Đặc điểm của tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 35 - 42)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam

1.2.3. Đặc điểm của tài liệu

1.2.3.1. Hình thức tài liệu

a) Về vật mang tin

Khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) tại TTLTQG III bao gồm nhiều loại giấy có chất liệu, trọng lƣợng khác nhau nhƣ: giấy in, giấy pôluya, giấy dó, giấy da với độ dày, mỏng và màu sắc giấy khác nhau: màu trắng, trắng đục, xanh nhạt, hồng... Đa phần, tài liệu đƣợc đánh máy, in trên giấy có độ trắng trung bình có trƣờng hợp sử dụng giấy dó hoặc giấy có độ trắng kém, thậm chí rất đen. Bên cạnh đó, có rất nhiều tài liệu là bản viết tay trên các cuốn sổ, tờ bìa.

b) Về kích thƣớc tài liệu

Khối tài liệu có kích thƣớc rất đa dạng, lớn, nhỏ khác nhau chủ yếu là giấy khổ A4, một số tài liệu lớn hơn khổ A4. Một số tài liệu viết tay có kích thƣớc là các tờ giấy bản nhỏ khổ A5. Ngoài ra, có một số lƣợng lớn các cuốn sổ, bảng, biểu thống kê, danh sách các cơ quan và các loại mặt hàng viện trợ trên giấy khổ A3.

c) Về kỹ thuật chế tác

Qua nghiên cứu, khảo sát tài liệu giai đoạn này, chúng tôi thấy hầu hết văn bản đƣợc đánh máy, in rô-nê-ô, nhƣng cũng có những văn bản đƣợc viết tay bằng mực màu: đen, xanh, đỏ khác nhau.

d) Tình trạng vật lý

Hiện nay, phần lớn tài liệu bảo quản tại TTLTQG III đều đã đƣợc tổ chức khoa học và đƣợc tu bổ, phục chế. Nhiều tài liệu còn nguyên vẹn, có thể khai thác, sử dụng mà không gặp quá nhiều khó khăn. Nhƣng bên cạnh đó, còn có một số tài liệu đã bị ăn mòn bởi axit trong giấy, bị mối xông chƣa đƣợc đƣa ra tu bổ phục chế nên rất mỏng, bị mủn, bị thủng, rách, mất chữ, mờ chữ, nhòe chữ hoặc mất một phần văn bản nên không còn đọc đƣợc chính xác nội dung nhƣ các số liệu, tên ngƣời hoặc tên địa danh.

Ví dụ: Trong một số hồ sơ, tài liệu đã bị mờ hết chữ không còn đọc đƣợc bất kỳ một thông tin nào nhƣ một số văn bản, tài liệu thuộc phông UBTNCP: hồ sơ 3073 tờ 39 - 42, hồ sơ 3183, hồ sơ 3205 tờ 139 - 140, 166.

e) Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản

- Trong giai đoạn này, do các cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ta chƣa ban hành văn bản quy định, hƣớng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày các yếu tố trong văn bản nên giữa các cơ quan, tổ chức và trong cùng một cơ quan, tổ chức chƣa có sự thống nhất.

Ví dụ 1:Về thành phần Quốc hiệu

Công văn số 1188/TC/TDT/P4 ngày 25/4/1960 của Bộ Tài chính về việc thống nhất số liệu sử dụng viện trợ, vay nợ [68, tr.22], thành phần quốc hiệu đƣợc trình bày nhƣ sau:

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA độc lập tự do hạnh phúc

Báo cáo số 1810 ngày 17/5/1960 của Bộ Ngoại thƣơng về báo cáo tổng hợp hàng về 6 năm từ 1955 - 1960 [68, tr.04], thành phần Quốc hiệu đƣợc trình bày nhƣ sau:

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc- lập Tự - do Hạnh- phúc

Ví dụ 2: Về cách trình bày tên loại văn bản. Cùng là thể loại báo cáo nhƣng trong mỗi văn bản của các cơ quan lại có cách trình bày khác nhau:

