Một số khuyến nghị đối với độc giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 96 - 127)

7. Bố cục của luận văn

3.3. Một số khuyến nghị đối với độc giả

Khi khai thác khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1955 - 1975, độc giả cần chú ý một số điểm sau đây:

- Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam có rất nhiều bản không đủ các yếu tố thể thức văn bản nhƣ: tác giả văn bản; số ký hiệu văn bản; địa danh, ngày tháng năm ban hành văn bản; dấu và chữ ký của ngƣời có thẩm quyền… nhƣ chúng tôi đã nêu ở Chƣơng 1 của luận văn. Thậm chí, có những tài liệu không có bất kỳ yếu tố thể thức nào mà chỉ là bản lƣợc ghi hoặc là bản dự thảo. Về nguyên tắc thì những tài liệu này không phải là tài liệu lƣu trữ. Nhƣng xét về hoàn cảnh thì chúng đƣợc hình thành trong thời kỳ rất khó khăn của đất nƣớc và tình trạng chung của các cơ quan là chƣa chú trọng nhiều đến các yếu tố thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản nên trong trƣờng hợp cần thiết, độc giả có thể tham khảo thông tin từ những tài liệu này. Tuy nhiên, khi sử dụng thông tin, độc giả cần có sự phân tích, phê phán và so sánh với các nguồn thông tin khác.

- Có rất nhiều tài liệu đƣợc đánh máy bằng chữ không có dấu, nên độc giả cần thận trọng trong việc dịch thông tin. Để việc dịch đƣợc chuẩn xác, cần phải tham khảo về các dùng từ, hành văn trong giai đoạn 1955 - 1975 từ các nguồn thông tin khác nhau nhƣ: các văn bản, tài liệu, ấn phẩm cùng thời.

- Trong các văn bản, tài liệu thuộc khối tài liệu này, có nhiều tài liệu viết sai lỗi chính tả hoặc cách dùng từ có sự khác biệt so với chúng ta ngày nay nhƣ: đƣờng bể, chánh trị, hành chánh… Vì vậy, khi sử dụng tài liệu, độc giả cần phải đọc kỹ, có sự liên hệ với bối cảnh lịch sử giai đoạn đó để tránh hiểu sai nội dung tài liệu phản ánh.

- Có rất nhiều tài liệu sử dụng đơn vị tính và đơn vị tiền tệ của nƣớc ngoài nhƣ đồng Rúp, Nhân dân tệ, Đôla, Côpếch… không đƣợc đổi sang đơn vị của Việt Nam. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc khai thác, sử dụng thông tin của độc giả một cách chính xác. Để có thể sử dụng các thông tin này, độc giả cần phải tìm hiểu về tỷ giá quy đổi các loại tiền vào thời điểm đó.

- Trong một số trƣờng hợp, tiêu đề hồ sơ không thể hiện đúng, đủ nội dung các tài liệu bên trong.

Ví dụ 1: Hồ sơ 9490, phông Bộ Tài chính: Báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình sử dụng, thu, chi tiền hàng viện trợ trong 5 năm (1955 - 1960) có rất nhiều điểm chƣa hợp lý.

Thứ nhất, nội dung thời gian các Báo cáo bên trong hồ sơ kéo dài từ 1955 - 1960 (tức 06 năm); tiêu đề các Báo cáo cũng ghi là “trong 6 năm” nhƣ tờ 03 đến tờ 16 là Báo cáo ngày 17/5/1960 của Tổng công ty Nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật - Bộ Ngoại thƣơng về “Chi tiết hàng về trong 6 năm do Liên Xô viện trợ” hoặc có Báo cáo ghi là 5 năm nhƣng từ 1955 - 1959. Nhƣ vậy, thời gian “5 năm” nhƣ tiêu đề là không chính xác.

Thứ hai, tiêu đề hồ sơ là “Báo cáo của Bộ Tài chính”, tuy nhiên bên trong hồ sơ về loại hình văn bản ngoài Báo cáo còn có Công văn, về cơ quan ban hành văn bản là Bộ Tài chính còn có văn bản của các đơn vị trực thuộc và đặc biệt là có rất nhiều văn bản của Bộ Ngoại thƣơng.

