Đối với báo giới và học giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ngoại giao hồ chí minh qua hoạt động thực tiễn của người (1945 – 1969) (Trang 52 - 57)

2.3 Phong cách ứng xử

2.3.2 Đối với báo giới và học giả

Để tạo lợi thế cho cuộc kháng chiến của dân tộc thoát khỏi thế bị ngăn cách với thế giới bên ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng các hoạt

động ngoại giao tranh thủ mọi cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tượng, trong đó có cuộc tiếp xúc với báo chí và giới học giả nước ngoài. Cũng như trước các chính khách, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh đi từ mềm mại tới cứng rắn, luôn thẳng thắn nhưng rất khéo léo, thông minh và linh hoạt trong từng tình huống.

Trong sách Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5 (1947 -1949) thì chỉ tính riêng năm 1947, Người đã có 19 lần tiếp xúc, trả lời phỏng vấn, gửi thư cho những người làm công tác báo chí trong và ngoài nước. Thông qua tiếp xúc, Chủ tịch luôn khẳng định nguyện vọng chân chính, nguyên tắc bất di bất dịch của dân tộc Việt Nam trước toàn thế giới. Qua đó, Người cũng cung cấp cho báo chí rất nhiều thông tin hình ảnh mà theo Người là có lợi hơn cho các đại diện báo chí – những người thường bị phía Pháp, Mỹ thông tin, tuyên truyền sai lệch về Việt Nam. Đồng thời Người cũng luôn khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam là mong muốn làm bạn với mọi quốc gia, sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các chính phủ nếu họ tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam .

Nổi bật trước báo giới, chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người biết rất nhiều ngoại ngữ. Ngày 12/10/1954 nhà văn Ba lan M.Giulapxky gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Sơn Tây. Người ra hiệu cho đồng chí phiên dịch không phải dịch.Khi nghe phóng viên báo Sự Thật hỏi, Người trả lời bằng tiếng Nga. Sau đó Người nói chuyện bằng tiếng Ý với phóng biên tạp chí UNITA, bằng tiếng Anh với phóng viên báo Công Nhân rồi Người vui vẻ giải thích bằng tiếng Pháp tại sao mình nói được nhiều ngôn ngữ như vậy.

Một lần Chủ tịch được mời đến giao lưu với giới học giả ở Jakarta. Đứng trên bục diễn giả, Hồ chủ tịch đọc bài nói chuyện được chuẩn bị bằng tiếng Việt, chờ thông dịch viên dịch sang tiếng Anh. Sau khoảng năm phút dưới hàng ghế cử tọa nhiều khuôn mặt tỏ ra lơ đãng, “các vị buồn ngủ lắm phải không?”.Hồ chủ tịch đột nhiên bật ra một câu tiếng Anh, cả hội trường tự nhiên đầy tiếng lao xao.Hồ chủ tịch nói tiếp “nói chuyện với các học giả như

các vị mà lại nói theo công thức, lại qua giọng đều đều của thông dịch viên nữa, các vị không buồn ngủ mới lạ” [48]. Sau đó những cánh tay giơ lên đặt câu hỏi. Cuộc trao đổi trực tiếp bằng tiếng Anh giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với các học giả Indonexia đã diễn ra cực kỳ rôm rả. Suốt trong cuộc nói chuyện, nhiều lần các ký giả đã cười ồ và vỗ tay, vì những câu trả lời lý thú của Bác. Nhiều anh em nhà báo nói: đã lâu mới có một cuộc tiếp các nhà báo vui vẻ và cởi mở thế này” [48].Vị học giả khác thì nói Hồ Chí Minh đã chuyển bại thành thắng.