Báo cáo của Đoàn đàm phán trao đổi Nội thƣơng và Hợp tác xã với Liên Xô - Bộ Nội thƣơng ngày 13/5/1971 [31, tr.04] trình bày nhƣ sau:

Kính gửi: Bộ Nội thƣơng

Báo cáo Tổng kết đàm phán trao đổi hàng hóa giữa Bộ nội thƣơng nƣớc VNDCCH với Bộ Thƣơng nghiệp Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết

Báo cáo số 49/QLVT ngày 03/5/1975 của UBTNCP [49, tr.01] trình bày nhƣ sau: BÁO CÁO SƠ KẾT

Tình hình tiếp nhận viện trợ khẩn cấp tại các sân bay Gia Lâm và Nội Bài từ

07/4/1975 đến chiều 26/4/1975

- Có rất nhiều văn bản không có đầy đủ các yếu tố về thể thức văn bản. Do đặc thù về điều kiện hình thành khối tài liệu nên các hồ sơ thƣờng có rất ít bản chính văn bản, nhiều văn bản không đảm bảo về mặt thể thức. Trong đó hầu hết là các bản dự thảo, bản viết tay không có thông tin về cơ quan ban hành văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; số, ký hiệu văn bản; chữ ký của ngƣời có thẩm quyền và dấu cơ quan… Thậm chí có nhiều hồ sơ trong đó toàn bộ các văn bản bên trong đều thiếu các yếu tố về thể thức nêu trên.

Ví dụ: Hồ sơ 9853, phông Bộ Tài Chính: Báo cáo tình hình vay và viện trợ khu vực các nƣớc XHCN từ 1955 - 1975 toàn bộ hồ sơ là các bảng thống kê, không có các yếu tố về cơ quan ban hành văn bản, thời gian, con dấu và chữ ký của ngƣời có thẩm quyền.

- Đối với Công văn, thƣờng ghi chữ "Trích yếu" ở đầu phần trích yếu nội dung của văn bản.

Ví dụ: Công văn số 4359/BYO/CB ngày 30/6/1955 của Vụ Fòng Bệnh Chữa Bệnh - Bộ Y tế ghi trích yếu là: “Trích yếu: Dụng cụ hiện đại hóa bệnh viện” [73, tr.13]

- Còn tồn tại tình trạng phần nội dung văn bản đƣợc đánh máy bằng chữ không có dấu. Điều này đã gây mất thời gian và khó khăn rất lớn đối với độc giả. Để khai thác đƣợc thông tin một cách đầy đủ, chính xác các tài liệu này, chúng tôi

thƣờng phải đọc rất kỹ nội dung văn bản, trong một số trƣờng hợp cần phải đoán hoặc so sánh các từ ngữ trong văn bản đó với những văn bản khác để hiểu ý nghĩa. Riêng đối với các từ chỉ địa danh của nƣớc ngoài hoặc tên riêng của nhân vật nào đó nhiều khi chúng tôi không thể biết một cách chính xác nếu không tìm hiểu bằng các nguồn thông tin khác.

Ví dụ: Trong tờ 133 hồ sơ 1581 phông Quốc hội, phần dịch bức thƣ gửi cho đồng chí Trƣờng Chinh vào ngày 30/4/1965, tác giả văn bản đƣợc ghi là: “Chủ tịch Uy ban Thƣơng nhiêm Hôi nghi nhân dân tôi cao nƣơc CHDCND Triêu Tiên THOI DUNG KIEN”. Để hiểu một cách chính xác về chức vụ và họ tên của tác giả bức thƣ, chúng tôi đã tìm hiểu một số văn bản có liên quan nhƣ bức thƣ ngày 27/5/1965 cũng của cùng tác giả nhƣng cả hai tài liệu đều ghi tên, chức vụ tác giả nhƣ vậy. Qua tìm hiểu các nguồn thông tin chúng tôi biết đƣợc chức danh của tác giả là “Chủ tịch Ủy ban Thƣờng nhiệm” còn họ tên của tác giả thì chƣa thể biết chính xác.