Nhƣ vậy, tiêu đề hồ sơ trên đã không phản ánh đúng, đủ nội dung, thành phần các tài liệu bên trong.

Đối với trƣờng hợp này, trong quá trình khai thác tài liệu lƣu trữ độc giả cần chú ý rà soát toàn bộ các văn bản, tài liệu bên trong hồ sơ, tránh trƣờng hợp chỉ khai thác đến những tài liệu mà tiêu đề hồ sơ thể hiện hoặc chỉ khai thác các văn bản của

các cơ quan, văn bản có nội dung ghi trên tiêu đề hồ sơ mà bỏ sót một hoặc một vài văn bản, tài liệu có giá trị khác.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong những năm gần đây, TTLTQG III đã có nhiều cố gắng và đạt đƣợc nhiều thành tích trong công tác tổ chức khoa học, bảo vệ và phát huy giá trị khối tài liệu. Bên cạnh đó, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác tổ chức khoa học, bảo vệ và phát huy giá trị khối tài liệu cũng còn tồn tại một số hạn chế nhất định ảnh hƣởng đến sự an toàn của tài liệu và chƣa phát huy đƣợc tối đa giá trị tiềm năng to lớn của khối tài liệu này. Do đó, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để tổ chức khoa học, bảo vệ an toàn và tăng cƣờng phát huy giá trị khối tài liệu là vô cùng cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Muốn phát huy đƣợc giá trị của tài lƣu trữ nói chung, khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975) nói riêng một cách mạnh mẽ và có cơ sở khoa học thì cần tiến hành đồng bộ các giải pháp. Trƣớc hết là Trung tâm cần tiến hành sƣu tầm, bổ sung một cách đầy đủ nhất những tài liệu còn thiếu hoặc những tài liệu là bản gốc, bản chính hoặc bản sao gần với bản chính nhất. Sau đó, Trung tâm cần phải tổ chức khoa học và tiến hành các biện pháp bảo vệ an toàn khối tài liệu hiện có trong Kho Lƣu trữ. Trong thời gian tới, Trung tâm cần phát huy một cách hiệu quả nhất giá trị tiềm năng của khối tài liệu, việc làm cần thiết và cấp thiết hiện nay là Trung tâm phải tiến hành giải mật đối với những tài liệu đã hết thời hạn mật theo quy định tại Luật Lƣu trữ năm 2011 và cần có sự đa dang hóa các hình thức phát huy giá trị của khối tài liệu này, đƣa tài liệu đến gần hơn với công chúng trong và ngoài nƣớc.

KẾT LUẬN

Nhƣ chúng tôi đã giới thiệu, khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) hiện đang bảo quản tại TTLTQG III có khối lƣợng khá lớn, đƣợc bảo quản trong nhiều phông lƣu trữ khác nhau. Khối tài liệu này có thành phần đa dạng và nội dung hết sức phong phú phản ánh một cách toàn diện sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân các nƣớc trên thế giới đối với nhân dân Việt Nam trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lƣợc. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, những tài liệu tác giả có điều kiện tiếp cận cho thấy một bức tranh toàn cảnh về sự ủng hộ của Chính phủ, nhân dân thế giới đối với Việt Nam trên cả hai lĩnh vực chính trị và vật chất. Sự ủng hộ nhiệt tình, quý báu và kịp thời đó đã tiếp thêm sức mạnh cho ta trên trƣờng quốc tế; đồng thời, đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế, xã hội trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nƣớc nhà ở miền Nam. Đây là một trong những nguồn sử liệu vô giá và có giá trị tiềm năng quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử và hiện hành. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi đã đề cập đến các giá trị tiềm năng của khối tài liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử và thực tiễn bao gồm:

Một là, nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu sự ủng hộ về chính trị của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975).

Hai là, nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu sự ủng hộ về vật chất của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975).

