7. Bố cục của luận văn
2.3. Là nguồn sử liệu để phục vụ nghiên cứu về chính sách ngoại giao,
chính sách kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975
- Các chính sách về ngoại giao
Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc giai đoạn 1955 - 1975 là nguồn sử liệu có giá trị đặc biệt trong nghiên cứu chính sách, hoạt động ngoại giao của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này.
Cùng với các mặt trận chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa.., mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò trọng yếu trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta là một lực lƣợng, một mặt trận đấu tranh có ý nghĩa chiến lƣợc. Ngoại giao góp phần tạo nên những thắng lợi hết sức to lớn, làm rạng rỡ lịch sử của dân tộc, nhất là trong các cuộc kháng chiến của nhân dân ta để chống lại các thế lực thù địch luôn muốn biến Việt Nam thành thuộc địa của chúng. Năm 1954, thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã đƣa đến việc ký kết Hiệp định Geneve (7/1954) về lập lại hòa bình ở Đông Dƣơng. Tuy nhiên, trong khi ta nghiêm túc thi hành Hiệp định Geneve, mong muốn “hòa bình thống nhất” và kiên trì đấu tranh để tổ chức tổng tuyển cử thì đế quốc Mỹ không chấp nhận các điều khoản của Hiệp định, thúc đẩy kế hoạch thay thế thực dân Pháp ở miền Nam, hậu thuẫn ngụy quyền tay sai ra sức phá hoại Hiệp định. Trong các cuộc đối đầu lịch sử, ngọn cờ chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã tạo ra sức mạnh vƣợt trội cho cuộc kháng chiến thần kỳ. Sức mạnh ấy đƣợc nhân lên gấp nhiều lần, tính chính nghĩa càng tỏa sáng, khi đƣợc gắn với thế hợp pháp, gắn với các giá trị tiến bộ của nhân loại đƣợc thế giới đồng tình, cổ vũ, ủng hộ về mặt chính trị. Do vậy, công tác ngoại giao của ta trong những năm này hƣớng tới mục tiêu nhằm tập hợp lực lƣợng hòa bình trên thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, Đảng ta đề ra những chính sách, hoạt động ngoại giao hết sức sáng suốt nhằm đƣa cách mạng nƣớc ta từng bƣớc đi tới thắng lợi cuối cùng. Cụ thể là:
Một là, củng cố và tăng cƣờng tình đoàn kết hữu nghị với các nƣớc trên thế
giới
Trong điều kiện chính quyền non trẻ, đất nƣớc bị xâm lƣợc bởi một thế lực hùng mạnh, Đảng xác định cần gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, coi đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế chân chính là một vấn đề nguyên tắc có quan hệ tới sự sống còn của cách mạng và sự thành bại của công cuộc cứu nƣớc. Trên cơ sở đó, chính sách ngoại giao trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ của ta là phải luôn luôn chú ý tăng cƣờng và củng cố tình đoàn kết hữu nghị với các nƣớc trên thế giới bao gồm các nƣớc Đông Dƣơng, các nƣớc phe XHCN và chủ nghĩa quốc tế vô sản.