Trong mọi cuộc tiếp xúc ngoại giao hay trả lời phỏng vấn, Người luôn làm chủ cuộc nói chuyện, ứng biến nhanh nhạy, linh hoạt và khéo léo. Trong một cuộc họp báo quốc tế, một phóng viên Mỹ đứng lên đặt câu hỏi “thưa ông Hồ Chí Minh, ông đánh giá về vai trò của Mỹ trong khối SEATO ?”. Trước đó, tổng thống Sukarno, dù thể hiện sự ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong sự nghiệp thống nhất đất nước, vẫn đề nghị Hồ Chí Minh không nhắc đến tên nước Mỹ trong các phát biểu của mình trên đất Indonesia. Đơn giản bởi vì lúc đó chính phủ của Sukarno đang nhận viện trợ của Mỹ. Do đó, trong chuyến thăm Indonesia này, trả lời câu hỏi của phóng viên đó sẽ đòi hỏi sự khôn khéo. Hồ Chí Minh đã hỏi lại phóng viên:

“Ông là phóng viên của hãng nào?”

UPI – phóng viên dõng dạc xướng tên hãng

“Thưa ông, SEATO là một tổ chức của Đông Nam Á. Vậy sự có mặt của những nước không thuộc Đông Nam Á trong tổ chức này có hợp lý không?” – Hồ Chủ tịch tiếp tục. Trong khi phóng viên UPI im lặng, Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng ánh mắt về các phóng viên Liên Xô và Đông Âu.Một số tiếng “không”vang lên từ phía đó.Hồ chủ tịch khẽ lắc đầu “các vị là phóng viên của những hãng nhỏ mà trả lời được câu hỏi này.Thế mà ông phóng viên của một hãng hàng đầu thế giới lại không biết”.Phóng viên UPI lặng lẽ bước ra khỏi phòng họp báo. Ông Hoàng Túy nhận xét “tôi đã được nghe nhiều chuyện về cách ứng xử của Bác Hồ với người Pháp, người Liên Xô, hay người Trung

Quốc, nhưng những điều tận mắt chứng kiến như trên khiến tôi tin người ta đúng khi nói rằng có một phong cách Hồ Chí Minh”

Hồ Chí Minh luôn là một con người cởi mở chân tình, ngay cả trước báo giới. Bác luôn chú ý quan tâm tới tất cả mọi người, từ người có cương vị cao đến người có cương vị thấp, Bác không phân biệt ai cả. Ông E.P. Gladunop nguyên là Tham tán Công sứ Đại sứ quán Liên Xô, chủ tịch hội hữu nghị Nga – Việt, ông có vinh dự được nhiều lần gặp chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt ông còn được trực tiếp phiên dịch trong những cuộc gặp giữa Đại sứ Liên Xô X.A. Tốp-man-xi-a và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông chia sẻ “tôi vô cùng kính trọng Bác Hồ. Người không chỉ là một nhà chính trị kiệt xuất, mà còn là một con người có những phẩm chất rất tuyệt vời. Tôi muốn nói, hiện nay trải qua rất nhiều năm, tên tuổi Hồ Chí Minh vẫn được mọi người nhớ và kính trọng” [44, tr. 34].Ngày 1/1/1960, các đoàn ngoại giao và khách quốc tế tại Hà Nội đến phủ chủ tịch chúc tết. Cuối bữa tiệc, Bác cầm một quả táo to và túi kẹo đi đến chỗ ông đại sứ Ấn Độ “ngài đại sứ có đưa phu nhân sang đây không?”,vị tướng ngoại giao cảm động và lúng túng trả lời chỉ đưa theo cháu trai 9 tuổi, Bác nói “thế thì tôi gửi ông mang về cho cháu quả táo này và gửi cháu những cái hôn”, rồi Bác nói với quan khách “tết ở nhà các vị chẳng thiếu thứ gì. Nhưng xin các vị hãy cầm chút hoa quả trên bàn và mang về gọi là quà của Bác Hồ tặng các cháu ở nhà”.Mọi người ồ lên vui vẻ, nhưng hơn hết là xúc động trước sự quan tâm của Hồ Chủ tịch. Khi Hồ Chí Minh mất, báo Ánh điện (Ấn Độ) đã viết “Cụ Hồ đã kết hợp nhuần nhuyễn sự tao nhã cao quý với tác phong gần gũi rất dân chủ, giữa tự do không nghi thức với sự nghiêm chỉnh thận trọng, vì vậy Cụ Hồ có một sức hấp dẫn đặc biệt, không gì so sánh được” [46].

