Phong cách tư duy độc lập tự chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ngoại giao hồ chí minh qua hoạt động thực tiễn của người (1945 – 1969) (Trang 32 - 34)

2.1 Phong cách tư duy

2.1.2 Phong cách tư duy độc lập tự chủ

Một nét đặc sắc trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là tư duy độc lập, tự chủ. Độc lập tự chủ trong đánh giá tình hình để luôn có cái nhìn mới mẻ, trong sáng, vượt qua được mọi khuôn sáo, khước từ sự sao chép, rập khuôn giáo điều cứng nhắc trên con đường truy tìm bản chất sự vật. Và độc lập tự chủ trong xác định chính sách đối ngoại cũng như thực tiễn hoạt động ngoại giao.

Ngay từ đầu, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chính sách đối ngoại độc lập tự chủ. Để có được điều đó, trước tiên là phải có tư duy và phương pháp độc lập, khoa học trong việc phân tích, nhận thức thời cuộc, tỉnh táo để thấy chuẩn xác thời cơ và thách thức, đâu là xu hướng chủ yếu của quan hệ quốc tế và chính sách của các nước trong từng thời kỳ; chủ động và tự quyết trong việc xác định đúng vị trí, vai trò, lợi ích của Việt Nam trong quan hệ quốc tế nhất là vào những khúc quanh co của diễn biến cục diện thế giới. Giai đoạn 1945 -1946 là giai đoạn đầy khó khăn của nước Việt Nam non trẻ.Trên cương

vị là người đứng đầu nhà nước, Hồ Chí Minh phải đối mặt với muôn vàn vấn đề về cả đối nội và đối ngoại. Trong hoàn cảnh phải đối mặt cùng lúc với nhiều kẻ thù (20 vạn quân Tưởng ở phía Bắc, 2,6 vạn quân Anh ở phía Nam, quân Nhật thì chưa được giải giáp và vẫn còn trên đất nước cùng với nhiều lính Pháp). Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh sáng suốt đánh giá tình hình và khéo léo khai thác lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch để tạm thời tránh được cuộc chiến tranh cho nhân dân và có thời gian xây dựng củng cố chính quyền non trẻ cũng như cùng nhân dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài mà Người biết khó có thể tránh khỏi. Đó là ví dụ điển hình cho thấy rõ phong cách tư duy độc lập của Người.

Năm 1949 khi trả lời các phóng viên nước ngoài về vấn đề Việt Nam có nhận được sự giúp đỡ của nước ngoài hay không, Hồ Chí Minh nói “thắng lợi của Việt Nam sẽ là độc lập và thống nhất thực sự.Chúng tôi bao giờ cũng trông ở sức mình.Chúng tôi không sợ ai cả. Không nước nào có thể thống trị được chúng tôi”[16,tr 1328]. Nói chuyện với hội nghị ngoại giao lần thứ ba năm 1964, Bác căn dặn “các nhà ngoại giao nước ta cần nắm cái gốc, các điểm mấu chốt về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính, ngoại giao của ta là tự lực cánh sinh. Phải hiểu thấu đáo vấn đề này, không thì sẽ siêu vẹo đấy”[11, tr. 14]. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù là bĩ cực nhất, Người vẫn luôn giữ được phong thái độc lập và tự chủ cho mình, từ tư duy tới hành động.

Và cũng chính tư duy độc lập tự chủ đã giúp Hồ Chí Minh cùng Đảng ta chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi giữa hai ngọn sóng Xô - Trung trong thập kỷ 60. Trong bối cảnh các nước xã hội chủ nghĩa chia rẽ, việc giữ được tinh thần độc lập tự chủ là điều vô cùng khó khăn bởi đây là sự đối địch của hai nước xã hội chủ nghĩa lớn, vốn là đồng minh chiến lược của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng đã xác định nhiệm vụ là tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đảng ta không nghiêng về bên này hay bên

kiamà tìm cách phát huy yếu tố tích cực của mỗi bên, giảm bớt sự bất đồng góp vào sự nghiệp đoàn kết quốc tế. Bác rất coi trọng đoàn kết Xô - Trung, không đồng tình với một số việc làm thái quá của ban lãnh đạo Liên Xô, nhưng khi phía Trung Quốc đi quá mức, Bác đã khôn khéo tỏ thái độ không tán thành, giữ vững chính kiến của mình và tiến hành đấu tranh, hành động theo đường lối của Đảng ta đề ra chứ không phải là một chiều theo Trung Quốc hoặc Liên Xô. Với Bác tôn trọng vai trò nước lớn và giữ gìn tình hữu nghị của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam không có nghĩa là nhắm mắt làm theo, từ bỏ lợi ích chính đáng của dân tộc. Không bao giờ Bác từ bỏ nguyên tắc độc lập tự chủ và tỏ ra sợ hãi.Nhờ lập trường độc lập tự chủ này mà các nước xã hội chủ nghĩa và các Đảng cộng sản đều biểu thị sự đồng tình ủng hộ Việt Nam và chi viện có hiệu quả cho cuộc kháng chiến của ta.Đây là thắng lợi của đường lối độc lập tự chủ mà chủ tịch Hồ Chí Minh là người đề ra.

GS.Becna Dam, trường đại học Passau cộng hòa Liên bang Đức hoàn toàn có lý khi chỉ ra rằng “so với Tan Malaka (nhà quốc tế chủ nghĩa Indonesia),Hồ Chí Minh thiết thực hơn và nhận thức sâu sắc hơn về thời cơ cách mạng. Nếu Xucácnô là người truyền giáo khi tiến hành cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Indonesia thì Hồ Chí Minh là người tổ chức, lãnh đạo cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. So với Aungxan (nhà cách mạng Miến Điện) thì Hồ Chí Minh khôn ngoan nhưng hành động thận trọng hơn” [16 ]. Có thể nói chính phong cách tư duy của Hồ Chí Minh - một phong cách độc lập, thiết thực gắn với thực tiễn đất nước và thời đại của Người, đã khiến cho Người nổi bật hơn những nhà cách mạng đương thời đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ngoại giao hồ chí minh qua hoạt động thực tiễn của người (1945 – 1969) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)