Phong cách nói gần gũi, dễ cảm hóa và mang tính thuyết phục cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ngoại giao hồ chí minh qua hoạt động thực tiễn của người (1945 – 1969) (Trang 59 - 63)

2.4 Phong cách diễn đạt

2.4.1 Phong cách nói gần gũi, dễ cảm hóa và mang tính thuyết phục cao

Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu biết sâu rộng văn hoá, tâm lý cùng sở thích và ý định của người đối thoại để chọn lựa một cách nói thích hợp. Dù người đối thoại có thể là một nguyên thủ quốc gia, một chính khách, một trí thức, nhà báo, công chức hay một công dân bình thường, thì bao giờ người cũng dùng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn và dễ hiểu. Đôi lúc Người cũng diễn đạt một cách hài hước, ví von nhưng vẫn giữ được sự tinh tế, sâu sắc để người nghe dễ cảm nhận. Đó là sự kết hợp hài hòa của những vấn đề lý luận phức tạp, với cái giản dị, của tính dân gian và tính bác học, của truyền thống với hiện đại, phương Đông với phương Tây, từ đó tạo nên sức cuốn hút đối với người nghe người đọc.

Trước hết trong giao tiếp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cố gắng tìm điểm tương đồng về ý tưởng, tâm hồn, văn hóa nhằm mục đích vừa tạo sự gần gũi, vừa nâng cao tính thuyết phục đối phương. Những lời nói của Người hết sức tự nhiên, khơi dậy tình cảm nhân văn của người đối thoại, thuyết phục họ chấp nhận đạo lý và lẽ phải. Khi sang Pháp đàm phán năm 1946, Người nói trước báo chí Pháp: “triết lý đạo Khổng và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức ‘kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (điều mình không

muốn thì chớ làm cho người khác). Tôi tin rằng hội nghị sắp tới sẽ đi tới những kết quả tốt đẹp” [37]. Khi viếng thăm đài liệt sĩ ở Valinin, Người nói “trông thấy nghĩa sĩ Pháp vì độc lập tự do mà bị người Đức tàn sát khiến cho thêm nỗi cảm động ngậm ngùi. Quyền độc lập tự do ở nước nào cũng vậy, đều do xương máu của những nghĩa sĩ và đoàn kết của toàn quốc mà xây dựng lên. Vậy nên những người chân chính ham chuộng độc lập tự do của nước mình thì phải kính trọng độc lập tự do của dân tộc khác” [37].

Trong chuyến thăm chín nước xã hội chủ nghĩa anh em năm 1957, để thể hiện tình cảm chân thành gần gũi của mình, Người thường dùng các từ như “anh em”, “các bạn’, “chúng ta” hoặc “đại gia đình”. Trong các cuộc tiếp xúc, Người bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc về sự ủng hộ vật chất cũng như tinh thần của các nước anh em, nhấn mạnh sự đoàn kết hơn nữa để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khơi gợi tình cảm gần gũi anh em, cùng chung mục đích vì hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội, Người nói “cuộc đi thăm của các nước anh em vừa rồi, tính thời giờ là 55 ngày, tính đường đất thì cả đi lẫn về là gần bốn vạn cây số, nghĩa là gần đường dài vòng quanh trái đất. Thế mà đến đâu, chúng tôi cũng không thấy xa lạ, đến đâu cũng là đồng chí đồng tâm, vì 900 triệu người trong gia đình các nước xã hội chủ nghĩa đều đoàn kết như anh em một nhà. Thế mới biết đại gia đình xã hội chủ nghĩa chúng ta thật là to lớn, hùng mạnh, vĩ đại. Việt Nam ta có quyền tự hào là một bộ phận trong đại gia đình vẻ vang ấy” [19, tr. 491].

