Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu sự ủng hộ về chính trị của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 42 - 50)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu sự ủng hộ về chính trị của

phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975)

Từ Cách mạng tháng Tám đến trƣớc cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta đã nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Chính phủ và nhân dân thế giới đặc biệt là các Đảng Cộng sản và nhân dân tiến bộ các nƣớc Liên Xô, Trung Quốc và Pháp. Điều này tạo thêm thuận lợi để ta chuẩn bị lực lƣợng nắm thời cơ làm nên thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và thắng lợi lịch sử ở Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954. Giai đoạn 1955 - 1975 đất nƣớc ta lại một lần nữa bƣớc vào cuộc chiến tranh khốc liệt để giữ nƣớc, giành lấy sự độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc. Trong thời kỳ này, sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh chống Mỹ của ta đƣợc ghi nhận là “hiếm có” trong lịch sử thế giới. Các dân tộc trên thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam, coi Việt Nam là biểu tƣợng của chính nghĩa, chủ nghĩa yêu nƣớc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Mặt trận quốc tế ủng hộ, đoàn kết với Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp ở các nƣớc có chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên khắp năm châu.

Thông tin khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất về những hành động ủng hộ của các nƣớc về mặt chính trị thông qua việc gửi văn bản ngoại giao, sự đón tiếp nhiệt tình, nồng hậu, những lời lẽ tốt đẹp trong các bài diễn văn, chào mừng đối với đoàn đại biểu nƣớc ta sang thăm hữu nghị và qua các cuộc đấu tranh, biểu tình… rất thiết thực.

- Về các văn bản ngoại giao: Tài liệu lƣu trữ cho thấy, từ năm 1965 đến 1972 ta đã nhận đƣợc rất nhiều văn bản ngoại giao của các nƣớc gửi đến nhân dân Việt Nam để bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc kháng chiến.

Nội dung chủ yếu mà các văn bản này đề cập bao gồm 3 ý chính:

Một là, cƣơng quyết ủng hộ các Lời kêu gọi của Chính phủ Việt Nam. Trong

văn bản của mình, các nƣớc đều nhiệt liệt hoan nghênh, nhất trí với nhận định, những ý kiến đúng đắn của Quốc hội nƣớc VNDCCH về tình hình nghiêm trọng tại Việt Nam và đồng tình với những giải pháp phía ta đƣa ra để giải quyết vấn đề Việt Nam. Trong thƣ gửi đồng chí Trƣờng Chinh - Chủ tịch Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội nƣớc VNDCCH của Chủ tịch Đoàn Quốc hội nƣớc CHND An-ba-ni HAXHI LLESHI hƣởng ứng Lời kêu gọi ngày 10/4/1965 có viết: “Lời kêu gọi của Quốc hội nước VNDCCH đã được… nước CHND dân An-ba-ni nhiệt liệt hoan nghênh và cương quyết ủng hộ… Toàn thể nhân dân An-ba-ni, nhất trí với Lời kêu gọi của Quốc hội nước VNDCCH và Chủ tịch Đoàn Quốc hội An-ba-ni, nhân danh toàn thể đại biểu Quốc hội, đã cương quyết ủng hộ Lời kêu gọi ngày 03/5/1965” [10, tr.01- 04]. Hƣớng tới những giải pháp để chấm dứt chiến tranh, Hội nghị nhân dân tối cao nƣớc CHDCND Triều Tiên cho rằng “Đế quốc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện việc ném bom dã man nước VNDCCH và tất cả những hành động chiến tranh chống nhân dân Việt Nam… phải triệt để tôn trọng Hiệp nghị Giơ-ne-vơ 1954.

Để giải quyết vấn đề Việt Nam, Chính phủ nước VNDCCH đã đưa ra lập trường 4 điểm và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã đưa ra bản tuyên bố 5 điểm. Đó là phương án đúng đắn nhất và hợp lý nhất để giải quyết vấn đề Việt Nam. Hội nghị nhân dân tối cao nước CHDCND Triều Tiên hoàn toàn ủng

hộ nguyên tắc phản ánh ý chí của toàn thể nhân dân Việt Nam và cho rằng vấn đề Việt Nam chỉ có thể giải quyết theo nguyên tắc đó mà thôi.

Vấn đề thống nhất Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam tự giải quyết lấy, không một lực lượng bên ngoài nào được can thiệp” [13, tr.12].