Ba là, nguồn sử liệu để phục vụ nghiên cứu về chính sách ngoại giao, chính sách kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975.

Bốn là, nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay .

Với những ý nghĩa to lớn đó, khối tài liệu hiện đang đƣợc TTLTQG III tổ chức khoa học và bảo vệ tƣơng đối an toàn, hợp lý. Việc phát huy giá trị tài liệu đã có những thành tựu nhất định, tài liệu lƣu trữ ngày càng đƣợc sử dụng một cách

rộng rãi hơn, phục vụ những nhu cầu nghiên cứu khác nhau của độc giả. Trong thời gian tới, Trung tâm cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp nhằm thu thập đầy đủ, tổ chức khoa học và bảo vệ an toàn hơn đối với khối tài liệu này. Về phát huy giá trị khối tài liệu lƣu trữ về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, Trung tâm cần chú trọng thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ sau đây:

Một là, tổ chức giải mật đối với những tài liệu đã hết thời hạn mật;

Hai là, tổ chức việc công bố, phát huy giá trị tài liệu một cách hợp lý, khoa học; Ba là, đa dạng hóa các hình thức công bố, giới thiệu, tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu;

Bốn là, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác phát huy giá trị tài liệu. Trên đây là một số nhận xét và đề xuất ban đầu của chúng tôi nhằm đẩy mạnh công tác phát huy giá trị khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) hiện đang bảo quản tại TTLTQG III - Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc. Phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ góp phần nâng cao vị thế của công tác lƣu trữ tài liệu trong xã hội và góp phần tích cực vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN nói chung./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Hồ sơ, tài liệu hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III

Phông Quốc hội từ năm 1945 - 1992

1. Hồ sơ 111: Hồ sơ phiên họp bất thƣờng thứ 49, 50 của Ban thƣờng trực Quốc hội khóa I ngày 30/11 và 14/12/1959 thông qua đề án chuẩn bị cho khóa họp Quốc hội lần thứ 11 xây dựng trụ sở Quốc hội, tình hình miền Nam, quan hệ quốc tế, chuẩn bị các dự luật.

2. Hồ sơ 605: Bản dịch 03 bài báo ngoại quốc Pháp – Anh – Mỹ bình luận về cuộc chiến tranh xâm lƣợc của thực dân và cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc năm 1950.

3. Hồ sơ 724: Hồ sơ về kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa II từ ngày 11 – 20/4/1961. Tập 3: Phiên họp ngày 19/4 thuyết trình về báo cáo Chính phủ về kế hoạch và ngân sách nhà nƣớc, tham luận về huy động lực lƣợng nữ thanh niên, về cuộc đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam, về ngoại giao, về sản xuất nông nghiệp.

4. Hồ sơ 1273: Hồ sơ phiên họp thứ 41 của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội khóa III ngày 12/11/1966 về kết quả chuyến thăm đàm phán và ký kết viện trợ hợp tác kinh tế, hợp tác kỹ thuật với các nƣớc anh em.

5. Hồ sơ 1287: Hồ sơ phiên họp thứ 55 của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội ngày 9/11/1967 về ngân sách nhà nƣớc năm 1967, bổ nhiệm đại sứ, kết quả cuộc đi thăm và đàm phán ký kết viện trợ kinh tế, quân sự với Liên Xô, Trung Quốc và các nƣớc XHCN.

6. Hồ sơ 1298: Hồ sơ phiên họp thứ 66 của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội khóa III ngày 05/8/1968 về kết quả chuyến đi thăm hữu nghị và đàm phán ký kết về kỹ thuật và quân sự với các nƣớc XHCN của đoàn đại biểu kinh tế Chính phủ. 7. Hồ sơ 1317: Hồ sơ phiên họp thứ 85 ngày 04/12/1969 của Uỷ ban Thƣờng vụ

Quốc hội khóa III về kết quả chuyến đi thăm hữu nghị và đàm phán các nƣớc XHCN về viện trợ kinh tế và quân sự 1970.

