Dụng cụ, y cụ, tính vị thuốc y học cổ truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 69 - 73)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các nội dung ngữ nghĩa của thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam

3.3.4. Dụng cụ, y cụ, tính vị thuốc y học cổ truyền

Các loại thuật ngữ trên chúng tôi thống kê đƣợc 34/1857 chiếm 1,83%. Vì nghiên cứu này là phần y học nên những thuật ngữ này rất ít. Đó là những

thuật ngữ sau: biếm thạch, cửu châm, sài châm, viên châm, đồ châm, phong

châm, cam hàn, cam ôn, huyết dược, hàm hàn tăng dịch, độc dược, khổ hàn, khổ ôn…

- Dụng cụ, y cụ y học cổ truyền là các phƣơng tiện dùng để chữa bệnh bằng phƣơng pháp y học cổ truyền, chúng đƣợc tác động thẳng vào huyệt mạch, bao gồm các thuật ngữ sau:

Biếm thạch: đá mài nhọn dùng để châm chích ở thời đại đồ đá, tiền thân của kim châm của các thời đại sau này.

Cửu châm: chín loại kim châm cổ đại.

Sàm châm:dài 1 thốn 6 phân, đầu to mũi nhọn dùng để tiết tả dƣơng khí.

Viên châm: dài 1 thốn 6 phân, mũi nhƣ quả trứng, dùng để xoa bóp giữa các cơ nhục.

Đề châm: dài ba thốn rƣỡi.

Phong châm: dài 1 thốn 6 phân là kim mũi có 3 cạnh sắc để tiết tà khí trừ cố tật (nhƣ kim tam lăng hiện nay).

Phi châm: dài 4 thốn rộng 2 phân rƣỡi, thân và mũi kim nhƣ lƣỡi kiếm để chích tháo mủ.

Viên lợi châm: dài 1 thốn 6 phân, to nhƣ sợi lông dài tròn và nhọn, giữa thân kim phình to để châm lấy bạo khí.

Hào châm: dài 3 thốn 6 phân mũi kim nhon nhƣ vòi con muỗi.

Trường châm: dài 7 thốn, mũi nhọn thân kim mảnh dùng để chữa chứng tí ở xa.

Đại châm: dài 4 thốn nhƣ cây côn mũi nhọn, phần mũi nhỏ tròn dùng để tả thủy ở quan tiết.

Đại tả: một thủ thuật châm tả.

Đầu châm: một liệu pháp châm cứu mới.

Mai hoa châm: còn có tên gõ kim hoa mai, thất tinh, một dạng mới của bì phu châm.

- Tính vị của thuốc y học cổ truyền, đƣợc định danh theo tính chất của thuốc và tính vị của thuốc. Theo tiếng Hán, hàn là lạnh, ôn là nóng, khổ là đắng, cam là ngọt, hàm là mặn, toan là chua.

Ví dụ:

Cam hàn: chỉ tính vị của thuốc cổ truyền,cam là ngọt, hàn là mát.

Cam ôn: chỉ tính vị của thuốc cổ truyền, cam là ngọt, ôn là ấm.

Dược khí: khí của thuốc, có khí nhiệt, khí ôn, khí lƣơng, khí hàn, còn có khí bình.

Dược năng: tác dụng của dƣợc vật, chủ yếu là đƣa lên (thăng), đƣa xuống (giáng), làm tản ra (phù), làm thu vào tống ra (trầm).

Dược tính: tính năng – tác dụng dƣợc lý của dƣợc vật, bao gồm tứ khí, ngũ vị, quy kinh, thăng giáng phù trầm.

Dược vị: vị của thuốc.

Độc dược: thuốc có độc.

Hạ phẩm: các thuốc có tác dụng khu tà, phá tích tụ, công hạ, có thể có độc.

Hàm hàn tăng dịch: công dụng của thuốc, thuốc có vị mặn và tính hàn có tác dụng làm tăng tân dịch, dùng để chữa chứng âm hƣ.

Hàm nhập thận: công dụng của vị mặn, vị mặn của thuốc đi vào thận để chữa bệnh của thận.

Huyết dược: thuốc chuyên trị bệnh về huyết nhƣ đƣơng quy, xuyên khung, bạch thƣợc, xích thƣợc.

