Đối với các chính khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ngoại giao hồ chí minh qua hoạt động thực tiễn của người (1945 – 1969) (Trang 50 - 52)

2.3 Phong cách ứng xử

2.3.1 Đối với các chính khách

Trong vai trò là một chủ tịch nước và có giai đoạn kiêm bộ trưởng ngoại giao nên phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ trong các giao tiếp và ứng xử với các chính khách. Riêng đối tượng này cũng rất rộng, có cả người đồng tình và ủng hộ Hồ Chí Minh, có người trung lập và có cả phái đối lập ở bên kia chiến tuyến. Sự đa dạng về đối tượng này đòi hỏi vị chủ tịch kiêm bộ trưởng ngoại giao của một nước non trẻ phải thể hiện được lập trường, sự thông minh nhanh nhạy, sự khôn khéo và tinh tế. Nhưng chính môi trường ngoại giao đầy thách thức này đã cho chúng ta hiểu rằng có một phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh tuyệt vời biết chừng nào. Đó là một phong cách ứng xử lịch lãm và tự chủ, bình tĩnh và đĩnh đạc, chủ động và tỉnh táo.Nhờ đó Người vượt qua được mọi cạm bẫy, mọi đòn tiến công hiểm độc, xảo trá của đối phương.Người đã nhiều lần làm cho kẻ thù phải nghiêng mình thán phục trước những hiểu biết sâu sắc cùng cách ứng xử tinh tế khôn khéo của mình.

Trong các chính khách có nhiều người gắn bó với Hồ Chí Minh và được coi là những người bạn chung thủy của Việt Nam . Trong đó có Edmond Michelet, Rene Capitant…họ đã góp phần cùng nhiều người khác thành lập hội Pháp – Việt từ tháng 7/1946, tiền thân của hội hữu nghị Việt - Pháp ngày nay. Ông RaymondAubrac, nguyên là ủy viên hội kháng chiến toàn quốc của

Pháp tại London. Sau khi gặp Hồ chủ tịch ở Paris tháng 7/1946 ông đã trở thành người bạn thân thiết của chủ tịch Hồ Chí Minh và chính Bác cũng làm cha đỡ đầu cho con gái của ông là Babette sinh năm 1946, Bác thường xuyên gửi quà sang cho Babette và còn gửi áo lụa Hà Đông cho Babette may áo cưới.

Trong hàng ngũ các lực lượng trung gian, số người trước kia chưa hiểu ta và chuyển sang có cảm tình và ủng hộ ta có ông Francisque Guay phó chủ tịch Đảng MRP (một đảng thiên chúa giáo) và là phó thủ tướng nước Pháp. Sau khi gặp Hồ chủ tịch năm 1946 ông này đã có ấn tượng sâu sắc về Bác Hồ và nhiều người Pháp biết rằng ông F.Guay chỉ treo trong nhà một bức ảnh duy nhất là ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã từng nói ông không thích cộng sản nhưng ông ủng hộ người cộng sản Hồ Chí Minh vì ông cho rằng chỉ có Hồ Chí Minh mới cứu được nước Việt Nam. Trước khi ông mất ông còn dặn con trai là luật sư Camille Guay là gặp đại sứ Việt Nam để nói rằng những ý nghĩ cuối cùng của ông là dành cho Hồ Chí Minh

Với các chính khách mang tư tưởng chống đối Việt Nam, Người rất chủ động và linh hoạt.Năm 1946, trên đường từ Pháp về Việt Nam, đô đốc Đăc-giăng-liơ xin gặp Người với mục đích diễu võ dương oai, uy hiếp tinh thần.Đến lúc gặp Người chủ động ôm hôn đô đốc Pháp làm cho các đồng chí đi cùng thắc mắc, Người giải thích “đánh nhau thì đánh nhau, mình hôn nó một cái thì có mất gì”. Trong buổi chiêu đãi, Người ngồi giữa, một bên là đô đốc hải quân Pháp, bên kia là thống soái lục quân Pháp ở viễn đông, Đăc- giăng-liơ bóng gió dậm dọa “thưa ông chủ tịch, ông đã được đóng bộ khung rất đẹp của hải và lục quân đó”. Người mỉm cười “giá trị là ở bức tranh chứ không phải là bộ khung.Chính bức họa đem lại giá trị cho bộ khung” [28, tr. 69].

Người cũng rất tinh tế và lịch lãm trong ứng xử ngoại giao.Người dùng cách tiếp khách bình dị để gửi gắm thông điệp ngoại giao.Năm 1967, khi tiếp hai vị khách có tên tuổi của Mỹ tới Việt Nam để thăm dò một giải pháp cho

cuộc chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời họ uống trà. Người nói “chúng ta gặp nhau uống nước chè với nhau thế này có phải tốt hơn đánh nhau hay không” [46]. Khách không có cách nào khác là uống trà. Rồi Người nói tiếp “Nếu ông Johnson đồng ý thì tôi mời ông ấy sang Hà Nội, trải thảm đỏ đón ông và cũng mời ông uống nước chè như chúng ta hôm nay,chỉ có một điều kiện là các ông phải rút quân khỏi đất nước chúng tôi” [46].

Với Trung Quốc, Người ứng xử bằng sự hiểu biết chiều sâu văn hóa Trung Hoa. Vào dịp sinh nhật lần thứ 74 của Mao Trạch Đông, 26 tháng 12 năm 1967, trên trang nhất Nhân dân Nhật báo có đăng bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bằng chữ Hán “kính chúc Mao chủ tịch vạn thọ vô cương”. “Vạn thọ vô cương” là khẩu hiệu chung của nhân dân Trung Quốc chúc tụng, tôn kính lãnh tụ của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là một vị chủ tịch rất đỗi giản dị và khiêm tốn. Trong một buổi chiêu đãi ở Ấn Độ ngày 6 tháng 2 năm 1958, Bác đã nói lời cảm ơn rất chân tình “tôi rất cảm ơn những lời khen thân ái của ông Chủ tịch. Song tôi không phải là anh hùng. Chính những người dân Việt Nam và Ấn Độ đã đoàn kết đấu tranh giành lại tự do, độc lập cho Tổ quốc mình đó mới là những người anh hùng” [30, tr. 74].Chính Thủ tướng Nê ru đã nói trước quần chúng Ấn Độ “chúng ta đã có dịp hoan nghênh với lòng kính trọng và yêu quý nhiều vị thượng khách từ các nước đến. Nhưng vị thượng khách mà chúng tôi hoan nghênh hôm nay thì thật đặc biệt.Đặc biệt không phải vì chính trị hoặc vì lẽ gì khác, nhưng vì không vị thượng khách nào giản dị như vị thượng khách này và hễ gặp mặt là người ta phải yêu mến…Ba năm rưỡi trước đây, tôi đã gặp vị thượng khách này ở Hà Nội.Và tôi cảm thấy ngay là tôi bị tấn công, tấn công bằng tình thương yêu, thật là khó mà chống lại một cách tấn công như thế”[16, tr. 137].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ngoại giao hồ chí minh qua hoạt động thực tiễn của người (1945 – 1969) (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)