3.2 Nội dung vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh trong giai đoạn
3.2.1 Tính cấp thiết của vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh
đoạn hiện nay
3.2.1 Tính cấp thiết của vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay trong giai đoạn hiện nay
Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động. Do đó, việc vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh vào thực tế đối ngoại của Việt Nam là xuất phát từ hoàn cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động, đó là:
Từ khi trật tự thế giới hai cực chấm dứt, cục diện thế giới thay đổi nhanh chóng và phức tạp.Các nước lớn điều chỉnh mạnh mẽ về chiến lược vàluôn thể hiện vai trò chi phối đời sống quốc tế.Chỉ một quyết sách của các cường quốc cũng đủ gây lên xáo trộn tới đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa thế giới. Do vậy là một nước nhỏ, khi hoạch định chính sách đối ngoại, chúng ta cần phải nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng để biết “lựa chiều” từ chính sách đối ngoại của các nước trên.
Kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia, dân tộc.Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy nhiều thay đổi trong các mối quan hệ hợp tác ở khu vực và trên toàn cầu với sự vươn lên mạnh mẽ của các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. Kinh tế thế giới đang trải qua một cuộc cải cách, từ cơ cấu sản xuất, tiêu dùng, tài chính tiền tệ cho tới chính sách, cơ chế quản lý, quan hệ kinh tế quốc tế đang được sắp xếp lại.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại phát triển tăng tốc mang lại những biến đổi sâu sắc và nhanh chóng về mọi mặt trong đời sống nhân loại. Trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, hòa bình hợp tác phát triển vẫn là xu thế lớn.Bên cạnh đó vẫn tồn tại xu thế chạy đua vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp lật đổ diễn ra gay gắt. Cuộc đấu tranh chính trị diễn ra quyết liệt dưới những hình thức mới “diễn biến hòa bình” và chống “diễn biến hòa bình” vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa đối thoại vừa đối đầu.
Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa được tăng cường, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương. Do đó, xu hướng đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Những vấn đề như biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai dịch bệnh… diễn biến ngày càng phức tạp, với quy mô và ảnh hưởng sâu rộng và nằm ngoài khả năng giải quyết của một quốc gia đơn lẻ nào. Các diễn đàn hợp tác khu vực, liên khu vực cũng như toàn cầu ngày càng được đề cao. Chính thông qua các cơ chế, diễn đàn đa phương này, các quốc gia đặc biệt là những nước vừa và nhỏ đều muốn tạo dựng một thế trận ngoại giao hữu hiệu bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao hình ảnh và vai trò trên trường quốc tế trong tình hình mới, đồng thời phối hợp hành động và điều phối nguồn lực để cùng ứng phó hiệu quả với những thách thức toàn cầu hiện nay.
Thế kỷ 21 với sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ đã dự báo một thế kỷ đầy biến động và phức tạp. Thế giới đang chứng kiến hai cuộc chiến tranh nóng kéo dài ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan, sự xáo động xã hội dữ dội ở Trung Đông, Bắc Phi, không ít cuộc khủng bố xung đột và căng thẳng về chủ quyền lãnh thổ và tài nguyên, kể cả trên biển Đông, sức mạnh quốc gia và bàn cờ quốc tế đang dịch chuyển mạnh. Những vấn đề chiến tranh và hòa bình vẫn là mối lo lớn của loài người mặc dù hòa bình vẫn là nguyện vọng cháy bỏng của các dân tộc. Khoa học và công nghệ sẽ phát triển còn nhanh hơn, tác động sâu sắc hơn tới tất cả các khía cạnh của đời sống chính tri, kinh tế, và xã hội loài người; như thế cuộc chạy đua về công nghệ sẽ còn gay gắt hơn, dẫn tới sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia và châu lục sẽ vẫn còn là vấn đề bức xúc.
