Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu sự ủng hộ về vật chất của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 50 - 59)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Là nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu sự ủng hộ về vật chất của

Chính phủ và nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975)

Qua tài liệu lƣu trữ có thể thấy, phong trào ủng hộ vật chất của các nƣớc trên thế giới cho Việt Nam diễn ra ngay từ khi cuộc kháng chiến bắt đầu. Trong thời gian này, mặc dù tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp, phe XHCN có những bất đồng nghiêm trọng nhƣng bằng những chính sách quan hệ ngoại giao khéo léo, hợp lý, ta đã không ngừng mở rộng, tăng cƣờng quan hệ hữu nghị với các nƣớc này để Chính phủ và nhân dân các nƣớc trên thế giới nói chung hiểu rõ những hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam. Từ đó, các nƣớc đã giành cho ta sự viện trợ vật chất ngày càng to lớn, giúp ta đẩy mạnh chiến đấu, đồng thời, củng cố hậu phƣơng lớn miền Bắc về mọi mặt. Tuy nhiên, về cƣờng độ ủng hộ và khối lƣợng hàng hóa các nƣớc giúp đỡ cho Việt Nam có sự thay đổi tùy vào điều kiện hoàn cảnh của từng giai đoạn cụ thể. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam trong từng thời kỳ nhất định.

Theo Báo cáo về quan hệ giữa ta với các nƣớc XHCN về kinh tế giai đoạn 1955 - 1965 của UBKHNN [59, tr.01-15] thì: từ năm 1955 - 1965 các nƣớc XHCN đã viện trợ và cho Việt Nam vay 832.260 triệu rúp tƣơng đƣơng 4.643,8 triệu đồng Việt Nam (tỷ giá 1 rúp = 5,64 đồng Việt Nam). Trong đó: số viện trợ là 333.085

triệu rúp, vay là 499, 175 triệu rúp. Về tỷ lệ ủng hộ của các nƣớc đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Tên nƣớc Vay Viện trợ

Liên Xô 44,33% 26,4%

Trung Quốc 42,57% 66%

Các nƣớc XHCN khác 13,1% 7,6%

Với sự viện trợ này cộng với số vốn đã tích lũy đƣợc ta đã xây dựng đƣợc hơn 269 công trình lớn nhỏ phục vụ phát triển kinh tế và nhiệm vụ an ninh quốc phòng của đất nƣớc. Trong số 269 công trình đó, ta tập trung đầu tƣ vốn cho việc xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực nông nghiệp (50 công trình thủy lợi và nhiều công trình thủy sản), công nghiệp nhẹ (42 công trình), ngành điện (51 công trình). Ngoài ra, ta còn tiến hành xây dựng nhiều công trình thuộc các lĩnh vực khác nhƣ: văn hóa, y tế, quốc phòng, giao thông - vận tải… Sự giúp đỡ quý báu này đã giúp cho nền kinh tế của ta ngày càng củng cố và phát triển, tạo cơ sở vững chắc cho cải tạo XHCN, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của nƣớc ta.

Trong giai đoạn này, đối lập với các nƣớc XHCN trên đây, sự ủng hộ của các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa đối với Việt Nam rất hạn chế. Từ năm 1963 trở về trƣớc, chỉ có Đoàn Thanh niên dân chủ thế giới gửi cho ít thuốc (khoảng 4.000đ). Năm 1964, ngoài Đoàn Thanh niên và sinh viên thế giới còn có hội Liên hiệp Phụ nữ thế giới, hội Dân tộc và Văn hóa Thụy Sỹ và một số tổ chức dân chủ ở Nhật. Trị giá hiện vật chung trong năm là 11.317đ [38, tr.06].

Năm 1965, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, hoạt động kinh tế Việt Nam có sự biến đổi rõ rệt vì lúc này, nhân dân miền Bắc cũng đang phải chịu những thiệt hại nặng nề do hành động chống phá của đế quốc Mỹ.

