7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Các phƣơng thức tạo thành thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam
Khi bàn về những con đƣờng tạo ra thuật ngữ, sau khi tổng hợp những nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học đi trƣớc, Hoàng Văn Hành viết rằng: “Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy, thuật ngữ trong tiếng Việt, cũng nhƣ trong các ngôn ngữ đã phát triển khác hình thành nhờ ba con đƣờng cơ bản là:
- Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng;
- Cấu tạo những thuật ngữ tƣơng ứng với thuật ngữ nƣớc ngoài bằng phƣơng thức sao phỏng.
- Mƣợn nguyên thuật ngữ nƣớc ngoài, thƣờng là những thuật ngữ có tính quốc tế” [20, tr.6].
Sager cũng cho rằng có ba phƣơng thức tạo ra thuật ngữ mới trong tiếng Anh:
- Sử dụng các thuật ngữ hiện có trong ngôn ngữ chung.
- Tạo thuật ngữ mới dựa trên nguồn thuật ngữ hiện có bằng các phƣơng thức phụ gia, ghép, chuyển từ loại và viết tắt.
- Tạo ra thuật ngữ mới cho ngôn ngữ chuyên ngành dựa trên các khái niệm mới [62, tr.71].
Lê Khả kế lại chỉ nêu lên hai phƣơng thức xây dựng thuật ngữ: - Đặt thuật ngữ trên cơ sở tiếng Việt;
- Tiếp nhận thuật ngữ nƣớc ngoài vì theo ông, phƣơng thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng và cấu tạo những thuật ngữ tƣơng ứng với thuật ngữ nƣớc ngoài bằng phƣơng thức sao phỏng thực ra chỉ là một [23, tr.142].
Dựa vào các con đƣờng xây dựng thuật ngữ mà các nhà ngôn ngữ đi trƣớc đã nghiên cứu và căn cứ vào kết quả khảo sát, phân tích hệ thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy rằng, các con đƣờng hình thành thuật ngữ khoa học phổ biến nhất trong các ngôn ngữ nói chung đƣợc tạo ra bằng những con đƣờng sau đây:
2.2.1. Thuật ngữ hóa từ thông thường
Khi từ thông thƣờng có nghĩa là từ toàn dân trở thành thuật ngữ, ý nghĩa của nó đƣợc hạn chế lại, có tính chất chuyên môn hóa: tính chất hình tƣợng và giá trị gợi cảm mất đi, những mối liên hệ mới xuất hiện. Chẳng hạn, nếu là từ toàn dân, nƣớc có nghĩa là “chất lỏng nói chung”. Nó có thể nằm
trong các kết hợp: nước sông, nước cống, nước đổ lá khoai v.v. Khi chuyển
thành thuật ngữ hóa học, nƣớc chỉ còn biểu thị chất lỏng do sự kết hợp của ôxy và hyđrô mà thành. Với nghĩa này, nƣớc không thể kết hợp với sông, với cống v.v. nhƣ trƣớc. Nó cũng không thể gợi lên một hình tƣợng đẹp “đáy nƣớc in trời” nhƣ trƣớc nữa [12, tr.276].
Nhƣ vậy, thuật ngữ đƣợc hình thành bằng con đƣờng thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng là những thuật ngữ đƣợc hình thành theo phƣơng thức chuyên biệt hóa về nghĩa của từ thông thƣờng.
Trong hệ thuật ngữ y học cổ truyền hầu hết đều có nguồn gốc từ ngôn ngữ Hán cho nên không gặp trƣờng hợp này.
2.2.2. Sao phỏng
Sao phỏng cấu tạo từ là quá trình dùng chất liệu của tiếng Việt để cấu tạo một đơn vị từ vựng dựa theo mô hình kết cấu của đơn vị tƣơng ứng trong tiếng nƣớc ngoài. Thực chất của phƣơng thức này là dịch từng thành tố cấu tạo thuật ngữ hoặc từng từ trong thành phần cấu tạo thuật ngữ tiếng nƣớc ngoài ra tiếng Việt.
2.2.3. Vay mượn thuật ngữ y học cổ truyền nước ngoài
Cùng với sự phát triển của tiếng Việt, nhiều thuật ngữ nƣớc ngoài đã có mặt trong hệ thống thuật ngữ tiếng Việt. Các thuật ngữ loại này có số lƣợng ngày càng nhiều, đặc biệt là trong các ngành khoa học tự nhiên. Khuynh hƣớng tiếp nhận thẳng các thuật ngữ có nguồn gốc Ấn - Âu đặc biệt mạnh trong thời gian gần đây, nhất là trong các ngành khoa học tự nhiên nhƣ vật lí, hóa học, toán học, dƣợc học, v.v... Tuy nhiên các thuật ngữ nƣớc ngoài khi đƣợc tiếp nhận vào tiếng Việt đã đƣợc thể hiện dƣới nhiều dạng khác nhau, có
cách đọc và cách viết khác nhau. Đây là một bất cập trong việc tiếp nhận thuật ngữ nƣớc ngoài nói riêng, các từ ngữ vay mƣợn nƣớc ngoài nói chung trong tiếng Việt. Trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc hoàn toàn từ chữ Hán.