Đây cũng là thế kỷ chúng ta tiếp tục xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ nghĩa xã hội trong điều kiện tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến mau lẹ, khó lường, dồn dập về cường độ, rộng lớn về phạm vi, sâu sắc về ý nghĩa cho thấy cục diện ẩn chứa nhiều nhân tố bất định, và vẫn phải cảnh giác đối phó với những ý đồ can thiệp chống phá, thực hiện diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Lịch sử đất nước đã bao lần bị giặc xâm lăng, một phần lãnh thổ thiêng liêng của đất nước vẫn còn bị nước ngoài chiếm đóng, chủ quyền lãnh thổ vẫn còn nguy cơ bị nước ngoài đe dọa, xâm phạm, tạo nên một thách thức vô cùng to lớn đối với nước ta. Mặc dù chúng ta được đón nhận những thuận lợi từ toàn cầu hóa, của những thành tựu khoa học và công nghệ, nhưng chúng ta cũng phải đối mặt với nguy cơ bị tụt hậu về kinh tế, đặc biệt là nguy cơ nền độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa.Thách thức này đòi hỏi dân tộc ta phải luôn tỉnh táo nắm bắt chọn lựa chính xác cách hành xử thích hợp.
Chúng ta biết con đường chúng ta đi, biết rõ sự lựa chọn của chúng ta, đó là tiếp tục đổi mới, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đó là xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sự
nghiệp này đòi hỏi cố gắng phấn đấu vượt bậc của toàn Đảng, tàn dân và toàn quân, sự tham gia đóng góp của bất cứ ai trong mình mang dòng máu và tâm hồn con Lạc cháu Hồng. Sự nghiệp này cũng đòi hỏi ngành ngoại giao phải tham gia tích cực hơn nữa, đóng góp nhiều và hiệu quả hơn nữa. Trước hết đòi hỏi ngành ngoại giao phát huy xứng đáng thành quả cách mạng đã đạt được, tuyệt đối trung thành với lợi ích dân tộc, tạo thời cơ vận hội mới cho đất nước, ngoại giao Việt Nam phải góp phần tạo ra thế đứng ổn định lâu bền và có lợi nhất cho đất nước, phải là lực lượng chủ lực, đi đầu trong việc tạo dựng và thực hiện hội nhập quốc tế, tăng cường hơn nữa công tác phục vụ kinh tế. Trong hoàn cảnh chồng chéo của các mối quan hệ, trong sự cọ xát và tương tác của các lợi ích, ngoại giao Việt Nam phải có sự suy xét hiện tại và lâu dài, phải có dự báo và chuẩn bị cho tương lai, phải chủ động và linh hoạt ra sao để thực hiện tốt lợi ích quốc gia mình, để thực hiện triệt để và thành công chính sách đối ngoại “Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước” trên cơ sở giữ vững những nguyên tắc cơ bản về đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân tiến bộ thế giới. Những nhiệm vụ to lớn này đòi hỏi toàn ngành ngoại giao luôn tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, hay nói cách khác là hoàn cảnh thế giới và trong nước này đặt vấn đề cho vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh vào thực tiễn một cách cấp thiết. Những giá trị tinh túy nhất của truyền thống ngoại giao Việt Nam chứa đựng trong phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh sẽ là sự đảm bảo cho thắng lợi của ngành, cũng là thắng lợi của lợi ích quốc gia chúng ta ứng phó với cái “vạn biến” trong thời kỳ tới.
Bộ chính trị (khóa X) đã ban hành chỉ thị 06 – CT/TW về “Tổ chức cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong 4 năm cuộc vận động đã nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực của cán bộ Đảng, và nhân dân, Kết quả cuộc vận động đã khẳng định học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất quan trọng và cần thiết, chẳng
những đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Tiếp theo đó, Bộ chính trị ban hành chỉ thị 03–CT/TW, tổ chức học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bao gồm cả việc học tập và làm theo tác phong, phong cách của Bác thể hiện cụ thể trong công việc thường ngày, trong quan hệ với nhân dân, đồng chí, đồng nghiệp, đặc biệt nhấn mạnh việc làm theo qua những hành vi thiết thực, cụ thể.
Qua sự chỉ đạo của Đảng, ta có thể thấy tầm quan trọng và hiệu quả của công tác học tập và làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Như thế, sự vận dụng phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh vào thực tế sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn về nhận thức của mọi người về phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh. Đồng thời nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện theo phong cách ngoại giao của Người không chỉ dừng ở đối tượng là cán bộ làm công tác ngoại giao, sinh viên ngành quan hệ quốc tế mà còn mở rộng ra cả quần chúng nhân dân nữa.