Tình hình khai thác sử dụng khối tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 79 - 86)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Tình hình khai thác sử dụng khối tài liệu

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy công tác tổ chức sử dụng khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) đã đạt đƣợc những kết quả nhƣ sau:

- Ưu điểm

Một là, TTLTQG III có phòng đọc riêng, rộng khoảng 40m với trang thiết

bị đầy đủ nhƣ: camera giám sát, bàn ghế, hệ thống máy tính, đèn điện, quạt trần, điều hòa, phục vụ khai thác tài liệu lƣu trữ một cách hiệu quả, an toàn nhất. Sử dụng tài liệu lƣu trữ tại phòng đọc có nhiều ƣu điểm: Ngƣời đọc có thể trực tiếp nghiên cứu tài liệu lƣu trữ, hoặc cùng một lúc nghiên cứu đƣợc nhiều văn bản cần thiết có nội dung liên quan với nhau; phòng đọc có điều kiện để phục vụ đƣợc đông đảo độc giả, giới thiệu cho độc giả nhiều tài liệu lƣu trữ liên quan đến các chủ để nghiên cứu của họ. Tổ chức tốt phòng đọc, Trung tâm có điều kiện bảo vệ an toàn tài liệu lƣu trữ, tránh đƣợc sự mất mát và hạn chế việc hƣ hỏng tài liệu, góp phần bảo vệ bí mật quốc gia.

Trung tâm đã ban hành nội quy khai thác sử dụng tài liệu lƣu trữ, đồng thời ban hành bảng giá phí khai thác tài liệu và sao lƣu tài liệu một cách rõ ràng chi tiết. Thủ tục khai thác tại Trung tâm ngày càng đƣợc cải thiện mang tính tích cực. Ngƣời có nhu cầu khai thác, sử dụng nếu vì mục đích công vụ chỉ cần có Giấy Giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi công tác; nếu vì mục đích cá nhân chỉ cần có Đơn xin khai thác, sử dụng tài liệu có xác nhận của cơ quan, tổ chức đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cƣ trú. Có chế độ ƣu tiên về kinh phí khai thác, sử dụng tài liệu đối với học sinh, sinh viên và các đối tƣợng chính sách. Đây là một ƣu điểm nổi bật của Trung tâm nhằm đem lại sự thuận lợi về thủ tục và kinh tế nhất cho độc giả khi khai thác tài liệu. Qua quá trình khai thác, sử dụng tài liệu lƣu trữ về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, chúng tôi thấy rằng hầu hết các hồ sơ, tài liệu do độc giả yêu cầu đọc đều đƣợc đáp ứng nếu đó là những tài liệu thông thƣờng, không đóng dấu “Mật” và “Tuyệt mật”

Ba là, tài liệu lƣu trữ ngày càng đƣợc đƣa ra khai thác, sử dụng phục vụ cho

các nhu cầu khác nhau của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Đối với khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc giai đoạn 1955 - 1975, qua quá trình tìm hiểu thông tin về tình hình khai thác sử dụng chúng tôi thấy rằng toàn bộ hoặc một phần khối tài liệu đƣợc khai thác để phục vụ các cuộc trƣng bày, triển lãm, viết sách, các bài báo trên tạp chí chuyên ngành… Phục vụ nghiên cứu viết khóa luận tốt nghiệp, luận văn Thạc sỹ, luận án Tiến sỹ…

Đối tƣợng khai thác chủ yếu là các nhà nghiên cứu lịch sử và các học viên, nghiên cứu sinh của các Trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc.