Giai đoạn này, sự ủng hộ của các nƣớc đã giúp Việt Nam giải quyết những nhiệm vụ có quy mô lớn trƣớc mắt của công cuộc xây dựng nền kinh tế quốc dân nƣớc ta. Trong Báo cáo về kết quả đàm phán viện trợ với các nƣớc năm 1965, 1966 do Phó Thủ tƣớng Lê Thanh Nghị báo cáo trƣớc Bộ Chính trị có nêu: “Mặc dù kết quả còn bị hạn chế ở một số mặt, hoặc kết quả chỉ mới là bước đầu ở Liên Xô, nhìn

chung lại ta thấy rằng kết quả đàm phán viện trợ lần này là một thắng lợi lớn cả về mặt chính trị và kinh tế.

Về mặt chính trị, đây là thêm một biểu hiện thực tế của sự ủng hộ của các nước XHCN đối với công cuộc chiến đấu và xây dựng ở miền Bắc nước ta. Mặt khác, sự nhất trí ủng hộ ta cũng làm tăng thêm sự đoàn kết giữa các nước trong phe XHCN.

Về mặt kinh tế và quốc phòng, ta thấy rằng khối lượng các nước viện trợ cho ta, mặc dù còn thấp so với yêu cầu ta đề ra, nhưng vẫn là một khối lượng rất lớn, bằng gấp 1 lần rưỡi kim ngạch nhập hàng năm theo đường mậu dịch. Như trên đã nói, nhiều loại thiết bị, vật tư rất cần thiết cho yêu cầu sản xuất và chiến đấu của ta đã được giải quyết tương đối khá, nhất là về các mặt quân sự, giao thông vận tải, thi công cơ giới, lương thực, nhiên liệu và một số vật tư khác.

Giữa kinh tế và quốc phòng, yêu cầu về quốc phòng được giải quyết tốt hơn, triệt để hơn, trừ những trường hợp ta đề ra yêu cầu quá đáng, không phù hợp với điều kiện kỹ thuật và kinh tế.

Điều đáng chú ý là kết quả về quốc phòng lần này ngoài việc tăng thêm khí tài phục vụ trực tiếp cho chiến đấu còn có tác dụng góp phần tăng thêm cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công nghiệp nặng, với những cơ sở sản xuất vũ khí nhẹ và đạn dược, những cơ sở sửa chữa khí tài quân sự với trình độ cao hơn.

Về kinh tế, giữa những nhu cầu trực tiếp cho chiến đấu như giao thông vận tải, nhiên liệu, lương thực v.v… và những nhu cầu cho xây dựng kinh tế ít nhiều có tính chất lâu dài thì những nhu cầu trực tiếp cho chiến đấu đã được các nước bạn chú ý giải quyết khá hơn. Nói chung tinh thần các nước giúp ta lần này có chú trọng giúp ta nhiều để đánh giặc” [60, tr.398].

Theo Báo cáo của Ban Thống nhất - Cục Cung cấp về tiếp nhận viện trợ vật chất của nhân dân thế giới ủng hộ miền Nam đến năm 1969 thì “chưa kể những khoản ủng hộ mật và tiền mặt, riêng số hàng hóa hiện vật do viện trợ nhân dân cho miền Nam đã nhận được từ trước7đến cuối năm 1969 là 7.551 tấn, ước trị giá gần 28 triệu đồng” [38, tr.01] bao gồm 3 khu vực ủng hộ. Trong đó, khu vực ủng hộ

7Năm 1963

nhiều nhất cho Việt Nam là nhân dân các nƣớc XHCN với 7.355 tấn, tƣơng đƣơng 20,2 triệu đồng Việt Nam, chiếm 72,5%; khu vực thứ hai là nhân dân các nƣớc tƣ bản, dân tộc chủ nghĩa và các tổ chức nhân sĩ quốc tế ủng hộ 193 tấn, tƣơng đƣơng 7,0 triệu đồng Việt Nam, chiếm 25,5%; số còn lại là do kiều bào sinh viên, cán bộ ta ở nƣớc ngoài ủng hộ. Cụ thể:

Phong trào ủng hộ vật chất cho miền Nam ở các nƣớc XHCN phát triển mạnh mẽ bắt đầu từ năm 1963 trở đi và hoạt động này đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên, ngày càng gia tăng về khối lƣợng và chất lƣợng hàng ủng hộ. Nhân dân các nƣớc XHCN biểu thị nhiệt tình thái độ ủng hộ tích cực đối với cách mạng miền Nam bằng những hoạt động ủng hộ vật chất với nhiều hình thức, phƣơng pháp thiết thực. Nhiều cuộc vận động quyên góp, hiến máu, tăng năng suất lao động ngoài giờ và trong ngày nghỉ, nhất là của đoàn thanh niên, phụ nữ, học sinh… đã tập trung một số tiền mặt và hiện vật khá lớn vào quỹ ủng hộ Việt Nam. Báo cáo cho thấy, tỷ lệ ủng hộ của các nƣớc đối với miền Nam Việt Nam trong 7 năm từ 1963 - 1969 nhƣ sau: Trung Quốc 22,94%, Liên Xô 18,5%, Ba Lan 19,53%, CHDC Đức 19,21%, Cu Ba 10,77,%, Tiệp Khắc 5,43%, Triều Tiên 5,14%, Hung-ga-ri 4,68%, Bun-ga-ri 4,45%, Ru-ma-ni 2,13%, Mông Cổ 0,47% và An-ba-ni 0,14%.

Tại các tổ chức quốc tế và nhân dân các nƣớc tƣ bản và dân tộc chủ nghĩa, phong trào ủng hộ bắt đầu phát triển từ năm 1965. Ngoài các tổ chức đã có từ trƣớc8, năm 1965 có thêm nhiều tổ chức mới đứng ra vận động các tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới ủng hộ Việt Nam và có những hành động thiết thực nhƣ giúp đỡ về y tế; tặng tiền mặt, dụng cụ quay phim, chụp ảnh, liên lạc, văn phòng phẩm; hỗ trợ về lƣơng thực, thực phẩm... Các khoản ủng hộ trong năm 1965 ƣớc trị giá gần 500.000đ. Trong đó:

- Ngoại tệ quy ra tiền Việt Nam 256.500đ - Thuốc men, dụng cụ y tế 216.500đ - Phƣơng tiện máy móc; 20.4000đ

8Đoàn Thanh niên dân chủ thế giới, đoàn Thanh niên và sinh viên thế giới, hội Liên hiệp Phụ nữ thế giới, hội Dân tộc và Văn hóa Thụy Sỹ và một số tổ chức dân chủ ở Nhật.

Kết quả hàng viện trợ nhân dân của quốc tế cho miền Nam từ 1963 - 1969 đƣợc thống kê cụ thể [38, tr.08] nhƣ sau:

Năm Các nƣớc XHCN Các nƣớc TBCN Tổng

Lƣợng (Kg) Tiền (đ) Lƣợng (Kg) Tiền (đ) Lƣợng (Kg) Tiền (đ)

1963 1.741.627 4.807 0 1.746.434 1964 90.897 2.817.193 11.371 90.897 2.828.564 1965 5.843.013 3.549.396 2.326 241.876 5.845.339 3.791.272 1966 274.621 1.007.927 19.539 788.800 294.160 1.015.815 1967 123.180 2.539.110 18.421 642.452 30.739 3.181.562 1968 466.185 4.499.027 38.178 2.298.138 504.363 6.797.165 1969 548.342 4.078.612 68.974 3.032.562 617.316 7.111.174

Qua số liệu về trị giá hàng hóa và các loại mặt hàng ủng hộ Việt Nam trong thời gian này, chúng tôi thấy các nƣớc XHCN ủng hộ ta rất nhiệt tình. Hàng hóa các nƣớc viện trợ cho ta trong thời gian này đa số là hàng tiêu dùng.