Tại hội những người Ấn nghiên cứu tình hình thế giới, trước khi vào đề Bác nói “báo cáo này hơi dài.Bao giờ các bạn không muốn nghe nữa thì xin cứ nói thật tôi sẽ kết thúc”. Mọi người cười và vỗ tay. Đọc xong bản báo cáo, Bác nói thêm “Việt Nam thống nhất không những ích lợi cho chúng tôi mà

còn ích lợi cho các bạn, vì các bạn sẽ khỏi tốn công nghiên cứu một vấn đề phức tạp.Và cũng ích lợi cho vị chủ tịch kính mến của chúng ta đây (ông Critxna Masaru là chủ tịch hội này và chủ tịch cả ủy ban kế hoạch Nhà nước). Vì Việt Nam thống nhất, mỗi năm sẽ có thể bán sang Ấn Độ hơn một triệu rưỡi tấn gạo để giúp giải quyết một phần vấn đề lương thực…” Mọi người lại cười vỗ tay nhiệt liệt. Thuật lại cuộc nói chuyện này, nhiều báo Ấn viết : Thái độ thật thà và khiêm tốn của chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy được cảm tình của mọi người đến nghe hôm nay.” [19, tr. 98]

Thái độ khiêm nhường trước các chính khác cũng là một nét ứng xử văn hóa Hồ Chí Minh trong hoạt động ngoại giao. Đây là con người vĩ đại nhưng không bao giờ Người tỏ ra là mình vĩ đại. Trong tiếp xúc với những đảng dân chủ cách mạng, trong những năm đầu cách mạng tháng Tám, Người đã ứng xử với phong cách của một nhà hoạt động chính trị lão luyện, một nhà ngoại giao từng trải. Đó là phong cách lịch lãm và tự chủ, bình tĩnh và đĩnh đạc,chủ động và tỉnh táo để vượt qua mọi cạm bẫy,đẩy lùi mọi đòn tấn công hiểm độc và mọi thủ đoạn xảo trá của đối phương. Phong cách đó đòi hỏi một sự tinh tế rất cao trong từng chữ, từng lời, cử chỉ, một lối chơi chữ sắc nhọn, một sự nén nhịn…tất cả đều được Hồ Chí Minh cân nhắc và sử dụng linh hoạt, thiên biến vạn hóa trong những cuộc giao tiếp phức tạp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một người quan tâm đặc biệt tới phụ nữ và trẻ em.Với các nhà báo nữ cũng thế. Khi cuộc họp báo ở Pari năm 1946 vừa kết thúc, nhân trên bàn có trang trí lọ hoa hồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng dậy tặng chị Flan Coise de Correze một bông hồng vì chị là nhà báo phụ nữ. Tuần báo Regard đã đăng tấm hình ghi nhận khoảnh khắc đó với lời bình “gần 40 năm đấu tranh cách mạng mà vẫn lịch thiệp như thường”. Hơn hai mươi năm sau, khi được tin Bác mất, Fran Coise de Correze đã ôm bó hoa hồng đến Đại sứ quán Việt Nam ở Paris viếng Bác và khóc nức nở. Trong vườn phủ chủ tịch, Người trồng cây ăn trái và rất nhiều hoa hồng và luôn tặng

hoa hồng hoặc trái cây cho khách quốc tế đến thăm Người. Còn khi tiếp khách, Người không quên tặng hoa cho phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ngoại giao hồ chí minh qua hoạt động thực tiễn của người (1945 – 1969) (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)