Kết hợp hài hòa văn hóaphương Đông và văn hóaphương Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ngoại giao hồ chí minh qua hoạt động thực tiễn của người (1945 – 1969) (Trang 43 - 46)

2.2 Phong cách hoạt động đối ngoại

2.2.2 Kết hợp hài hòa văn hóaphương Đông và văn hóaphương Tây

Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa lớn, một con người tiêu biểu của sự kết hợp hài hòa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã dày công học tập, tiếp thu những cái hay, cái tốt, cái phù hợp với truyền thống nhân ái của văn hóa Việt Nam để phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước. Do vậy trong phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, ta thấy chứa đựng những yếu tố tích cực của tinh thần Cộng hòa Pháp, khát vọng độc lập, dân chủ, nhân quyền Mỹ, tinh thần đạo đức của Khổng Giáo, phép biện chứng của Mác, tinh thần cách mạng của Lê-Nin.

Hồ Chí Minh hiểu biết sâu rộng văn hóa, tâm lý, ngôn ngữ, phong tục nhiều dân tộc phương Đông và phương Tây, tìm cách xử thế hợp lòng người,hợp đối tượng, hợp hoàn cảnh, sức thuyết phục cao. Với tướng tá Tưởng, Người giữ hòa khí với Lư Hán, với Tiêu Văn. Với người Pháp, Người tranh thủ Lơclec, Salan, M.Moutet.Với vốn văn hóa Hán học uyên thâm, Người đã chinh phục được nhiều tướng lĩnh của Tưởng sau vài lần tiếp xúc. Lần đầu tiên Bác đến thăm Lư Hán tại phủ chủ tịch, họ Lư cho một viên quan tùy tùng ra đón, để Bác ngồi chờ ở phòng khách rồi Lư Hán mới ra chào hỏi. Hành xử như vậy nhưng sau cuộc trò chuyện, Lư Hán đưa Bác ra tận cổng, tiễn Bác lên xe rồi mới vào. Những lần sau đến, Lư Hán đều ra đón và tiễn Bác với thái độ rất tôn trọng.

Một tuần sau ngày Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, tướng Tiêu Văn đến Hà Nội, kể ra “Hồ Chí Minh thập đại tội”, chủ trương “diệt cộng cầm Hồ”. Biết được ý đồ đó của Tiêu Văn, Hồ Chí Minh cử cán bộ lên Từ Sơn đón Tiêu Văn và cho biết ngày hôm sau Chủ tịch sẽ đến thăm Tiêu Văn. Với tư thế của người chủ hiếu khách, Hồ Chí Minh ân cần hỏi thăm, điềm tĩnh thông báo tình hình và đề nghị Tiêu Văn hợp tác với chính phủ Việt Nam để giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ Hoa – Việt. Hôm sau Người mở tiệc chiêu đãi trọng thể vợ chồng Tiêu Văn, tặng quà cho vợ Tiêu Văn và dành cho bà ta việc buôn bán gạo và hàng hóa sang Hồng Kông. Cuộc gặp gỡ này tạo ra bước chuyển biến quan trọng của Tiêu Văn trong quan hệ với chính phủ Việt Nam. Nhà sử học Pháp Phillippe Devillers đã bình luận “Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Tiêu Văn đã đạt được một sự hòa hoãn với quân Tàu, chặn đứng cú đầu tiên của quân Tàu định lật đổ chính phủ lâm thời, điều này làm cho bọn Việt quốc, Việt cách rất hoang mang, chập chững”. Ngoài Tiêu Văn, Lư Hán và các tướng lĩnh khác, Bác thường nhắc cán bộ làm công tác ngoại giao cần quan tâm đến những người tuy giữ chức vụ thấp nhưng lại có quan hệ với các tướng lĩnh. Nếu ta khéo léo, họ có thể giúp ta một số việc.Và nhờ những người đó mà một số xung đột nhỏ với quân Tưởng đã được giải quyết.

Phong cách ứng xử của Người rất đặc biệt, khác với mọi người và chỉ có Bác mới làm được như thế. Ứng xử ngoại giao của Hồ Chí Minh tỏ rõ Người am tường “ngũ tri”( biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến hóa). Đồng thời, Người nắm vững phép biện chứng duy vật. Đó là cơ sở để Hồ Chí Minh thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc và lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương đạt đến trình độ nghệ thuật trong các tình thế đối ngoại. Điều này được ghi lại trong hồi ký ông Nguyễn Đức Thụy: “Sau khi phân công bác dặn dò: chữ ‘ủy viên hội” và chữ “ủy viên” là ta dùng trong nội bộ, không được nói công khai vì quân Tưởng rất ghét chữ đó – là chữ dùng để chỉ tổ chức cộng sản. Chức vụ của các chú nên dùng chữ “tham nghị”. Chúng tôi bấm bụng cười nhưng Bác cũng cười và nói “chức Tham

nghị là chức rất phổ biến trong bộ máy chính quyền của Tưởng. Coi nó to cũng được, nhỏ cũng được, rất quan trọng cũng được, chẳng quan trọng cũng được. Anh là tham nghị thì anh nói đúng cũng được, nói sai thì cũng chẳng ai thèm trách cứ và càng dễ cải chính”. Chuyện tưởng đơn giản, đi vào tiểu tiết, câu chữ, mà thật ra cho thấy sự khôn ngoan và thấu hiểu đối phương của Bộ trưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Bác còn dặn ông Thụy phải khắc con dấu tên mình trong các giấy tờ giao thiệp với quân Tưởng, vì người Trung Quốc chỉ tin vào chữ ký kèm con dấu, chữ ký không có con dấu thì họ coi là kém hiệu lực.” [47].

