Nhóm tài liệu về lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 88 - 91)

- Thông tin tài liệu của Phông Lưu trữ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (19731994)

1977 1979 Giảm Tỉ lệ % Bộ Điện và Than 400 320 80

2.3.2. Nhóm tài liệu về lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, là hành động diễn ra giữa người với giới tự nhiên. Nó là điều kiện khơng thể thiếu được của đời sống con người. Đó cũng là nhân tố quyết định việc tổ chức, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. Ngày nay, khi phát triển các bộ phận cấu thành nguồn lực phát triển kinh tế, hầu hết các quốc gia đều khẳng định các nguồn lực chủ yếu: lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học cơng nghệ. Trong đó, nguồn lao động là nhân tố quyết định. Việc tái tạo, sử dụng phát triển các nguồn lực cịn lại khơng dựa trên nền tảng phát triển cao của nguồn lao động về thể chất, trình độ văn hóa, kĩ thuật kinh nghiệm quản lí và lịng nhiệt thành …thì khơng thể sử dụng hợp lí các nguồn lực trên.

Nói đến nguồn lực lao động, cần hiểu về hai nội dung có quan hệ chặt chẽ với nhau là số lượng và chất lượng nguồn lao động. Số lượng nguồn lao động của mỗi quốc gia trong từng thời kì phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: tốc độ tăng dân số và tháp tuổi; quy định về độ tuổi lao động; các điều kiện về thu nhập, điều kiện sống, tập quán…Chất lượng nguồn lao động là khả năng lao động có hiệu quả của người lao động. Chất lượng nguồn lao động chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố như: nhóm nhân tố liên quan đến chất lượng nguồn lao động: di truyền, chất lượng cuộc sống của phụ nữ, chăm sóc y tế, mức sống vật chất và cơ cấu dinh dưỡng, các điều kiện về môi trường sống, nhà ở, chất lượng cơng tác thể dục thể thao; nhóm nhân tố liên quan đến nâng cao trình độ nghề nghiệp: giáo dục, đào tạo; các chính sách, biện pháp kết hợp giữa Nhà nước và người lao động; các nhân tố về tập quán, truyền thống, văn hóa..; các nhân tố về nhu cầu việc làm của xã hội.

Nhóm tài liệu phản ánh về lao động trong Phơng Lưu trữ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có 20 hồ sơ. Cũng như một số nhóm tài liệu đã nêu trên, thể loại văn bản của nhóm này khá đa dạng như: nghị định, thông tư, quyết định, báo cáo…

Nhóm tài liệu phản ánh về lao động sẽ cung cấp cho độc giả nhiều thông tin quý giá như: chủ trương về lao động (cách giải quyết lao động chưa có việc làm, số lao động dơi ra…), tình hình lao động.

* Tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn về lao động:

Nhóm tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn về lao động trong Phơng có các thể loại như: nghị định, quyết định, thông tư...

Chẳng hạn, Nghị định số 97-CP ngày 02/5/1974 của Hội đồng Chính phủ v/v đăng ký nghĩa vụ lao động và cấp sổ lao động cho công dân trong tuổi lao động [127]; Thông tư số 04/LĐ-TT ngày 15/2/1975 của Bộ Lao động hướng dẫn việc đăng ký lao động cho công dân trong tuổi lao động, cấp thẻ lao động cho cơng dân đang có việc làm [127]; Thông tư số 73-TTg ngày 05/4/1973 của HĐCP về việc lập lại kế hoạch lao động khu vực không sản xuất năm 1973 [125, 1-5]...

* Tài liệu về kế hoạch lao động:

Kế hoạch về lao động được phản ánh trong các hồ sơ như: Kế hoạch lao động hành chính sự nghiệp năm 1990 của Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Tổng cục Quản lý ruộng đất [158]; Kế hoạch lao động năm 1988 của Ủy ban Hợp tác Kinh tế - Văn hóa với Lào và Campuchia [156]; Tổng hợp kế hoạch lao động năm 1992 của các cơ quan hành chính sự nghiệp [160]...

* Tài liệu về tình hình thực hiện cơng tác lao động:

Tình hình thực hiện cơng tác lao động được phản ánh qua các báo cáo, thống kê tổng hợp như: Báo cáo chuyên đề về lao động năm 1979 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước [138]; Thống kê tổng hợp của Ban Tổ chức Chính phủ về tình hình lao động khu vực không sản xuất vật chất ở Trung ương và địa phương từ năm 1982-1983 và 6 tháng đầu năm 1984 [149]; Tổng hợp lao động khu vực Nhà nước (phân theo ngành kinh tế quốc dân) từ năm 1980- 1985 [152]...