- Đối với các nƣớc trong mặt trận nhân dân Đông Dƣơng, trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, hai nƣớc láng giềng Lào và Căm-pu-chia có một vị trí đặc biệt quan trọng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ba nƣớc đã thành lập Liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng ta nhận định, đế quốc Mỹ là kẻ thù chung, do vậy việc các nƣớc Đông Dƣơng tăng cƣờng đoàn kết có một tầm quan trọng sống còn hiện nay cũng nhƣ lâu dài sau này. Khi chính quyền Ních-xơn đƣa quân xâm lƣợc Căm-pu-chia và đẩy mạnh “chiến tranh đặc biệt” ở Lào, Chính phủ và nhân dân ba nƣớc đã phối hợp chặt chẽ trên mặt trận ngoại giao. Năm 1971, trong Báo cáo về công tác ngoại giao trƣớc Quốc hội, Chính phủ đã nêu rõ đƣờng lối đấu tranh ngoại giao của Đảng và nhà nƣớc ta là“Ra sức tăng cường mặt trận nhân dân các nước Đông Dương chống Mỹ xâm lược”[22, tr.45]. Để thực hiện điều này “chúng ta kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Mặt trận nhân dân Lào yêu nước do Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đứng đầu, chống đế quốc Mỹ xâm lược nhằm xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lâp, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng”,
“Chúng ta kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Căm-pu- chia dưới sự lãnh đạo của Mặt trận thống nhất dân tộc Căm-pu-chia, chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ Lon Non - Xi- rích Ma-tắc - Sơn Ngọc Thành, nhằm bảo vệ độc lập, hòa bình và trung lập của Căm-pu-chia.” [22, tr. 46]. Phƣơng hƣớng về quan hệ ngoại giao với hai nƣớc trong thời gian tiếp theo đƣợc đƣa ra là tiếp tục
“củng cố và tăng cường mặt trận đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương” [22, tr. 54]
- Đối với các nƣớc XHCN, xuất phát từ sự nhận định rằng: đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này là phe XHCN đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài ngƣời; trải qua thử thách quyết liệt, các nƣớc XHCN tiếp tục phát triển nhanh chóng hệ thống XHCN tiếp tục lớn mạnh không ngừng. Đó là đảm bảo rất quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới, Đảng ta chủ trƣơng tích cực thuyết phục, vận động các nƣớc XHCN anh em đồng tình, giúp đỡ nhân dân Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 15/2/1958 đồng chí Trƣờng Chinh đã khẳng định lập trƣờng quốc tế của nƣớc ta
trong bản Báo cáo “Tăng cƣờng đoàn kết để xây dựng một nƣớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” nhƣ sau:“Một lần nữa cần nhắc lại lập trường quốc tế của nước VNDCCH là đứng hẳn trong phe XHCN do Liên Xô đứng đầu” [121 tr.17-18]. Từ những nhận định và trên cơ sở lập trƣờng về ngoại giao nhƣ vậy, Đảng và nhà nƣớc đã đề ra đƣờng lối ngoại giao của ta là phải “ra sức tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hữu nghị với các nước XHCN anh em, trước hết là với Liên Xô, Trung Quốc trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản” [20, tr.43].
- Đối với Chính phủ và nhân dân các nƣớc tiến bộ trên thế giới Đảng thực hiện kiên trì ngoại giao theo nguyên tắc: Hữu nghị, bình đẳng, tôn trọng và tƣơng trợ; mở các mũi đột phá ngoại giao, kết nối Việt Nam với các bạn bè dân chủ trên thế giới với mục tiêu thêm bạn bớt thù; đồng thời, nghiên cứu diễn biến tình hình, có biện pháp, giải pháp phù hợp, hạn chế những yếu tố tiêu cực, tranh thủ mọi yếu tố có lợi. Trên cơ sở định hƣớng đó, ngoại giao của ta trong thời gian này cần “Tích cực góp phần vào công cuộc bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới; chống mọi âm mưu gây chiến của bọn đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai của chúng. Ra sức ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới…” [121, tr.17-18].
Giai đoạn từ sau năm 1965 - 1971, đƣờng lối ngoại giao của Việt Nam với các nƣớc trên thế giới là “vừa cố gắng hết sức mình góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế vừa ra sức phấn đấu để hình thành trên thực tế một mặt trận thống nhất hành động theo những khẩu hiệu đấu tranh chung”, “góp phần củng cố và tăng cường tình đoàn kết và quan hệ hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân thế giới đấu tranh vì độc lập tự do, vì hòa bình và tiến bộ của nhân dân các nước… Ra sức làm tròn nghĩa vụ quốc tế của nhân dân ta đối với sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới và tiếp tục tích cực góp phần vào việc tăng cường đoàn kết quốc tế” [22, tr. 54].