Tổng hợp toàn bộ giai đoạn từ năm 1955 - 1974, các nƣớc XHCN viện trợ không hoàn lại và cho ta vay dài hạn một số tiền bằng 5.794 triệu rúp (trong đó: viện trợ không hoàn lại 4.844 triệu rúp, vay dài hạn 950 triệu rúp) [64, tr.01] phân bổ theo khu vực nhƣ sau:

Đơn vị tính: triệu rúp

Viện trợ

không hoàn lại Vay dài hạn Tổng số

Liên Xô 1.365 466 1.831

Trung Quốc 2.577 295 2.872

Các nƣớc XHCN khác 902 189 1.091

Mặt hàng chủ yếu là lƣơng thực, thực phẩm, hàng may mặc, phƣơng tiện vận tải, nguyên vật liệu phục vụ xây dựng và phân bón cho nông nghiệp. Về thiết bị toàn bộ, các nƣớc đã giúp ta xây dựng rất nhiều công trình dân sinh và công trình công nghiệp nhƣ trƣờng học, bệnh viện, nông trƣờng, các công trình thuộc ngành than, ngành điện, hóa chất, luyện kim… Các công trình này không những phục vụ nhu cầu trực tiếp trong đời sống mà còn giúp nâng cao năng lực sản xuất, đẩy mạnh

phát triển kinh tế đất nƣớc. Có thể nói, sự giúp đỡ của các nƣớc đã giải quyết một phần quan trọng nhu cầu của ta trong những năm chiến tranh.

Ngoài nguồn viện trợ từ các nƣớc XHCN trên đây, trong toàn bộ giai đoạn này chúng ta còn nhận đƣợc sự ủng hộ rất lớn từ các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa nhƣ Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Tây Đức và các tổ chức Liên hiệp quốc nhƣ: UNICEF (Quỹ bảo trợ thiếu nhi của Liên Hợp quốc), HCR (Ủy ban tị nạn của Liên hợp quốc)…

Ví dụ: Sự ủng hộ của Thụy Điển cho Việt Nam bắt đầu từ năm 1969 đến năm 1975, tổng trị giá 895 triệu Krona9. Cụ thể nhƣ sau:

Năm 1969: viện trợ thiết bị một bệnh viện 250 giƣờng (trang bị cho bệnh viện Việt Bắc) trị giá 12 triệu Krona.

Từ năm 1970 - 1973: viện trợ nhân đạo mỗi năm 25 triệu Krona bằng việc cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, hàng may mặc và văn phòng phẩm, tổng cộng là 75 triệu Krona. Ngoài ra, trong giai đoạn này, Thụy Điển còn viện trợ chống lụt cho Việt Nam năm 1971, viện trợ cấp tốc trong dịp Mỹ đánh B52 vào Hà Nội năm 1972, chuyển khoản vay trị giá 150 triệu Krona sang viện trợ nhân đạo cho không, viện trợ sinh đẻ có kế hoạch… tổng trị giá 181 triệu Krona.

Năm 1973 - 1974: viện trợ không hoàn lại để xây dựng kinh tế và viện trợ xây dựng bệnh viện tổng trị giá 454 triệu Krona.

Năm 1974 - 1975: viện trợ xây dựng lại bệnh viện Bạch Mai, viện trợ sinh đẻ có kế hoạch 175 triệu Krona [64, tr. 40-41].

Bên cạnh những thông tin về kết quả viện trợ các nƣớc dành cho Việt Nam, khối tài liệu còn cung cấp thông tin về những thuận lợi, khó khăn trong công tác tiếp nhận, phân phối và sử dụng hàng viện trợ của nhân dân ta nhƣ sau:

+ Thuận lợi

Một là, Chính phủ và nhân dân các nƣớc luôn thể hiện sự ủng hộ đối với Việt

Nam một cách nhiệt tình.

Ngoài phần ủng hộ thƣờng xuyên theo các văn kiện ngoại giao và theo kế hoạch, các nƣớc bạn còn có sự ủng hộ đặc biệt trong từng giai đoạn hoặc sự kiện

9

nhƣ: trong trận lụt 1971, viện trợ khẩn cấp cho cuộc tổng tiến công nổi dậy ngày 30/4/1975…

Ví dụ 1. Theo Báo cáo ngày 13/4/1971 và Báo cáo số 10GV1/TM ngày 04/9/1971 của Phủ Thủ tƣớng về tình hình tiếp nhận hàng viện trợ chống lụt [31, tr.03-06] thì đến cuối ngày 12/9/1971 có 5 nƣớc bao gồm Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên, Hung-ga-ri và Thụy Điển gửi hàng ủng hộ cho ta. Khối lƣợng tiền hàng nhƣ sau:

Trung Quốc: 17 chuyến máy bay và 1.417 toa tàu chở hàng hóa bằng đƣờng hàng không và đƣờng sắt; ta nhận 3 tàu cuốc, 7 tàu kéo và 30 xà lan bằng đƣờng thủy.

