Giải pháp về phát huy giá trị tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 90 - 96)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Các giải pháp tăng cƣờng bảo vệ và phát huy giá trị khối tài liệu về

3.2.3. Giải pháp về phát huy giá trị tài liệu

Thông tin tài liệu lƣu trữ là nguồn tài nguyên hết sức phong phú và có độ tin cậy cao. Bởi vậy, tài liệu lƣu trữ là đối tƣợng nghiên cứu của đông đảo độc giả trong và ngoài nƣớc. Hằng năm, có tới hàng vạn lƣợt độc giả trong và ngoài nƣớc đến các TTLTQG khai thác sử dụng tài liệu lƣu trữ phục vụ các mục đích chính trị, nghiên cứu lịch sử, xây dựng cơ bản, phát triển kinh tế - văn hoá, xã hội, khoa học - công nghệ… Hiện nay, khối tài liệu lƣu trữ về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) đang đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, số lƣợng ngƣời biết và tiếp cận đƣợc với những tài liệu lƣu trữ mà họ cần chƣa nhiều nên việc giới thiệu tài liệu lƣu trữ và thông tin tài liệu lƣu trữ là hết sức cần thiết. Trƣớc thực trạng đó,

chúng tôi đƣa ra một số đề xuất nhằm phát huy giá trị của khối tài liệu này trong thời gian tới nhƣ sau:

Một là, tổ chức giải mật đối với những tài liệu đã hết thời hạn mật

Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm phát huy giá trị vốn có của tài liệu lƣu trữ phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu thông tin của toàn xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy khối tài liệu sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975) hiện có rất nhiều tài liệu đóng dấu chỉ các mức độ mật. Các tài liệu này thƣờng là các bản Hiệp định, Nghị định thƣ, Điện, Công điện, Tuyên bố, Công văn, Báo cáo... có nội dung quan trọng, liên quan trực tiếp đến từng vấn đề cụ thể.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 30 của Luật Lƣu trữ “tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp sau đây:

Được giải mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

Sau 40 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu mật nhưng chưa được giải mật;

Sau 60 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu tối mật, tuyệt mật nhưng chưa được giải mật” [104].

Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1955 - 1975, toàn bộ tài liệu có đóng dấu mật đã có thể đƣợc sử dụng rộng rãi. Những tài liệu này không chỉ cung cấp những thông tin có giá trị mà còn có tính xác thực và độ tin cậy rất cao. Vì vậy, giải pháp cần thiết và cấp thiết hiện nay đƣa ra là nhanh chóng thực hiện việc giải mật tài liệu lƣu trữ. Đối với những tài liệu vẫn trong giai đoạn mật hoặc thuộc danh mục hạn chế sử dụng thì cần đƣợc thống kê và thể hiện trên mục lục hồ sơ. Trong đó, cần thể hiện rõ mức độ hạn chế sử dụng để độc giả chủ động trong việc yêu cầu hồ sơ khi khai thác.

Việc giải mật tài liệu lƣu trữ giúp làm phong phú thêm nguồn tài liệu lƣu trữ và góp phần tăng cƣờng hiệu quả công tác tổ chức sử dụng tài liệu; đồng thời,

việc giải mật sẽ cung cấp một khối lƣợng lớn tài liệu lần đầu tiên đƣợc công bố rộng rãi đến công chúng, giúp nâng cao vai trò của công tác lƣu trữ đối với toàn xã hội để Trung tâm thực sự trở thành điểm đến của các nhà nghiên cứu, của công chúng trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Hai là, tổ chức công bố, phát huy giá trị tài liệu một cách hợp lý, khoa học Tổ chức việc công bố, phát huy giá trị tài liệu một cách hợp lý, khoa học ở đây đƣợc hiểu là phải đảm bảo đúng nguyên tắc công bố tài liệu lƣu trữ ở nƣớc ta, xác định đúng thẩm quyền công bố và thời gian tiếp cận tài liệu lƣu trữ.

- Đảm bảo đúng nguyên tắc công bố tài liệu lƣu trữ

Theo chúng tôi, khi tiến hành công bố tài liệu lƣu trữ về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) cần đảm bảo 3 nguyên tắc chung sau đây:

+ Nguyên tắc công bố tài liệu nhằm phục vụ lợi ích dân tộc

Đây là nguyên tắc có tính căn bản nhất của công tác công bố. Nguyên tắc này định hƣớng mục đích, ý nghĩa của việc công bố tài liệu. Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 2, khối tài liệu có giá trị tiềm năng rất lớn trong việc nghiên cứu lịch sử và rút ra bài học kinh nghiệm trong thực tiễn công tác của các nhà lãnh đạo, quản lý hiện nay. Bên cạnh đó, khối tài liệu còn có tác dụng giáo dục truyền thống cho các thế hệ hiện nay về cuộc kháng chiến của dân tộc và sự ủng hộ chân thành, quý báu của Chính phủ và nhân dân thế giới, đặc biệt là các nƣớc XHCN đối với Việt Nam. Trên phƣơng diện này, việc công bố khối tài liệu có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội.