Trong bầu không khí thân tình bạn bè đồng chí, chủ tịch Hồ Chí Minh thường bày tỏ tình cảm hữu nghị thắm thiết và chân tình bằng thơ. Trong bài phát biểu khi tiễn tổng thống Indonesia Xu-cac-nô tại sân bay Gia Lâm ngày 29 tháng 6 năm 1959, chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “nhớ nhung trong lúc chia tay/ Tấm lòng lưu luyến cùng bay theo Người/ Người về Tổ quốc xa khơi/ Chúc Người thắng lợi, chúc Người bình an” [20, tr. 479]. Tại buổi lễ tiễn vua Lào và đoàn đại biểu cấp cao vương quốc Làothăm Việt Nam vào tháng 3 năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng khẩu mấy vần thơ tuyệt tác “thương

nhau mấy núi cũng trèo/ Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua/ Việt, Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” [22, tr. 44].

Hồ Chí Minh thuyết phục và cuốn hút người nghe bởi ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, và cách so sánh rất hóm hỉnh của mình. Trả lời báo ngày 3/5/1947, Người nói: chắc nhân dân Pháp sẽ hỏi rằng không có tiền mua lúa để nuôi sống nhân dân Pháp, sao lại có hàng muôn triệu mua bom để giết hại dân Việt Nam và dân Madagatxca. Nếu nước Pháp muốn phục hưng và muốn giải quyết mọi vấn đề khó khăn thì không gì bằng cộng tác một cách thật thà và bình đẳng với các dân tộc hải ngoại. Nếu cứ dùng chính vũ lực ở hải ngoại thì hoàn cảnh trong nước Pháp ngày càng khó khăn.Khi trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Đê-vit-sơ-Brum ngôn ngữ của Người luôn giàu hình ảnh liên hệ “nhân dân Việt Nam khao khát độc lập và hòa bình và nhất định giành được độc lập và hòa bình.Chiến đấu chắc sẽ là gay go nhưng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng. Chúng tôi có một đạo quân ít ra cũng mạnh bằng xe tăng đại bác đó là chủ nghĩa dân tộc và chúng tôi có hàng triệu mái nhà, mỗi mái nhà là một con ngựa thành Tơ roa sẵn sàng quật lại bất cứ quân đội xâm lược nào” [37].

Trong nhiều tình huống ngoại giao phức tạp, với vốn tri thức sâu rộng và sự nhạy bén chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng câu hỏi thay cho câu trả lời. Khi trả lời nhà báo Mỹ về vấn đề Việt Nam, Người đã dùng câu hỏi đầy thuyết phục “Mỹ đã nhận Phi Luật Tân độc lập , Anh đã hứa Ấn Độ độc lập . Không lẽ một nước tiên tiến như nước Pháp, vì bọn thực dân phản động, mà cam chịu tiếng bất nhân không công nhận Việt Nam độc lập ?”[16, tr. 8]. Trả lời nhà báo A.Steele phóng viên báo Mỹ New York Herald Tri bune , Người đã hỏi lại “tôi muốn hỏi nhân dân Mỹ một câu này, và mong ông cho tôi biết những câu trả lời của nhân dân Mỹ. Nếu Pháp hoặc một ai khác xâm phạm nước Mỹ, giết người đốt phá thành phố và làng mạc Mỹ, với mục đích là để bắt Mỹ làm nô lệ, thì nhân dân Mỹ sẽ đối phó như thế nào?” [19, tr. 351]

Người cũng rất khéo léo trong mọi tình huống dù là nhạy cảm nhất. Khi thăm Ấn Độ, trong cuộc họp báo, một nhà báo Mỹ hỏi quan điểm của Chủ

tịch Hồ Chí Minh về Casơmia, là vấn đề Pakixtan đang tranh chấp với nước chủ nhà, Bác trả lời rất khéo léo “nếu nói đến Casơmia thì cũng phải nói đến Đêli, Bănggalo, Bombay…Như thế thì sẽ phải nhiều thì giờ lắm!”. Khi được hỏi “hiện nay có tin nói rằng Ngài và Mao Trạch Đông, lãnh tụ Trung Cộng đã liên lạc mật thiết với nhau, và có tin phao đồn khắp nơi rằng Ngài chủ trương cộng sản theo kiểu Mạc Tư Khoa. Vậy sự thực như thế nào? Người trả lời rất điềm tĩnh “đó là tuyên truyền xảo trá của thực dân Pháp,không có gì lạ. Chỉ lạ rằng, nhiều người ngoại quốc thông minh cũng tin lời xảo trá ấy” [16, tr.283].