Liên Xô: viện trợ khoảng 15 - 16 vạn tấn hàng trị giá khoảng 14 triệu rúp. Hung-ga-ri: ủng hộ hàng hóa trị giá 4,3 triệu flôrin.

CHDCND Triều Tiên: ủng hộ thuốc ký ninh trị giá 20 vạn vôn. Thụy Điển: ủng hộ 3 triệu cua-ron.

Trong đó, mặt hàng chủ yếu là phƣơng tiện vận tải thủy (xà lan, xuồng gắn máy, thuyền cao su), đồ bơi lặn (phao bơi, áo lặn và dụng cụ lặn, ra đa đo độ sâu); lƣơng thực, thực phẩm, cây giống, vật liệu xây dựng, thuốc tân dƣợc. Cách thức vận chuyển hàng viện trợ bằng đƣờng sắt, đƣờng hàng không và đƣờng thủy.

Ví dụ 2. Theo Báo cáo số 49/QLVT ngày 03/5/1975 của UBTNCP về sơ kết tình hình tiếp nhận viện trợ khẩn cấp tại các sân bay Gia Lâm và Nội Bài từ 07/4 đến chiều 26/4/1975 [49, tr.01-07] thì từ ngày 07/4 đến chiều 26/4/1975 ta đã tiếp nhận đƣợc 462.7 tấn hàng trong 53 chuyến máy bay (Gia Lâm 52 chuyến, Nội Bài 01 chuyến) của 09 nƣớc và tổ chức. Mặt hàng viện trợ toàn bộ là lƣơng thực, thực phẩm và thuốc bao gồm: đƣờng, mì chính, gạo, muối và các loại thuốc khác nhau.

Hai là, hoạt động ủng hộ đƣợc duy trì tƣơng đối thƣờng xuyên trong suốt những năm kháng chiến.

Ba là, khối lƣợng hàng hóa tăng dần theo các năm.

Bốn là, mặt hàng đƣợc viện trợ tƣơng đối phù hợp, dễ sử dụng.

Do mặt hàng các nƣớc viện trợ cho ta chủ yếu phục vụ các nhu cầu thiết yếu nên tƣơng đối phù hợp với nhu cầu và thói quen sử dụng của Việt Nam.

Ví dụ: Trong Báo cáo của Ban Thống nhất - Cục Cung cấp về Tiếp nhận viện trợ vật chất của nhân dân thế giới ủng hộ miền Nam từ trƣớc đến năm 1969 thì “phương tiện máy móc với đặc điểm gọn, nhẹ, bán dẫn và nhiệt đới hóa rất phù hợp với chiến trường miền Nam đã giúp đỡ được một phần khó khăn cho một số nhu cầu về phương tiện làm việc lúc đó như máy thu thanh bán dẫn, bộ đàm, ghi âm, điện ảnh, nhiếp ảnh, máy phát điện nhỏ, thuốc men và một số dụng cụ, máy móc” [38, tr.32].

+ Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi đã nêu, trong việc tiếp nhận, sử dụng hàng viện trợ của các nƣớc, ta gặp phải một số khó khăn sau đây:

Một là, hàng hóa viện trợ nhân dân rất phức tạp, gây khó khăn cho công tác

tiếp nhận, phân phối và sử dụng.

Điều này thể hiện trong nội dung Thông tƣ về việc tiếp nhận phân phối, thanh toán hàng viện trợ nhân dân của Phủ Thủ tƣớng nhƣ sau: khác với hàng nhập bằng tiền mậu dịch viện trợ và vay, hàng viện trợ nhân dân nhập vào trong nước không theo kế hoạch; cơ quan tiếp nhận phân phối, sử dụng không chủ động trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước (1955 1975) qua tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại trung tâm lưu trữ quốc gia III (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)