Báo cáo chuyên đề lao động số 16-VPC ngày 21/11/1979 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trình Thường vụ Hội đồng Chính phủ cho thấy: thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 4 của Đảng, kế hoạch 5 năm lần thứ 2: 1976-1980 trong điều kiện đất nước phải đối phó với chiến tranh, các hành động thù địch của phía Trung Quốc, vừa phải tập trung cao cho các yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, lại vừa phải ứng phó với các thiên tai xảy ra liên tiếp và nền kinh tế có

những mặt mất cân đối, nhưng về lao động 4 năm từ 1976-1979 đã đạt được một số yêu cầu, chẳng hạn như:

- Động viên trai tráng tăng cường lực lượng quốc phịng góp phần vào việc bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Tổng số lao động đã tuyển cho các lực lượng vũ trang trong 4 năm 1976-1979: công an nhân dân vũ trang là 66.3 người (trong đó miền Bắc là 48.8 người, miền Nam là 17.5 người); công an nhân dân là 98.5 người (trong đó miền Bắc là 65.4 người, miền Nam là 33.1 người). Riêng năm 1979, theo lệnh tổng động viên đã huy động một lực lượng lớn cho yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu...

- Sắp xếp việc làm cho gần 6 triệu lao động, giải quyết một phần đáng kể nạn thất nghiệp do chế độ cũ để lại.

Do nền kinh tế nước ta từ năm 1976-1979 đã phải chịu những thử thách lớn như thiên tai, phát triển trong tình trạng mất cân đối lớn do thiếu vật tư và phương tiện vận chuyển, nước ta mới giải quyết được việc làm cho 6 triệu lao động trong tổng số 7 triệu người ở các ngành. Tuy nhiên, Báo cáo cũng cho thấy trong số đó có một bộ phận lao động tuy đã được sắp xếp việc làm nhưng việc làm còn thất thường. Số lao động chưa có việc làm cịn rất nhiều (năm 1979 vẫn còn hơn 1 triệu người). Báo cáo cũng mạnh dạn nêu những nhược điểm và bất hợp lí trong tình hình lao động như:

+ Năng suất lao động xã hội giảm sút, số người trực tiếp sản xuất tăng chậm, hiệu quả sử dụng lực lượng lao động cịn thấp;

+ Phân cơng lại lao động trong nông nghiệp và phân bổ lao động giữa các vùng chưa được chỉ đạo cụ thể đã ảnh hưởng đến sản xuất một số vùng;

+ Cơng tác quản lí lao động trì trệ đã ảnh hưởng xấu đến sản xuất, năng suất lao động [138, 1-7].

Báo cáo còn nêu ra chủ trương về lao động năm 1980 và một số năm tới, trong đó nêu phương hướng chung để giải quyết việc làm cho lao động thành phố. Trong đó, nêu ra một số phương hướng như:

- Hợp tác lao động với tỉnh bạn để tạo nguồn nguyên liệu nuôi sống công nghiệp, thủ công nghiệp hoặc phục vụ đời sống ở thành phố.

- Hợp tác lao động với các nước anh em để hàng năm có thể đưa đi vài ba vạn người, gồm số học sinh từ cấp 3 trở lên thôi học, lao động khu vực Nhà nước dơi ra đi đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp, kiến thức khoa học kĩ thuật, đồng thời giúp bạn giải quyết tình hình thiếu lao động sản xuất trên nguyên tắc 2 bên cùng có lợi [138, 11-12].

Báo cáo số 173/BC ngày 30/11/1989 của Ban Tổ chức chính quyền TP. Hải Phịng tổng kết cơng tác năm 1989 phản ánh: về công tác lao động đã tiến hành kiểm tra việc sử dụng lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp. Trong quý I, Ban Tổ chức chính quyền Thành phố cùng với Sở Tài chính đã tổ chức một đợt kiểm tra việc sử dụng lao động của các cơ quan hành chính sự nghiệp trong tồn Thành phố. Qua kiểm tra đã phát hiện nhiều vấn đề lớn trong công tác sử dụng lao động.

Đặc biệt, Báo cáo còn chỉ rõ chế độ đối với người lao động cơng tác ở các xí nghiệp đời sống, một số xí nghiệp liên doanh cổ phần chưa cụ thể nên dễ dẫn đến nhập nhằng giữa công và tư, giữa Nhà nước với tư nhân, do vậy Nhà nước không thu được thuế, nhưng chế độ đối với người lao động vẫn giải quyết [69, 78].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguồn tài liệu về tổ chức cán bộ và lao động tiền lương trong phông lưu trữ ban tổ chức cán bộ chính phủ ( 1973 1994 ) bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)