Hai là, đƣa ra những quan điểm, lên án cuộc xâm lƣợc của đế quốc Mỹ, vạch

trần âm mƣu, thủ đoạn tàn bạo của Mỹ. Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ có hiệu lực, Hoa Kỳ ngày càng can thiệp sâu vào miền Nam Việt Nam, không những dùng Ngô Đình Diệm để phá hoại hiệp thƣơng và tổng tuyển cử để thống nhất nƣớc Việt Nam nhằm chia cắt lâu dài đất nƣớc ta mà còn thực hiện chính sách khủng bố trả thù những ngƣời kháng chiến cũ, bắt bớ và ngƣợc đãi tù binh chiến tranh, ra sức tàn sát đồng bào Việt Nam xây dựng lên một chế độ phát xít cực kỳ tàn ác. Tuy nhiên, bề ngoài Mỹ vẫn dùng lối ngoại giao lừa bịp hòng che dấu tội ác ở Đông Dƣơng với thái độ ngoan cố, hiếu chiến, lừa gạt. Tuy nhiên, những hành động này của Mỹ đã bị Chính phủ và nhân dân tiến bộ trên thế giới nhìn ra. Các nƣớc yêu chuộng hòa bình thời gian này đã gửi cho ta rất nhiều văn bản với nội dung lên án, vạch trần những tội ác của quân đế quốc xâm lƣợc. Theo nội dung bức Công điện gửi Bộ Ngoại giao, Thƣờng trực Quốc hội ngày 27/4/1965 của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin - Đức thì sau khi nhận đƣợc Lời kêu gọi của Quốc hội ta, Chủ tịch đoàn CHDC Đức đã họp và ra Tuyên bố thể hiện thái độ “kịch liệt lên án hành động xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam” [10, tr.46]. Chủ tịch đoàn Quốc hội CHDC Đức coi lời Tuyên bố ngày 07/4/1965 của Tổng thống Johnson là “những lời lẽ tuyên truyền lừa bịp thô bỉ, là một âm mưu đối phó lại lòng căm phẫn của nhân dân thế giới đang chống lại hành động xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và lừa bịp nhân dân của họ” [10, tr.46]. Đối với ngƣời Ả rập, cuộc chiến xâm lƣợc của Mỹ có tính chất “dã man, cuộc xâm lược đó đang làm cho toàn thể thế giới phẫn nộ và làm cho loài người khắp năm châu phỉ nhổ” [19, tr.03]. Ngày 13/5/1972, Quốc hội nƣớc Cộng hòa Ả- rập Ai-Cập gửi điện cho Quốc hội nƣớc VNDCCH và Quốc hội các nƣớc trên thế giới nhấn mạnh: “Các biện pháp mới đây của Mỹ nhằm leo thang chiến tranh ở Việt Nam là một sự vi phạm trắng trợn mọi luật pháp quốc tế” [24 ,tr.02].

Ba là, thể hiện sự đồng tình, thái độ cảm thông sâu sắc đối với nhân dân Việt Nam, bày tỏ lòng tin vào một chiến thắng vĩ đại sắp tới của một dân tộc đang đấu tranh vì chính nghĩa vì độc lập dân tộc.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân ta nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ và xây dựng miền Bắc XHCN tiến tới hòa bình thống nhất tổ quốc góp phần giữ gìn hòa bình ở Châu Á và thế giới là cuộc chiến đấu chống tên đế quốc đầu sỏ, kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân dân toàn thế giới chống ngụy quyền tay sai cực kỳ hiếu chiến và phát xít. Đây là cuộc chiến đấu quyết liệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa văn minh và tàn bạo. Đây là cuộc chiến đấu mà mục tiêu của ta phù hợp với mục tiêu đấu tranh của loài ngƣời tiến bộ. Chúng ta đánh thắng giặc Mỹ vì lợi ích của cách mạng Việt Nam, đồng thời vì lợi ích của cách mạng thế giới. Do đó, Chính phủ và nhân dân thế giới đồng lòng lên tiếng ủng hộ chúng ta đánh Mỹ. Trong bản Tuyên bố năm 1965, Chủ tịch nƣớc CHDC Đức đã thay mặt toàn thể nhân dân bảo đảm với Quốc hội VNDCCH rằng “sẽ làm hết sức mình để ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam anh em” [10, tr.53]. Ở Căm- pu-chia, “Thái tử Quốc trưởng, Chính phủ hoàng gia và toàn thể nhân dân Khơ-me đã không ngừng hoàn toàn ủng hộ anh em Việt Nam đương chiến đấu anh dũng chống bọn xâm lược Mỹ” [15, tr.10]. Với những hành động tội lỗi, những sự phá hoại trắng trợn của bọn quân phiệt Mỹ và việc chúng sử dụng phƣơng tiện dã man sát hại thƣờng dân ta đã dấy lên sự căm phẫn và sự lên án giận giữ trong toàn thể Chính phủ và nhân dân Xô Viết, “nhân dân Xô Viết kiên quyết nói rằng “Mỹ cút khỏi Việt-nam” [10, tr.78], “những người Xô Viết sẽ luôn luôn và trong mọi tình huống đứng bên cạnh nhân dân Việt Nam” [10, tr.82]. Đây là một hành động rất đáng quý, đáng trân trọng mà các nhà Lãnh đạo và nhân dân Xô Viết giành cho nhân dân Việt Nam. Không chỉ bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ của mình, Xô Viết tối cao Liên Xô còn “kêu gọi Quốc hội tất cả các nước trên thế giới ủng hộ Lời kêu gọi của Quốc hội nước VNDCCH” [10, tr.84], “kêu gọi Quốc hội và Chính phủ các nước có những cố gắng cần thiết để làm chấm dứt cuộc xâm lược của Mỹ ở Việt Nam” [10, tr.84ª]. Đƣợc một nƣớc lớn là CHXHCN Xô Viết ủng hộ và kêu gọi ủng