+ Phục vụ trƣng bày và viết bài chuyên đề

Nhận thức đƣợc giá trị lịch sử của khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến trƣờng kỳ, gian khổ mà oanh liệt của nhân dân Việt Nam trong 21 năm, năm 1996 nhân dịp 51 năm Quốc khánh nƣớc CHXHCN Việt Nam, Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc đã phối hợp với Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tổ chức trƣng bày chuyên đề “Nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp bảo vệ độc lập và thống nhất của Việt Nam 1955 - 1975” tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tại buổi trƣng bày ngƣời xem đã đƣợc tiếp cận với 100 tài liệu, hình ảnh, hiện vật thể hiện tình cảm, sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của Chính phủ và nhân dân các nƣớc trên thế giới đối với nhân dân Việt Nam. Lần đầu tiên sau hơn 20 năm kể từ ngày đất nƣớc thống nhất, nhân dân miền Nam mới đƣợc tiếp cận một cách có hệ thống những tài liệu, hiện vật, hình ảnh, quý, hiếm thể hiện sự ủng hộ giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập và thống nhất của nhân dân Việt Nam. Trong bài phát biểu khai mạc của mình, đồng chí Thứ trƣởng Bộ Lao động và Thƣơng binh Xã hội đã nói: “Mặc dù cuộc chiến tranh đang lùi dần vào quá khứ nhưng những tấm lòng tốt của bè bạn khắp năm châu vẫn in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam và chúng ta mãi mãi biết ơn bè bạn đã giúp đỡ chúng ta trong những năm tháng gian nan nhất và chính sự ủng hộ, giúp đỡ đó càng chứng tỏ cuộc chiến tranh của chúng ta là sáng ngời chính nghĩa” (116, tr.10).

Tháng 12 năm 1996, tác giả Nguyễn Minh Sơn, TTLTQG III đã đăng bài

“Vài nét về trưng bày chuyên đề: Nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp bảo vệ độc lập và thống nhất của Việt Nam (1955 - 1975)” giới thiệu tổng thể về cuộc trƣng bày trên Tạp chí Lƣu trữ Việt Nam số 4, tháng 12/1996. Bài báo đã chỉ ra rằng “với những hình ảnh, tư liệu tham gia đợt triển lãm này, chúng ta đã góp phần quan trọng giúp người xem hiểu rõ hơn về các cuộc kháng chiến vì độc lập tự do của dân tộc về tình cảm quý báu của bạn bè quốc tế đối với nhân dân ta”. Tác giả cũng cho biết trong thời gian diễn ra triển lãm đã có hàng chục tờ báo, các đài phát thanh và truyền hình Trung ƣơng, địa phƣơng đã nhiều lần đƣa tin về cuộc triển lãm. Đây cũng là một dịp tốt để chúng ta tuyên truyền, quảng bá về của tài liệu lƣu trữ nói chung và khối tài liệu này nói riêng với xã hội, giúp phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ.

+ Phục vụ viết sách

Đây là một trong những hình thức giúp giới thiệu, công bố tài liệu một cách rộng rãi và hiệu quả nhất. Là nguồn thông tin có giá trị lịch sử cao và đảm bảo đƣợc yêu cầu về tính xác thực và độ tin cậy, khối tài liệu này đã đƣợc khai thác, sử dụng nhƣ một nguồn tƣ liệu hết sức giá trị và tin cậy để biên soạn các cuốn sách trong những năm gần đây.

Ví dụ 1: Năm 2009, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc biên soạn cuốn sách

“Quan hệ Việt Nam - Cu Ba qua tài liệu lưu trữ (1960 - 2005)” trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu lƣu trữ từ các kho Lƣu trữ của Việt Nam và Cu Ba. Trong cuốn sách, đã có rất nhiều tài liệu lƣu trữ phản ánh sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân Cu Ba đối với nhân dân Việt Nam nhƣ: Lệnh số 08-LCT ngày 02/3/1961 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký phê chuẩn các Hiệp định đã đƣợc ký kết ngày 02/12/1960 giữa Chính phủ nƣớc VNDCCH và Chính phủ Cách mạng nƣớc Cộng hòa Cu Ba, Công văn ngày 05/3/1965 của Chính phủ Cu Ba về việc gửi tặng nhân dân Việt Nam 10 ngàn tấn đƣờng, biểu thị tình đoàn kết chiến đấu với nhân dân Việt Nam; Một số Quyết định của nƣớc Việt Nam tặng Huân chƣơng Hữu nghị cho các chuyên gia Cu Ba đã tận tình giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng CNXH từ 1970 - 1982... Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, nhân dân Việt Nam đã nhận đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình cả về tinh thần và vật chất vô cùng quý báu của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân Cu Ba. Sự giúp đỡ chí tình đó đã góp phần làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam.