+ Nguyên tắc công bố phải tuân thủ theo hệ thống pháp luật của nhà nƣớc Nguyên tắc công bố phải tuân thủ theo hệ thống pháp luật của nhà nƣớc là nguyên tắc không thể thiếu trong công tác công bố tài liệu. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc công bố tài liệu vì lợi ích dân tộc ở trên. Đối với một quốc gia, luật pháp bao giờ cũng đƣợc xây dựng trên cơ sở nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của quốc gia đó, đồng thời có kết hợp hài hòa với thông lệ quốc tế. Đặc biệt khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) chứa đựng nhiều thông tin bí mật quốc gia, liên quan đến

nhiều vấn đề hệ trọng của đất nƣớc nên không thể tùy tiện công bố tài liệu mà không tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Nguyên tắc công bố tài liệu lƣu trữ phải khoa học, chính xác

Một xuất bản phẩm công bố tài liệu có giá trị về nhiều mặt, có độ tin cậy là những xuất bản phẩm có tính khoa học và chính xác. Đây là một yêu cầu quan trọng, đòi hỏi ngƣời công bố phải am hiểu chuyên môn nghiệp vụ công bố, am hiểu chính trị, thời sự và các môn khoa học khác nhƣ khoa học lịch sử, sử liệu học, ngôn ngữ học… Có nhƣ thế mới nghiên cứu, lựa chọn đề tài công bố đƣợc khoa học, phục vụ lợi ích của dân tộc. Đồng thời, những kiến thức này giúp cho việc sƣu tầm, lựa chọn đƣợc những tài liệu có nội dung tốt và đáng tin cậy để đƣa ra công bố. Đặc biệt là khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) vì khối tài liệu này liên quan rất nhiều đến các sự kiện lịch sử và tƣơng đối phức tạp.

- Xác định thẩm quyền công bố

Trƣớc khi đi vào các phân tích các hình thức công bố, giới thiệu khối tài liệu lƣu trữ về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ hiện đang bảo quản tại TTTLTQG III, chúng ta cần hiểu rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc công bố, giới thiệu khối tài liệu này. Theo quan điểm của chúng tôi, thẩm quyền công bố khối tài liệu này do Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc và TTLTQG III quyết định vì Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc là cơ quan quản lý cấp Cục thuộc Bộ Nội vụ có trách nhiệm quản lý công tác công văn giấy tờ và công tác lƣu trữ trên phạm vi toàn quốc; TTLTQG III với trách nhiệm là cơ quan trực tiếp quản lý khối tài liệu này sẽ tham mƣu cho Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc trong việc quyết định các hình thức và chủ đề công bố, giới thiệu tài liệu. Thêm vào đó, khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam chứa đựng nhiều thông tin quá khứ có liên quan đến những vấn đề trọng đại của đất nƣớc nhƣ thông tin về các chính sách, đƣờng lối ngoại giao trong việc tập hợp lực lƣợng, tranh thủ sự đồng tình của các nƣớc trên thế giới; thông tin về quan hệ ngoại giao với các nƣớc; thông tin về sự ủng hộ, viện trợ về mặt chính trị, quân sự, vật chất của Chính phủ và nhân dân các nƣớc đối với Việt Nam trong cuộc

kháng chiến... Chính vì vậy, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc là cơ quan có đầy đủ thẩm quyền nhất trong việc công bố, giới thiệu khối tài liệu trên.

- Xác định rõ thời hạn tiếp cận tài liệu

Xác định thời hạn tiếp cận tài liệu thực chất là việc xem xét thời hạn quy định cho tài liệu đƣợc tự do công khai. Khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975), do có nhiều tài liệu đóng dấu chỉ các mức độ mật nên việc xác định thời hạn tiếp cận tài liệu là rất cần thiết. Theo sự trình bày ở mục 3.3.1, đến nay, có một số lƣợng lớn văn bản đã hết tính bí mật, có thể đƣa ra công bố rộng rãi trƣớc công chúng. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội nói chung và các nhà nghiên cứu nói riêng vì có nhiều thông tin tài liệu lần đầu tiên đƣợc công bố, độc giả có thể sử dụng phục vụ việc nghiên cứu của mình.