- Một số văn bản dịch ra tiếng Việt không thống nhất.

Ví dụ: Trong hai bức thƣ gửi cho đồng chí Trƣờng Chinh vào ngày 30/4/1965 và ngày 27/5/1965 có cùng một tác giả nhƣng tên cơ quan lại không thống nhất. Trong bức thƣ ngày 30/4 tác giả là “Chủ tịch Uy ban Thƣơng nhiêm Hôi nghi nhân dân tôi cao nƣơc CHDCND Triêu Tiên THOI DUNG KIEN” [10, tr.132-133], bức thƣ ngày 27/5 ghi là “Chủ tịch Uy ban Thƣơng vu Hôi nghi nhân dân tôi cao nƣơc CHDCND Triêu Tiên THOI DUNG KIEN” [10, tr.151-152]

- Có rất nhiều văn bản mật. Do đặc thù về hoàn cảnh lịch sử và nội dung tài liệu nên trong giai đoạn này có nhiều văn bản, tài liệu đóng dấu chỉ các mức độ mật. Các văn bản thƣờng là: Hiệp định, Nghị định thƣ, Báo cáo tổng kết... Thậm chí, có một số lƣợng lớn hồ sơ trong danh mục tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam (1955 - 1975) tất cả các văn bản bên trong đều là văn bản mật, tối mật, tuyệt mật không thể tiếp cận.

Ví dụ: Một số hồ sơ thuộc các phông lƣu trữ có độ mật hoàn toàn, không thể tiếp cận nhƣ:

Hồ sơ 5425, phông Bộ Y tế: Báo cáo tổng kết hàng viện trợ, tình hình tiếp nhận và bảo quản hàng viện trợ năm 1954 - 1955 của Vụ Bào chế - Bộ Y tế.

- Hồ sơ 5630 phông Bộ Y tế: Hiệp định và kế hoạch thi hành Hiệp định Hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và các nƣớc năm 1960.

- Hồ sơ 9410, phông Bộ Tài chính: Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ CHDC Đức về việc Đức giao hàng và kỹ thuật viện trợ cho Việt Nam trong tháng 5/1956...

Hồ sơ 1664, phông Bộ Văn hóa: Báo cáo của đoàn đại biểu trí thức Việt Nam đi dự ngày trí thức Pháp ủng hộ Việt Nam tại Paris, năm 1968.

Hồ sơ 1735, phông Bộ Văn hóa: Công văn của Phủ Thủ tƣớng, Báo cáo của Hội Mỹ thuật về việc triển lãm tranh mỹ thuật chống Mỹ cứu nƣớc trƣng bày tại Trung Quốc từ ngày 04/1 - 16/5/1972.

1.2.3.2. Về ngôn ngữ và văn phong

a) Về ngôn ngữ

Do đặc thù về nội dung tài liên quan đến các hoạt động ngoại giao và đƣợc sản sinh bởi các cơ quan tổ chức nhà nƣớc cấp cao nên khối tài liệu có hai đặc điểm nổi bật nhƣ sau: thứ nhất, hầu hết tài liệu đƣợc đánh máy hoặc viết tay bằng ngôn ngữ tiếng Việt, có dấu; thứ hai là có rất nhiều tài liệu nguyên bản tiếng nƣớc ngoài. Đây là hai đặc điểm nổi bật của khối tài liệu mà không phải khối tài liệu nào cũng có. Khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam có rất nhiều tài liệu bằng các thứ tiếng khác nhau nhƣ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Thái Lan, tiếng Căm-pu-chia… Trong các hồ sơ này, ngoài bản gốc thì hầu hết các văn bản, tài liệu đều đƣợc dịch ra tiếng Việt nhƣ Hiệp định, Nghị định thƣ, Thƣ, Điện thƣ, Bản Tuyên bố, Hợp đồng, Công văn trao đổi, các bài báo… Còn lại một số văn bản, tài liệu là nguyên bản tiếng nƣớc ngoài, không đƣợc dịch, những văn bản này thƣờng là các Hóa đơn, Phiếu giao hàng viện trợ của các nƣớc bạn cho Việt Nam.