Ví dụ 2: Năm 2016, Cục văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc tiếp tục biên soạn, xuất bản cuốn sách “Lịch sử quan hệ hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Liên Xô 1950 - 1990” trên cơ sở sử dụng nguồn tài liệu lƣu trữ tại TTLTQG III. Trong cuốn sách, đã có rất nhiều tài liệu thuộc khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 – 1975) đƣợc sử dụng làm nguồn tƣ liệu chính nhƣ: Công văn về vấn đề hợp tác khoa học năm 1961 với Liên Xô, tại Hà Nội ngày 31/12/1960; Hiệp định về việc Liên bang CHXHCN Xô Viết giúp đỡ kinh tế và kỹ thuật cho nƣớc VNDCCH trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân của nƣớc CNDCCH trong những năm 1961 - 1965; Hiệp định về việc Liên bang CHXHCN Xô Viết giúp nƣớc VNDCCH về mặt kinh tế và kỹ thuật trong việc xây dựng đài phát thanh phát tin và đƣờng dây dẫn điện và giao các thiết bị, vật liệu cho các đội làm đƣờng tại Matxcơva, tháng 7/1965; Báo cáo tóm tắt của Văn phòng Phủ Thủ tƣớng về tình hình viện trợ kinh tế và kỹ thuật của Liên Xô cho Việt Nam từ 1955 - 1971, ngày 02/10/1971…

+ Phục vụ các công trình nghiên cứu khoa học

Khối tài liệu đã đƣợc sử dụng trong một số công trình khoa học nhƣ khóa luận tốt nghiệp, luận văn Thạc sỹ, luận án Tiến sỹ. Trong đó, các tác giả thƣờng đi sâu tìm hiểu, khai thác tài liệu phản ánh sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong một lĩnh vực, một giai đoạn hoặc sự ủng hộ của một nhóm các nƣớc nhất định.

Ví dụ: Năm 2013, độc giả Đặng Thị Thúy Hà, công tác tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc khai thác tài liệu về sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn 1950 - 1975 để phục vụ viết luận văn Thạc sỹ.

Năm 2014, độc giả Kosal Path Lee quốc tịch Mỹ, hiện đang công tác tại một Trƣờng Đại học của Mỹ khai thác tài liệu về sự viện trợ của các nƣớc XHCN đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ 1965 - 1975 để phục vụ viết luận án Tiến sỹ.

Năm 2015, độc giả Feng Yiming, quốc tịch Trung Quốc, công tác tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Bắc Kinh khai thác tài liệu về viện trợ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Hoa trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của Việt Nam phục vụ viết luận án Tiến sỹ.

Năm 2016, độc giả Đỗ Diệu Khuê, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn khai thác tài liệu về quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975; độc giả Lê Hoàng Linh, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội khai thác tài liệu về hợp tác kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ chống Mỹ cứu nƣớc 1955 - 1975…

Qua đây ta thấy, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã chú trọng khai thác những tài liệu phản ánh sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc trong những năm từ 1955 - 1975. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với các nhà lƣu trữ nói chung và đối với TTLTQG III nói riêng vì khối tài liệu lƣu trữ đã thực sự phát huy đƣợc giá trị của nó và các Lƣu trữ đang dần trở thành điểm đến quen thuộc của các nhà nghiên cứu cả trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Một là, TTLTQG III chƣa có những hoạt động công bố rộng rãi khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975)

