Nghĩa phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ngoại giao hồ chí minh qua hoạt động thực tiễn của người (1945 – 1969) (Trang 70 - 73)

3.1.1 Ý nghĩa lý luận

Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh luôn là cơ sở khoa học cho sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước, Bộ ngoại giao và các cơ quan trực thuộc; cung cấp những căn cứ khoa học đáng tin cậy cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước. Đồng thời, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là cơ sở niềm tin để tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đoàn kết quốc tế, là một bộ phận của phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.

Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh nằm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nên luôn đáp ứng được nhu cầu tăng cường công tác tư tưởng trong thời kỳ hiện nay. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng đã thu được những thành tựu bước đầu quan trọng. Tuy nhiên những diễn biến mới của tình hình trong nước và quốc tế đang đặt ta nhiều vấn đề lớn lao. Giai đoạn hiện nay của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi “Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và góp phần phát triển lý luận Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức của mình để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra”[1, tr. 5].

Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh hoa văn hóa Việt Nam. Người không chỉ là một nhà tư tưởng lỗi lạc về văn hóa, sáng tạo một nền văn hóa mới, văn hóa cách mạng Việt Nam, kiến tạo một thời đại mới trong lịch sử phát triển của nền văn hóa dân tộc; mà chính bản thân Người, những hoạt động đối ngoại của Người là hiện thân của nền văn hóa

mới. Tư duy ngoại giao của Người, cốt cách ngoại giao của Người là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, kết tinh giữa giá trị truyền thống với hiện đại, phương Đông với phương Tây, dân tộc và quốc tế. Cuộc đời ngoại giao của Người là biểu tượng cao đẹp của tinh thần độc lập tự chủ, của bản lĩnh ngoại giao tự lực tự cường, của nghệ thuật ngoại giao đầy sáng tạo và khôn khéo, của mẫu mực tuyệt vời về cách thức hoạt động đối ngoại từ lời nói, bài viết tới phong thái bên ngoài.

Phong cách gắn liền với bản chất của chủ thể. Do đó, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh còn mang một ý nghĩa to lớn là giúp hiểu rõ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong mối quan hệ thống nhất giữa tư tưởng và hành động của Người, góp phần thể hiện rõ đạo đức và nhân cách của Bác. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lý luận, nhà tư tưởng nhà chiến lược thiên tài mà còn là một nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất. Điều này có ý nghĩa rất lớn với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong cách ngoại giao vừa là tài sản tinh thần vô giá soi đường cho cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam; đồng thời đập tan những luận điệu xuyên tạc về Người, làm sáng tỏ vai trò của Người trước vận mệnh dân tộc cũng như trong phong trào cách mạng thế giới.

3.1.2 Ý nghĩa thực tiễn

Khi nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh thì bạn bè năm châu nghĩ ngay đến một con người cống hiến suốt đời cho nền độc lập tự do của dân tộc, một danh nhân văn hóa luôn đấu tranh vì nền hòa bình dân chủ bác ái toàn nhân loại. Nhưng ý nghĩa này không chỉ dừng lại ở một cá nhân, mà trước vai trò của lịch sử thì cá nhân chính là đại diện cho cả một dân tộc. Con người nhân đạo này đã làm giàu đẹp thêm hình ảnh dân tộc Việt Nam, tạo nên một hình ảnh dân tộc Việt Nam thân thiện yêu độc lập tự do, hiền hòa nhưng cũng rất anh hùng trong chiến đấu. Người là biểu tượng, là tấm gương của lớp lớp bao thế hệ, từ những con người Việt Nam đến nhân loại cần lao trên toàn

cầu.Chính vì lẽ đó mà khi nhắc đến Hồ Chí Minh, người ta nghĩ ngay đến Việt Nam và ngược lại.

Bằng con đường ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem hai tiếng Việt Nam đi khắp năm châu, ghi tên trên bản đồ thế giới. Và cũng bằng rất nhiều nỗ lực ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà các nước dân công nhận và thiết lập quan hệ đối ngoại với Việt Nam.Kết hợp với những thắng lợi về quân sự trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Việt Nam đã dần khẳng định vị thế của mình trên trường chính trị thế giới.Từ đây, quan hệ kinh tế cũng được thiết lập. Như vậy chiếc cầu nối Việt Nam với thế giới đã được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng bằng con đường ngoại giao đã mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Càng ngày trong thực tế, những thành quả vượt bậc trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội của nước ta càng khẳng định thêm giá trị thực tiễn to lớn của phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh.

Đối với riêng ngành ngoại giao, phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời là vị bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã là người định hình, xây dựng nên đường lối ngoại giao cho cả dân tộc, mà cho đến ngày nay đường lối ngoại giao này vẫn mãi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Phong cách ngoại giao luôn là kim chỉ nam cho hoạt động của cán bộ ngành ngoại giao. Trong điều kiện diễn biến phức tạp thì những vấn đề được đúc rút ra từ phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh sẽ luôn giúp cán bộ ngành ngoại giao giữ vững định hướng trong hoạt động đối ngoại và ứng biến trong tình hình nhạy cảm sao cho đáp ứng được những vấn đề thực tiễn đổi mới đặt ra.

Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh để lại nhiều bài học cao quý. Đó là các bài học luôn giữ vững mục tiêu, giương cao ngọn cờ chính nghĩa vì độc lập thống nhất và chủ nghĩa xã hội; bài học về tinh thần tự chủ tự cường; đoàn kết tất cả các lực lượng có thể đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống đế quốc; phát huy quan hệ gắn bó giữa nhiệm vụ đối nội và nhiệm vụ đối ngoại, giữa

lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế; giữ vững mục tiêu, nhân nhượng có nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”; bài học về ứng xử ngoại giao đặc biệt trong các tình huống nhạy cảm, bài học về biết người biết ta và tăng cường văn hóa trong các hoạt động đối ngoại, bài học về phối hợp các mặt trận, tận dụng thời cơ, dự báo tình hình để giành thắng lợi từng bước trong ngoại giao. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, vấn đề dự kiến nhiều khả năng có thể xảy ra để có biện pháp tác động, phương án giải quyết chủ động thích hợp đặc biệt quan trọng.

Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh là phong cách ứng xử văn hóa. Do đó, về mặt thực tiễn phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh mang ý nghĩa là tấm gương sáng ngời về ngoại giao văn hóa. Chính sách ngoại giao văn hóa là góp phần thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, kết hợp giao lưu văn hóa với thúc đẩy quan hệ chính trị và kinh tế nhằm đạt mục tiêu cơ bản về phát triển, về an ninh và tăng cường vị thế quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ngoại giao hồ chí minh qua hoạt động thực tiễn của người (1945 – 1969) (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)