Năm 1958 chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Ấn Độ, trong cuộc mít tinh với hàng vạn người tham gia ở Red Fort ở thủ đô Delhi, về phía Ấn Độ làm sẵn một cái ghế như một chiếc ngai vàng lớn cho Bác ngồi trên bục danh dự. Trong khi đó, thủ tướng Ấn Độ lúc đó là J.Nehru thì chỉ ngồi một chiếc ghế bình thường như mọi người khác.Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết từ chối nên thủ tướng Nehru đành yêu cầu người phục vụ thay một chiếc ghế giản dị hơn. Hành động khiêm nhường thân mật đó của Người khiến hàng vạn người dân Ấn Độ dưới quảng trường cảm kích hô to “Hồ Chí Minh muôn năm !Hồ Chí Minh muôn năm”.Cũng trong chuyến đi này, trên bàn tiệc thủ tướng Ấn Độ chiêu đãi có món thịt gà địa phương nổi tiếng. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu truyền thống Ấn Độ là dùng tay bốc thức ăn,nên Người rất tinh tế nói với thủ tướng Nehru rằng: thịt gà phải ăn bằng tay mới ngon, chứ còn ăn bằng thìa dĩa thì khác nào nói chuyện với người yêu lại phải qua phiên dịch. Nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói vậy, cả bàn tiệc cười ầm cả lên, không khí trở nên vui vẻ và thân mật. Đó chính là vẻ thân mật và tinh tế trong giao tiếp mang đậm chất Á Đông đã thấm sâu trong con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

Một lần bà Xu các nô sang thăm nước ta cùng với một số bà khác với tư cách là phu nhân tổng thống Indonesia. Thông báo ngoại giao đưa tin trên báo, nhân dân ta xôn xao bàn luận chuyện ai là người ra đón bà, là chủ tịch hội phụ nữ hay là ai?. Nhưng khi máy bay của bà Xu các nô đáp xuống phi

trường Gia Lâm thì đã thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh cầm hoa đón bà. Sau khi tặng hoa, bắt tay bà phu nhân tổng thống và các bà trong đoàn, Bác đến máy phóng thanh, không đọc diễn văn mà nói vài lời vắn tắt “nhân dân ta vừa đón Tổng thống nước cộng hòa Indonesia Xu các nô đem đến cho chúng ta tình đoàn kết, hòa bình, hữu nghị, thì lần này nhân dân và phụ nữ Hà Nội lại đón thím Xu các nô. Tôi thân ái chào mừng và chúc thím trong thời gian ở thăm Hà Nội,Việt Nam tự nhiên như trên đất nước mình. Phụ nữ Hà Nội rất mến khách và cảm tình với phụ nữ Indonesia và phụ nữ thế giới” [19, tr. 104]. Hàng ngàn người có mặt vỗ tay và cười vui khi nghe Bác Hồ gọi bà là thím. Vậy đó, với một Tổng thống nước Indonesia và phu nhân thì chủ tịch Hồ Chí Minh được tôn vinh là anh cả. Do vậy, cách xưng hô với phu nhân tổng thống Xu các nô là thể hiện sự gần gũi thân mật của Bác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người rất uyên bác, không chỉ hiểu biết sâu rộng văn hóa các dân tộc phương Đông mà còn am hiểu văn hóa phương Tây. Năm 1945 Tư lệnh trưởng bộ tư lệnh không quân 14 của Mỹ tại Trung Quốc – tướng Sênôn gặp bác, lúc đầu Sênôn đã rất lúng túng vì không có phiên dịch, bác bảo không cần, và nói chuyện với Sênôn bằng tiếng Anh rất lưu loát. Trong một bữa tiệc người Mỹ chiêu đãi ở Côn Minh, Bác kể cho họ nghe về tiểu sử của Oasinhton và Lincon – là những người đã có công giải phóng nước Mỹ và nô lệ da đen Mỹ. Sự am hiểu của Bác khiến người Mỹ vô cùng ngạc nhiên. Chính sự khiêm tốn, thắng thắn và kiên quyết của Người đã khiến người Mỹ lúc đó tuyên bố sẵn sàng ủng hộ mặt trận Việt Minh đánh phát xít Nhật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ngoại giao hồ chí minh qua hoạt động thực tiễn của người (1945 – 1969) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)