Năm 2006, tuy Trung tâm đã chủ động tổ chức cuộc trƣng bày nhằm giới thiệu đến công chúng những tài liệu, hình ảnh rất có giá trị về chủ đề Nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp bảo vệ độc lập và thống nhất của Việt Nam (1955 - 1975)

nhƣng trong khuôn khổ của một cuộc Trƣng bày chuyên đề, Ban Tổ chức chỉ lựa chọn những tài liệu tiêu biểu trong một số phông lƣu trữ hiện đang bảo quản tại Trung tâm, chƣa công bố đƣợc hết khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975) một cách đầy đủ nhất. Cho đến nay, Trung tâm chƣa thực hiện thêm đƣợc hoạt động nào nhằm giới thiệu, phát huy giá trị khối tài liệu này.

Theo khảo sát của chúng tôi, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu viết về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam giai đoạn 1955 - 1975 hiện đang bảo quản tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam, Thƣ viện Trung tâm Khoa học và Công nghệ Văn thƣ – Lƣu trữ, Thƣ viện trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Ví dụ nhƣ: cuốn “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam tác động của nhân tố quốc tế: Sách tham khảo” của tác giả Nguyễn Khắc Huỳnh, cuốn “Toàn thế giới ủng hộ chúng ta” của nhóm tác giả Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu, Nguyễn Thành, cuốn “Phong trào nhân dân thế giới chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam” của tác giả Lƣu Quý Kỳ, “Kỷ yếu Hội thảo Khoa học kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2005: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc - những vấn đề khoa học và thực tiễn” của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu “Đảng lãnh đạo củng cố phát triển quan hệ với Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975)” của tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa, Luận án Tiến sỹ “Quá trình hình thành và phát triển của phong trào ủng hộ Việt Nam ở Cu Ba giai đoạn 1959 - 1975” của tác giả Nguyễn Ngọc Mão... Chúng tôi thấy rằng, các tác giả hầu nhƣ không sử dụng tài

liệu lƣu trữ về sự ủng hộ của Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975) hiện đang bảo quản tại TTLTQG III. Điều này có thể do các nhà nghiên cứu, các tác giả bài viết không biết đến nội dung thông tin của khối tài liệu này… Nhƣng cũng không thể không đề cập tới sự thiếu chủ động của TTLTQG III trong việc giới thiệu giá trị và nội dung thông tin của khối tài liệu lƣu trữ hết sức quí giá này. Đây là một hạn chế rất lớn cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới.

Hai là, khối lƣợng tài liệu hạn chế sử dụng rất lớn vì có yếu tố mật

Khối tài liệu về vấn đề các nƣớc viện trợ cho Việt Nam từ năm 1975 trở về trƣớc có rất nhiều văn bản đóng dấu chỉ các mức độ mật, chƣa thể cho khai thác rộng rãi. Theo quy định tại Luật Lƣu trữ năm 2011 về giải mật tài liệu lƣu trữ thì đến nay, các văn bản này hầu hết đã hết thời gian mật, có thể đƣa ra khai thác sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, do chƣa thực hiện giải mật nên độc giả vẫn không đƣợc tiếp cận với văn bản. Trên thực tế, khi khai thác tài liệu lƣu trữ thì hầu hết các thông tin có giá trị nhất về nội dung và tính pháp lý thƣờng nằm ở các văn bản mật đó nhƣ: Hiệp định, Nghị định thƣ, Bản thỏa thuận, Báo cáo… Đây là một trong những hạn chế lớn nhất, gây nhiều khó khăn cho độc giả khi cần khai thác thông tin phục vụ việc nghiên cứu.

Ba là, trong khối tài liệu về sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1955 - 1975) có nhiều tài liệu đã quá cũ, bị rách, bị mờ, rời lẻ, nhiều tài liệu đánh máy hoặc in không có dấu nên độc giả gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác, sử dụng tài liệu. Nhƣ chúng tôi đã trình bày ở Chƣơng 1, do đƣợc hình thành cách ngay nay khá lâu nên nhiều tài liệu đã bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)