Ba là, đa dạng hóa các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu - Tăng cƣờng triển lãm, trƣng bày tài liệu lƣu trữ

TTLTQG III trong phạm vi trách nhiệm của mình, ngoài việc thực hiện tốt việc thu thập, bảo quản an toàn, cần phải đẩy mạnh phát huy giá trị của tài liệu lƣu trữ thông qua việc trƣng bày, triển lãm khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc một cách định kỳ hoặc nhân các ngày lễ lớn của dân tộc. Khi tổ chức triển lãm, trƣng bày, Trung tâm cần lựa chọn đề tài phù hợp với nhu cầu khai thác thông tin của độc giả hoặc phù hợp với những sự kiện đặc biệt của đất nƣớc trong từng thời điểm. Chúng tôi tạm đề xuất một số đề tài để công bố, giới thiệu trong thời gian tới theo các chuyên đề nhƣ sau: + Sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân các nƣớc XHCN/các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa/các tổ chức quốc tế đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ;

+ Quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên Xô trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc; + Vấn đề ngoại giao Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của Việt Nam (1965 - 1975);

+ Viện trợ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc – nguồn tài liệu vô giá;

+ Hệ thống những công trình thuộc nguồn viện trợ của Việt Nam những năm 1955 - 1975…

- Công bố, giới thiệu tài liệu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng Đây là hình thức tuyên truyền, phát huy giá trị mang lại hiệu quả rất cao, giúp công bố một cách rộng rãi tài liệu lƣu trữ đối với toàn xã hội. Nhân các dịp lễ, kỷ niệm lớn của đất nƣớc nhƣ kỷ niệm ngày thống nhất đất nƣớc 30.4, kỷ niệm ngày Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao với các nƣớc nhƣ: Cu Ba, Liên bang Nga, CHDC Đức… chúng ta có thể lựa chọn những tài liệu, hình ảnh hiện đang lƣu giữ tại Trung tâm để giới thiệu trong các chƣơng trình truyền hình, các phóng sự, phim tài liệu theo các chủ đề nhất định.

- Tổ chức biên soạn và xuất bản các ấn phẩm lƣu trữ

Trong thời gian qua, Trung tâm đã tiến hành biên soạn, xuất bản một số ấn phẩm nhằm công bố, giới thiệu tài liệu lƣu trữ đến với xã hội. Tuy nhiên, trong các ấn phẩm này, việc sử dụng khối tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam chƣa triệt để, chƣa làm nổi bật đƣợc giá trị tiềm năng của khối tài liệu lƣu trữ này. Do đó, bên cạnh việc duy trì, phát triển các hình thức phát huy giá trị tài liệu đã nêu, Trung tâm cần tăng cƣờng hơn nữa việc biên soạn và công bố các xuất bản phẩm khoa học giới thiệu tài liệu về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc từ 1955 - 1975 để những ngƣời nghiên cứu lịch sử và những ngƣời quan tâm khác có điều kiện tiếp cận khai thác thông tin khối tài liệu này, đáp ứng đƣợc nguyện vọng chính đáng của đông đảo nhân dân. Thông qua các xuất bản phẩm đó, các nhà nghiên cứu có cơ hội tìm hiểu những vấn đề mình quan tâm và sẽ tìm cách khai thác kho tàng lịch sử khổng lồ và có giá trị đó phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình. Có nhƣ vậy, khối tài liệu lƣu trữ tại TTLTQG III nói chung và khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc nói riêng mới phát huy đƣợc hết giá trị tiềm năng để phục vụ các nhu cầu khác nhau của xã hội.

Bốn là, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác phát huy giá trị tài liệu

Các cán bộ làm công tác phát huy giá trị tài liệu của Trung tâm cần đƣợc đào tạo cơ bản, chuyên nghiệp trong từng khâu nghiệp vụ: phục vụ phòng đọc trực tuyến trên mạng, sƣu tầm, lựa chọn, biên tập tài liệu công bố, xuất bản; sắp xếp,

thiết kế trƣng bày tài liệu trong triển lãm, phục vụ khách đến thăm quan. Muốn có đội ngũ cán bộ nhƣ vậy, cần phải có một kế hoạch tổng thể về đào tạo cán bộ. Ngƣời làm công tác phát huy giá trị không những am hiểu về kỹ thuật, nguyên tắc công bố mà còn phải có kiến thức về các lĩnh vực có liên quan nhƣ sử học, văn kiện học, ngôn ngữ học, sử liệu học… Do khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ có khối lƣợng khá lớn tài liệu bằng tiếng nƣớc ngoài nên trong trƣờng hợp cần thiết, các cán bộ này cần có trình độ nhất định về ngoại ngữ nhƣ tiếng Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga… để vận dụng vào công tác phát huy giá trị tài liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)