III ngày 16/4/1971 về kết quả cuộc bầu cử Quốc hội khóa IV, bổ nhiệm và miễn nhiệm thành viên trong Hội đồng Chính phủ, kết quả các nƣớc XHCN về viện trợ kinh tế và quân sự, bác đơn xin ân giảm tội tử hình.

9. Hồ sơ 1580: Thƣ của Quốc hội Việt Nam gửi Quốc hội các nƣớc đề nghị hƣởng ứng lời kêu gọi ngày 10/4/1965 của Quốc hội nƣớc Việt Nam về việc ủng hộ cách mạng Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc.

10. Hồ sơ 1581: Quốc hội các nƣớc An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Căm-pu-chia, CHDC Đức, Hung-ga-ri, Liên Xô, Mông Cổ, Ru-ma-ni, Tiệp Khắc, CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc hƣởng ứng lời kêu gọi ngày 10/4/1965 của Quốc hội nƣớc Việt Nam lên án đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam.

11. Hồ sơ 1583: Hồ sơ về việc Quốc hội hợp tác Inđônêxia lên án đế quốc Mỹ tăng cƣờng chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam 1965 - 1966.

12. Hồ sơ 1584: Tập tài liệu về chính sách đối ngoại của Chính phủ Tiệp Khắc lên án đế quốc Mỹ xâm lƣợc Việt Nam năm 1966.

13. Hồ sơ 1587: Hồ sơ về việc Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên hƣởng ứng bản tuyên bố ngày 22/4/1966 của Quốc hội nƣớc VNDCCH.

14. Hồ sơ 1588: Bản tuyên bố của Quốc hội Tiệp Khắc về việc đế quốc Mỹ bắn phá ngoại thành Hà Nội, Hải Phòng ngày 29/6/1966, 30/6/1966.

15. Hồ sơ 1589: Tài liệu về việc Quốc hội Căm-pu-chia và Triều Tiên hƣởng ứng bản tuyên bố ngày 22/4/1966 của Quốc hội Việt Nam về việc ủng hộ cuộc cách mạng chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam.

16. Hồ sơ 1590: Tài liệu về việc Quốc hội nƣớc CHND Trung Hoa ủng hộ lời kêu gọi ngày 17/7/1966 của chủ tịch Hồ Chí Minh.

17. Hồ sơ 1591: Hồ sơ về việc Quốc hội CHDC Đức hƣởng ứng bản tuyên bố ngày 22/4/1966 của Quốc hội nƣớc VNDCCH và lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966.

18. Hồ sơ 1598: Hồ sơ về việc Quốc hội Căm-pu-chia ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lƣợc của nhân dân Việt Nam năm 1968.

19. Hồ sơ 1599: Hồ sơ về việc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Ả rập thống nhất ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân Việt Nam năm 1968. 20. Hồ sơ 1629: Hồ sơ về việc đoàn Đại biểu Quốc hội đi thăm các nƣớc Trung

Quốc, Mông Cổ, Liên Xô từ ngày 11/7 đến 3/9/1965. Tập 5: Báo cáo tổng kết chuyến đi thăm 4 nƣớc của đoàn.

21. Hồ sơ 1648: Hồ sơ về việc đoàn Đại biểu Quốc hội đi thăm các nƣớc Ba Lan, Tiệp Khắc, Ru-ma-ni, Liên Xô từ ngày 18/8 đến cuối tháng 9/1971.

Tập 6: Báo cáo tổng kết của đoàn và tin tức về diễn biến chuyến thăm 24/8/1971 – 29/9/1971.

22. Hồ sơ 1685: Hồ sơ kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa IV từ ngày 06 – 10/6/197. Tập 3: Phiên họp ngày 07/6/1971: Biên bản chi tiết, Báo cáo của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ về kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội, tình hình đấu tranh ngoại giao và tình hình quốc tế.

23. Hồ sơ 2016: Thƣ và điện văn của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội về việc Nghị sĩ các nƣớc Anh, Ấn Độ, Côlômbia, Thụy Điển đã kiến nghị đòi Mỹ rút quân và ủng hộ sáng kiến 7 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 96 - 127)