Hai là, chủ động tố cáo tội ác của bọn xâm lƣợc Mỹ, vạch trần tội ác xấu xa
Trƣớc các hành động xâm lƣợc trắng trợn của đế quốc Mỹ trên đất nƣớc Việt Nam, Đảng ta chủ trƣơng: “Củng cố chính quyền, dùng chính trị, ngoại giao, vũ khí cần thiết, đến dùng quân sự để giữ vững nền độc lập” [93, tr. 08]
Ngay từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở miền Nam, ta đã hết sức quan tâm đến việc tố cáo chúng phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và chà đạp các quyền dân tộc của nhân dân ta vì đó là “hành động bất chấp mọi luật pháp quốc tế, mọi đạo lý của loài người” [22, tr. 40]. Năm 1965, khi Mỹ cho máy bay, tàu chiến ngang ngƣợc đánh phá miền Bắc và ồ ạt đƣa quân viễn chinh Mỹ xâm lƣợc miền Nam nƣớc ta, Chính phủ nƣớc VNDCCH và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã kiên quyết tố cáo sự xâm lƣợc trắng trợn và tội ác dã man của Mỹ và tay sai đối với đồng bào ta ở hai miền. Đó là một hình thức đấu tranh có hiệu quả đƣa những ngƣời có tình cảm nhân đạo chung chung đến ý thức chống chiến tranh xâm lƣợc của Mỹ - nguồn gốc của mọi tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động ngoại giao phục vụ kháng chiến, từ ngày 23 - 26/01/1967 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng đã họp Hội nghị lần thứ XIII đề ra mục đích, nhiệm vụ ngoại giao của ta lúc này là tập trung “tố cáo mạnh mẽ hơn nữa tội ác của đế quốc Mỹ vạch trần những thủ đoạn hòa bình giả hiệu của chúng” [103, tr. 225].
Từ cuộc tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, chúng ta vừa đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao với địch, vừa tiếp tục tố cáo tội ác của Mỹ, Ngụy và chƣ hầu đặc biệt tập trung vào “tố cáo đế quốc Mỹ kéo dài tăng cường và mở rộng chiến tranh, vạch trần thực chất cái gọi là học thuyết Ních-xơn về châu Á nhằm dùng người Châu Á đánh người Châu Á, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương ngày càng chồng chất thêm tội ác tày trời ở Đông Nam Á” [22, tr.38-39]
Để thực hiện những nhiệm vụ cách mạng của nhân dân cả nƣớc, phƣơng hƣớng về công tác ngoại giao đƣợc đƣa ra trong Báo cáo của Chính phủ năm 1971 nhƣ sau: “Ngoại giao cần triển khai công tác đấu tranh và tranh thủ đồng thời với đẩy mạnh tuyên truyền quốc tế; nghiêm khắc lên án lập trường xâm lược, thái độ ngoan cố và xảo quyệt các tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ đối với nhân dân ta
và nhân dân các nước Đông Dương; vạch trần thủ đoạn “hòa bình” bịp bợm của chính quyền Ních-xơn” [22, tr. 53].