Khí hậu: khí nồng đậm, ngửi thấy rõ mùi của thuốc, có tác dụng phát nhiệt, chủ phù, đa số có tính ôn nhiệt, vị cay ngọt để tán hàn ôn lý nhƣ phụ tử, can khương, quế...

Khổ hàn: khí và vị của thuốc, khí hàn, vị đắng có tác dụng thanh nhiệt ở phần khí, ở trung tiêu, ở lí.

Khổ ôn: khí vị của thuốc, khí ôn, vị đắng, có tác dụng trừ hàn ở thƣợng tiêu, trung tiêu..

Tam phẩm: cách phân loại dƣợc phẩm cổ truyền: thƣợng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm.

Thập bát phản: mƣời tám vị thuốc có tác dụng chống nhau.

Tính năng: dƣợc tính.

Toan hàm vô thăng, cam tân vô giáng: hƣớng tác dụng của vị thuốc.

Toan khổ dũng tiết tả vi âm: tính chất của thuốc.

Tứ khí: bốn tính khí của thuốc, tính nhiệt, tính ôn ấm, tính lƣơng mát, khí hàn lạnh. Thuốc có khí ôn khí nhiệt dùng để chữa trạng thái hàn, thuốc có khí lƣơng khí hàn dùng để chữa trạng thái nhiệt.

Tương ố: một trong “thất tình hòa hợp”, khi dùng hai vị thuốc chung với nhau, vị này làm giảm tác dụng của vị kia là tƣơng ố.

3.3.5. Các trường hợp tổng hợp khác (có 4 thuật ngữ, chiếm 0,22%) Thần:

- Môi (trƣờng hợp 3.3.2 - Tên bộ phận cơ thể)

- Tên chung chỉ hoạt động sống của cơ thể biểu hiện ra ngoài mà ta nhận thấy đƣợc, nhƣ cảm giác, tƣ duy, hành vi. Chỉ hoạt động tinh thần (trƣờng hợp 3.3.3- trạng thái bệnh lý, thể chứng)

Hồng hãn:

- Máu (trƣờng hợp 3.3.2 – Tên bộ phận cơ thể)

- Chảy máu mũi trong bệnh ngoại cảm thƣơng hàn (trƣờng hợp 3.3.3 – Biểu hiện diễn biến của bệnh)

Thấp nhiệt:

- Nguyên nhân bệnh, thấp và nhiệt kết hợp với nhau thành thấp nhiệt tà, thấp nhiệt có thể gây hoàng đản, nhiệt lâm, lị… (trƣờng hợp 3.3.3 – nguyên nhân gây bệnh)

- Tên bệnh, một loại bệnh ôn nhƣ thử thấp, thấp ôn do thấp nhiệt tà gây nên. (trƣờng hợp 3.3.2 – Tên bệnh)

Nhiệt:

- Nhiệt tà, yếu tố gây bệnh, có đặc điểm nóng, tính thăng phát, dễ làm tổn thƣơng khí, tổn thƣơng tân dịch, tổn thƣơng tâm.

- Một trong bát cƣơng, nhiệt chứng với các triệu chứng chính: mặt đỏ, mắt đỏ, ngƣời nóng, thích mát, khát thích uống nƣớc lạnh, nƣớc đái ít, đỏ, phân khô vón, rêu lƣỡi vàng khô, mạch sác.

- Một phép điều trị, phép ôn để tán hàn, ôn dƣơng dùng thuốc nhiệt, yếu tố nhiệt để chữa chứng do hàn gây nên theo ý “hàn nhiệt giả chi”

- Tính chất của thuốc, một trong 4 khí của thuốc, ôn, nhiệt có gốc từ mùa hạ dùng để tán hàn, ôn dƣơng (Trƣờng hợp 3.3.4).

Bảng 3.1: Đặc trƣng biểu thị của thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam Stt Đặc trƣng biểu thị của thuật ngữ y

học cổ truyền

Số lƣợng

thuật ngữ Tỷ lệ phần trăm

1 Tên các loại bệnh, đối tƣợng, bộ phận

cơ thể, thể bệnh 358 19,27

2

Trạng thái bệnh lý, phép điều trị, nguyên nhân và diễn biến của bệnh, huyệt, mạch trong y học cổ truyền

3

Dụng cụ, y cụ và tính vị của thuốc y

học cổ truyền 34 1,83

4 Các trƣờng hợp tổng hợp khác 4 0,22

Tổng 1857 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 69 - 73)