Khi cần thiết, Người chủ động tiến công bằng lời lẽ ngắn gọn, sắc bén, làm cho đối phương bị động, lúng túng nhưng vẫn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của dư luận.Khi tướng Ra-un- Xa-lăng mời “ngài Hồ Chí Minh” uống nước, Bác đã ngắt lời và nói “tôi đã mời tướng quân Xa-lăng, chứ không mời Ngài Xa-lăng”, đã làm cho ông ta bối rối. Ý định của ông ta là không công nhận chức Chủ tịch của Hồ Chí Minh, tức là cũng không công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.Khó có thể kể hết tài ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau những ngày lập nước.Cuộc hội kiến tại Vịnh Hạ Long, thực chất là viên đô đốc Đăc-giăng-liơ muốn đem phô trương sức mạnh của hạm đội hải quân trước Hồ Chủ tịch. Trên máy bay trở về Hà nội, Hồ chủ tịch đã nói với đại diện Pháp “nếu đô đốc muốn đem tàu bè ra lung lạc tôi thì ông ta đã lầm to. Những tàu đó không thể nào đi ngược dòng sông của chúng tôi. Thế kỷ XIII quân dân nhà Trần đã đánh tan những chiến thuyền của đế quốc Nguyên Mông ngược sông Bạch Đằng vào xâm lược nước tôi” [28, tr. 34]. Người tấn công ngoại giao bằng những ngôn ngữ rất sắc bén “Việt Nam xa cách Hoa Kỳ hàng vạn dặm.Nhân dân Việt Nam và nhân dân Hoa Kỳ không thù oán gì nhau. Ông có lý do gì mà gây nên cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam, hoang phí hàng tỉ đôla của nhân dân Hoa Kỳ để ủng hộ một chính quyền thối nát độc tài?”.Một lần khác, Người nói đầy dũng mãnh “này Tổng thống Giôn Xơn, Ngài hãy công khai trả lời trước nhân dân Mỹ và

nhân dân thế giới câu hỏi này: Ai phá hoại hiệp định Giơnervơ là hiệp định bảo đảm độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược quân đội Hoa Kỳ hay là chính phủ Mỹ đã đemquân đội Hoa Kỳ đến xâm lược Việt Nam và giết hại con người Việt Nam. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa.Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá song nhân dân Việt Nam quyết không sợ, không có gì quý hơn độc lập tự do” [19, tr. 564].

Người luôn tạo ra những tiếng cười hóm hỉnh. Năm 1946, Bác sang Pháp, Người phụ trách làm hộ chiếu xin phép Bác làm thủ tục, Bác vui vẻ: chú cứ hỏi Bác trả lời đầy đủ. Đến câu thân sinh Bác tên gì, Bác cười trả lời hóm hỉnh “Bác là Hồ Chí Minh thì ông cụ thân sinh là Hồ Chí Thông”.Mọi người nhìn nhau cười vui vẻ. Một lần nhà báo nước ngoài hỏi Bác “Có phải Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc không?”, Bác cười và trả lời “ông cứ đến hỏi ông Nguyễn Ái Quốc thì rõ”. Lần khác khi được đặt câu hỏi “thưa chủ tịch, trước hoạt động ở nước ngoài, vào tù ra khám, nay làm chủ tịch nước, Chủ tịch có thấy có gì thay đổi trong đời mình không?”. Bác trà lời “không gì thay đổi cả, lúc bị tù ở Liễu Châu luôn có hai lính gác giải đi, lúc trong tù mỗi ngày 5 phút được hai người lính bồng súng dẫn ra dạo chơi. Nay làm Chủ tịch nước đi đâu cũng có hai đồng chí mang súng lục đi theo, ông thấy có gì thay đổi không nào?” [28, tr. 67].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách ngoại giao hồ chí minh qua hoạt động thực tiễn của người (1945 – 1969) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)