Ba là, tranh thủ sự ủng hộ của các nƣớc trên thế giới
Sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta hoàn toàn phù hợp với lợi ích hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của thế giới. Loài ngƣời tiến bộ đứng về phía nhân dân ta. Chúng ta có cơ sở thuận lợi để thành lập một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lƣợc bao gồm các lực lƣợng đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và tiến bộ; Chính phủ và nhân dân tất cả các nƣớc yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới. Một mặt trận nhƣ thế có tác dụng rất lớn: nó là hậu thuẫn mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu của nhân dân ta, nó thúc đẩy phong trào ủng hộ Việt Nam trong từng nƣớc, từng tổ chức… tạo thành một sức ép thƣờng xuyên, buộc địch phải luôn luôn bị động đối phó ở khắp nơi. Mặt khác, nó còn có tác dụng thúc đẩy phong trào chống Mỹ ở các nƣớc, tạo tiền đề cho việc thành lập một mặt trận chống đế quốc Mỹ trên toàn thế giới. Với ý nghĩa nhƣ vậy, xuyên suốt tƣ tƣởng đấu tranh ngoại giao của ta, Đảng và nhà nƣớc luôn hƣớng tới mục tiêu tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân các nƣớc đối với cuộc kháng chiến bởi trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, “tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế to lớn là giành một nhân tố thắng lợi hết sức quan trọng cho cuộc kháng chiến” [22, tr. 37]
Ngay từ đầu năm 1965 các Nghị quyết Trung ƣơng 11, 12 đã đề ra phƣơng hƣớng ngoại giao phục vụ đấu tranh quân sự, chính trị nhằm mục tiêu tập hợp lực lƣợng, hình thành Mặt trận nhân dân thế giới đồng tình và giúp đỡ nhân dân Việt Nam. Nghị quyết Trung ƣơng 12 nêu rõ: Trong quá trình chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, ta phải giữ vững quyết tâm chiến lược, đồng thời áp dụng sách lược đấu tranh chính trị - ngoại giao khôn khéo để phối hợp với đấu tranh quân sự, chủ động tiến công địch, nêu cao ngọn cờ độc lập, hòa bình nhằm tranh thủ rộng rãi dư luận thế giới và cô lập hơn nữa đế quốc Mỹ, trên trường quốc tế ra sức tranh thủ đồng minh” [103, tr. 205]. Trong giai đoạn tiếp theo của cuộc kháng chiến, phƣơng hƣớng ngoại giao nhằm tập hợp lực lƣợng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Chính phủ và nhân dân các nƣớc tiếp tục đƣợc đƣa ra nhƣ sau “Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ ngày càng to lớn hơn nữa của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN
khác, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của chính phủ và nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình và công lý đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta” [22, tr.54]
Mặc dù những tài liệu phản ánh về vấn đề này rất ít, thời gian không liên tục và có thể chƣa khái quát đƣợc một cách toàn diện, cụ thể nhƣng những tài liệu hiện đƣợc lƣu giữ lại trong phông lƣu trữ Quốc hội cũng đã cung cấp nhiều thông tin có giá trị về các chính sách, đƣờng lối ngoại giao của nhà nƣớc ta trong giai đoạn này và thể hiện đƣợc những kết quả, thành tựu do các chính sách đó mang lại.
Với những chính sách, đƣờng lối sáng suốt đó, công tác ngoại giao của ta trong thời gian này đã thu đƣợc những thắng lợi nhất định. Việt Nam đã giành đƣợc sự ủng hộ của to lớn của Chính phủ và nhân dân các nƣớc với những hình thức ủng hộ đa dạng, phong phú và có hiệu quả. Ngoại giao ta đã giành những thắng lợi quan trọng: giƣơng cao ngọn cờ chính nghĩa của nhân dân ta là độc lập, tự do và CNXH, tranh thủ sự ủng hộ chính trị và sự giúp đỡ vật chất rất to lớn và có hiệu quả của các nƣớc XHCN…; tăng cƣờng mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lƣợc.
- Chính sách về kinh tế
Với việc nghiên cứu về tình hình kinh tế của Việt Nam, khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ góp phần cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác và chi tiết nhất về những chính sách, biện pháp đƣợc đƣa ra để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nƣớc, tranh thủ sự ủng về vật chất từ nƣớc ngoài. Đồng thời, khối tài liệu cũng cung cấp rất nhiều thông tin về kết quả của các đợt ủng hộ này và những tác động của nó đến nền kinh tế của Việt Nam trong những năm 1955 - 1975.
Cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam của đế quốc Mỹ là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất thế kỷ này. Xét về quy mô lực lƣợng tham gia, phƣơng tiện chiến tranh hiện đại đƣợc huy động và tính chất ác liệt theo chiều hƣớng ngày càng tăng suốt 21 năm thì đây là cuộc đụng đầu lịch sử giữa đế quốc Mỹ với nhân dân Việt Nam - một cuộc đụng đầu, xét về mặt vật chất, là không cân sức. Bởi vì nƣớc Mỹ, một trong những nƣớc lớn nhất và mạnh nhất hành tinh đi xâm lƣợc nƣớc Việt Nam
nhỏ và nghèo, lại bị tàn phá trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, chƣa kịp