hộ nhƣ vậy là một điều kiện vô cùng thuận lợi giúp ta tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của các nƣớc yêu chuộng hòa bình trên thế giới khác.

Nhƣ vậy, các nƣớc đều khẳng định sự đồng tình với những quan điểm và nhận định của Chính phủ Việt Nam về cuộc xâm lƣợc phi nghĩa của đế quốc Mỹ vào Việt Nam, thể hiện sự phẫn nộ đối với các hành động tàn ác mà quân Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam. Đồng thời, Quốc hội và Chính phủ các nƣớc đều khẳng định “ủng hộ hoàn toàn đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam”[24, tr.17]và“sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình và giúp đỡ về mọi mặt cho nhân dân Việt Nam” [10, tr.29].

Những bản Tuyên bố, Thƣ, Điện báo của Quốc hội và Chính phủ các nƣớc đã thể hiện nguyện vọng tha thiết hòa bình của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Trong giờ phút nghiêm trọng mà chúng ta đang trải qua, sự ủng hộ của các nƣớc một sự tiếp sức mạnh mẽ [10, tr.21] đối với nhân dân ta. Toàn thể nhân dân ta đều vô cùng cảm kích trƣớc những hành động này của Chính phủ, nhân dân các nƣớc.

Đặc biệt, qua tài liệu lƣu trữ chúng tôi thấy trong giai đoạn này diễn ra một sự kiện quan trọng. Trong tờ Điện văn tháng 10/1971 của đồng chí Ngọc (không rõ chức danh) gửi Thứ trƣởng Bộ Ngoại giao xin ý kiến về việc cảm ơn 634 Nghị sĩ cho thấy: trong năm này đã có 634 Nghị sĩ thuộc 10 nƣớc: Anh, Ấn Độ, Thụy Điển, Canada, Úc, Ý, Phần Lan, Zamaica, Côlômbia và Malt đã cùng ký kiến nghị gửi Quốc hội Mỹ đòi rút hết quân và dụng cụ chiến tranh Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Trong đó, 94 Nghị sĩ ngƣời Anh đã đứng lên kêu gọi mọi ngƣời cùng ký và cử 2 ông Frank Allaun và John Mendelson trong đoàn cuối tháng 9/1971 sang trao đổi trực tiếp với Quốc hội Mỹ về vấn đề này [23, tr.02]. Nhƣ vậy, ngoài hình thức gửi văn bản ngoại giao, các thành viên trong Chính phủ một số nƣớc trên thế giới đã có những hành động cụ thể, thiết thực giúp tăng cƣờng sức mạnh cho Việt Nam trên vũ đài chính trị thế giới.

- Về các chuyến thăm hữu nghị: Trong giai đoạn này, đoàn đại biểu Chính phủ của ta đã tiến hành các chuyến thăm Liên Xô, Trung Quốc, các nƣớc XHCN anh em khác nhằm tăng cƣờng tình hữu nghị với các nƣớc. Qua các chuyến thăm

này, bạn bè trên thế giới đã phần nào hiểu hơn về đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, tỏ lòng khâm phục đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.