b) Về văn phong

Văn phong trong văn bản, tài liệu rất đa dạng, phong phú. Những tài liệu nguyên bản tiếng nƣớc ngoài chúng tôi không phân tích. Các tài liệu tiếng Việt có một số đặc điểm cơ bản sau:

+ Nhiều văn bản có văn phong hành chính và văn phong ngoại giao trang trọng nhƣ các loại Công văn, Thông báo, Báo cáo, các Bản ghi nhớ, Hiệp định, Nghị định thƣ, Thƣ cảm ơn…

+ Có một số lƣợng lớn sử dụng văn nói. Các văn bản này thƣờng là Công văn, Báo cáo của các đại sứ, các đoàn cán bộ đi công tác, học tập ở nƣớc ngoài hoặc các đơn vị, tổ chức báo cáo tình hình tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ của các nƣớc bạn.

Ví dụ: Trong Báo cáo kết quả đàm phán viện trợ năm 1965, 1966 do Phó Thủ tƣớng Lê Thanh Nghị trƣớc Bộ Chính trị năm 1965 có đoạn “Nếu tính cả phần thiết bị toàn bộ do Trung Quốc giúp và cả số tiền nợ cũ về lương thực và phân bón lần này Trung Quốc cũng cho ta luôn, thì tổng số đã ký lên tới 310 triệu rúp

Những thiết bị và vật tư ấy tuy ít so với yêu cầu của ta đề ra nhưng so với tính chất yêu cầu cấp thiết của ta như vậy cũng không phải là thấp quá đáng… Điều quan trọng nhất là phải xác định thật rõ những căn cứ và kỹ thuật cho từng công trình. Nên tính toán kỹ loại thiết bị nên cần có nhà máy để tự sản xuất, có những loại thiết bị nào không nên sản xuất, vì không nhất thiết thiết bị nào ta cũng phải tự sản xuất cả; phải tính toán kỹ nguồn nguyên liệu, nguồn tiêu thụ, tránh tình trạng sản xuất rồi tiêu thụ không hết” [60, tr.395].

+ Còn tồn tại một số văn bản viết sai chính tả

Các từ ngữ sử dụng sai khá phổ biến trong các văn bản tài liệu chúng tôi đã khảo sát là: theo rõi, sảy ra, rỡ hàng, giây điện, năng xuất, giội bom, bổ xung, xử dụng, Sô Viết, chính sác…

Tiểu kết chƣơng 1

TTLTQG III là một trong bốn lƣu trữ lịch sử lớn nhất của cả nƣớc. Tại đây hiện đang lƣu giữ một khối lƣợng lớn hồ sơ, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu của nƣớc VNDCCH và nƣớc CHXHCN Việt Nam trên địa bàn Quảng Bình trở ra. Thời gian tài liệu từ năm 1945 đến nay, trong đó có khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) hiện đang đƣợc bảo quản trong gần 20 phông lƣu trữ khác nhau. Với nội dung, thành phần phong phú, khối tài liệu đã phản ánh một cách chi tiết, toàn diện sự ủng hộ của Chính

phủ và nhân dân các nƣớc trên thế giới đối với nhân dân Việt Nam trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975). Những tài liệu này tuy chƣa hoàn chỉnh về mặt thể thức nhƣng lại là nguồn tài liệu hết sức quan trọng để nghiên cứu về các vấn đề lịch sử trong giai đoạn 1955 - 1975 và là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích trong thực tiễn công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

CHƢƠNG 2

GIÁ TRỊ CỦA KHỐI TÀI LIỆU VỀ SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

CỨU NƢỚC (1955 - 1975)

Với sự đang dạng về nội dung và thành phần tài liệu, khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ có giá trị rất lớn đối với các nhà nghiên cứu. Khối tài liệu này không chỉ có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, nghiên cứu các vấn đề lịch sử trong giai đoạn 1955 - 1975 mà còn có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Chúng tôi khái quát một số giá trị của khối tài liệu nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)