nghệ thuật như: Bộ Văn hóa và Thơng tin, Cục Điện ảnh, Ủy ban Liên lạc Văn hóa với nước ngồi, Hội Nhạc sĩ, Hội Nghệ sĩ sân khấu, Hội Múa Việt Nam, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nghệ sĩ tạo hình, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật, Hội Văn hóa dân gian Việt Nam…
Để thực hiện thành công sự nghiệp đấu tranh xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần nghiên cứu một cách toàn diện các thơng tin q khứ, trong đó nguồn tài liệu lưu trữ nói trên đóng một vai trị quan trọng.
* Về ngoại giao
Trong lĩnh vực ngoại giao, các tài liệu lưu trữ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức như: Ủy ban Liên lạc Văn hóa với nước ngồi; Ủy ban Quan hệ Kinh tế với nước ngồi của Chính phủ; Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài; Ủy ban Hợp tác Kinh tế - Văn hóa với Lào, Campuchia…sẽ là những tài liệu quý cung cấp cho độc giả các thông tin về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và hoạt động ngoại giao trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,..với nước ngồi.
* Về nghiên cứu khoa học
Chúng ta biết rằng, giá trị của một cơng trình khoa học thường là ở những phát hiện mới. Tính mới nhiều khi nằm ngay ở tư liệu mới. Do đặc điểm của tài liệu lưu trữ là không phổ biến rộng rãi và đối với một số loại còn hạn chế đối tượng sử dụng nên việc sử dụng tài liệu lưu trữ luôn tiềm chứa sự mới mẻ, làm tăng giá trị của cơng trình. Thậm chí, trong một số trường hợp, nó cịn có thể làm đảo lộn nhận thức khoa học về một vấn đề hay sự kiện nào đó.
Vì vậy, tài liệu về tổ chức - cán bộ và lao động - tiền lương trong Phông Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ là một nguồn tài liệu có giá trị cao để phục vụ cho các nhà nghiên cứu và những người quan tâm để nghiên cứu các vấn đề về tổ chức bộ máy Nhà nước, vấn đề cán bộ, lao động và tiền lương. Đó là những vấn đề rất quan trọng trong công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước. Nguồn tài liệu này có giá trị phục vụ cho việc biên soạn các cơng trình nghiên cứu như các sách, tài liệu tham khảo về quản lí hành chính Nhà nước và những vấn đề khác có liên quan. Nếu trong các cơng trình nghiên cứu đó có sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ đã nêu ở trên thì sẽ làm tăng độ tin cậy cũng như giá trị của cơng trình.
Những thơng tin q giá đó cần được sử dụng để tìm hiểu các quy luật hoạt động của các đối tượng khác nhau, giúp các nhà nghiên cứu rút ngắn được thời gian tìm kiếm thơng tin, tận dụng được những thành tựu của các ngành khoa học khác.
Bên cạnh các đối tượng đã đề cập trên, các học sinh, sinh viên, giảng viên, cán bộ, công nhân viên chức cũng có thể tìm thấy nhiều thơng tin bổ ích, lí thú khi nghiên cứu nguồn tài liệu này. Bởi vì: việc khai thác sử dụng nguồn tài liệu này có thể cung cấp những thơng tin về tổ chức bộ máy Nhà nước, các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ, vấn đề lao động và tiền lương. Hơn nữa, nó sẽ giúp cho các đối tượng học tập, nghiên cứu tốt hơn những môn học như Lịch sử và tổ chức các cơ quan Nhà nước, quản lí Nhà nước, quản trị nhân sự, cải cách hành chính…Kinh nghiệm ở Úc cho thấy, việc sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ cho việc giảng dạy, biên soạn giáo trình hay đối với các yêu cầu đánh giá, kiểm tra đã được tiến hành có hiệu quả.