Ví dụ: Báo cáo của đoàn Đại biểu Quốc hội nƣớc VNDCCH khóa I sau khi đi thăm Liên Xô từ 08/10 - 17/11/1965 cho biết “Sau gần 1 tháng ở Liên Xô, đoàn đại biểu Quốc hội nước VNDCCH được nhân dân Liên Xô và các nhà lãnh đạo trong các Xô Viết và các cơ quan chính quyền đón tiếp rất nồng hậu và thân ái. Các vị đại biểu trong đoàn đã được sống một cách rất thấm thía và sâu sắc cảm tình nồng nhiệt và phổ biến của nhân dân Liên Xô đối với nhân dân Việt Nam và những người đại diện của nhân dân Việt Nam” [20, tr.40]. Đồng thời, các bạn Liên Xô “tỏ ra thông cảm với ta trong cuộc đấu tranh củng cố miền Bắc và thực hiện thống nhất miền Nam biểu lộ trong các bài diễn từ, lời chúc tụng... nhân dân Liên Xô kính trọng thành tích chiến đấu và cách mạng của nhân dân Việt Nam” [20, tr.48].

Theo Báo cáo tổng kết và tin tức về diễn biến chuyến thăm của đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam đi thăm các nƣớc Ba Lan, Tiệp Khắc, Rumani, Liên Xô từ ngày 18/8 đến cuối tháng 9/1971 thì “các nước anh em mà đoàn đã đến thăm đều tỏ sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta và khẳng định nhân dân ta nhất định thắng” [22, tr.04-05].

Qua đây ta thấy, những tình cảm yêu mến, sự cảm phục và tấm lòng đón tiếp nồng hậu mà Chính phủ và nhân dân các nƣớc dành cho Việt Nam. Đó là sự cổ vũ rất lớn về tinh thần giúp nhân dân ta có thêm sức mạnh và niềm tin vƣợt qua tất cả để giành chiến thắng trƣớc kẻ thù xâm lƣợc.

- Phong trào phản đối chiến tranh của Chính phủ và nhân dân các nƣớc: Dựa vào thông tin từ tài liệu lƣu trữ chúng tôi đã khai thác đƣợc thì phong trào thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ hình thành từ cuối 1964. Thời kỳ này, phong trào đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới lên mạnh. Thông tin bùng nổ, lƣơng tri loài ngƣời thức tỉnh. Các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo của các nƣớc đều ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của các dân tộc. Đó là những thuận lợi cho ta trên bình diện quốc tế.

Ví dụ: Tại trƣờng Trung học Nhiễu Dƣơng tỉnh Hà Bắc nƣớc CHND Trung Hoa, năm 1965 toàn thể sinh viên lớp 13 Cao trung năm thứ nhất đã gửi thƣ cho

nhân dân Việt Nam ta thể hiện thái độ của họ đối với cuộc xâm lƣợc của quân đế quốc và bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với nhân dân Việt Nam. Bức thƣ có đoạn:

“Qua báo chí chúng tôi đọc được Lời kêu gọi của nhân dân Việt Nam và đã nghe Ban Giám đốc nhà trường báo cáo tình hình Việt Nam, chúng tôi vô cùng cảm động, căm thù vô hạn đối với đế quốc Mỹ, đồng tình sâu sắc với nhân dân Việt Nam. Chúng tôi tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của các đồng chí với tất cả khả năng của mình kiên quyết và hoàn toàn ủng hộ nhân dân Việt Nam đang tiến hành cuộc đấu tranh chủ nghĩa yêu nước chống Mỹ… chúng tôi sẽ xông lên cùng với các đồng chí chiến đấu đánh bại bọn xâm lược Mỹ… Các đồng chí đánh đến bao lâu chúng tôi sẽ ủng hộ đến bấy lâu dù trong hoàn cảnh thế nào, dù phải đổi bằng bất kỳ giá nào, chúng tôi chẳng tiếc gì cả” [10, tr.190].

Cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam trƣớc một đế quốc lớn mạnh và tàn bạo còn nhận đƣợc sự ủng hộ từ chính những đại biểu Quốc hội Mỹ và những ngƣời dân tiến bộ trên toàn nƣớc Mỹ bằng những hành động cụ thể thiết thực nhất. Ngày 01/8/1974, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc tiếp xúc hữu nghị giữa Đoàn AFSC Mỹ và phái đoàn đại diện đặc biệt Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong đó, đoàn Việt Nam do đồng chí Lê Khoan Hồng, Quyền Trƣởng đoàn đại diện cùng với các đồng chí chuyên viên Cục Quản lý viện trợ - UBTNCP; đoàn Mỹ do đồng chí Louis W. Schneider - Thƣ ký thƣờng trực AFSC làm Trƣởng đoàn cùng với hai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)