Trạng thái bệnh lý, phép điều trị, hội chứng, biểu hiện diễn biến của bệnh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 67 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các nội dung ngữ nghĩa của thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam

3.3.3. Trạng thái bệnh lý, phép điều trị, hội chứng, biểu hiện diễn biến của bệnh,

bệnh, nguyên nhân gây bệnh, thể chứng, huyệt mạch

Các loại thuật ngữ trên chúng tôi thống kê đƣợc 1461/1857 chiếm 78,68%.

Trạng thái bệnh lý: là tình trạng bệnh của con ngƣời tạm thời không thay đổi nếu không có biện pháp chữa trị, gồm các thuật ngữ sau: ác trở, ách nghịch, âm bất túc, bàng quang thấp nhiệt, biểu lý câu hàn, biểu lý câu nhiệt, can dương vượng, can khí uất, can khí nghịch, can nhiệt, can phong, dương hư thủy phiến, đoản khí, độc ngữ, âm thịnh cách dương …

Ví dụ: ách nghịch: Nấc. Trạng thái bệnh lý, khí nghịch thƣợng xung liên tục gây thành tiếng “nấc” ở hầu. Tiếng nấc có thể ngắn gọn, có thể mạnh, có thể yếu, có thể liên tục, có thể ngắt quãng và ngƣời bệnh không thể khống chế đƣợc.

Âm bất túc: phần âm trong cơ thể (gồm âm tinh, huyết, tân dịch) không đủ với các triệu chứng gầy, đau lƣng mỏi gối, ù tai, hoa mắt chóng mặt, mồm khô miệng ráo, có mồ hôi trộm. Nếu thiếu quá nhiều sẽ gây nội nhiệt với các triệu chứng nóng bàn chân bàn tay và tâm (ngũ tâm nhiệt), sốt chiều, nƣớc tiểu vàng, mạch tế sác.

Âm thịnh cách dương: một trạng thái bệnh lý của âm dƣơng, âm hàn thịnh ở bên trong đẩy dƣơng ra ngoài với các triệu chứng sốt nhƣng thích mặc ấm, trùm chăn, khát nhƣng không thích uống hoặc thích uống nóng, mạch to phù nhƣợc. Cần dùng thuốc nóng để chữa.

Bàng quang thấp nhiệt: là trạng thái bệnh lý, thấp và nhiệt úng ở bàng quang là cho khí hóa không bình thƣờng với các chứng: đái gấp, đái khó, đái nhiều lần, ống đái đau buốt nóng, nƣớc tiểu sẫm màu (vàng, đỏ, có máu). Cần dùng phép thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm để chữa.

 Phép điều trị: là phƣơng pháp chữa bệnh, cách điều trị gồm các

thuật ngữ sau: bổ can, bổ tâm, bổ âm, bổ dương, bổ hỏa, chỉ huyết, cố băng,

công hạ, cứu dương, cứu thoát, đạo trệ thông phủ, định suyễn, giải kính, hành khí, hóa đờm khai khiếu, hóa khí lợi thủy, dưỡng âm nhuận táo, dưỡng tâm an thần, dưỡng âm thanh phế,…

Ví dụ: Công hạ: một phép trong phép tả, dùng thuốc có tác dụng xổ để

tống tà khí theo phân ra ngoài.

Dĩ độc công độc: phƣơng pháp dùng thuốc, dùng thuốc có tác dụng mãnh liệt để chữa bệnh hiểm nghèo.

An thần: phép điều trị dùng trong thần trí không yên, mất ngủ, nhằm làm cho thần chí yên tĩnh trở lại, ngủ tốt.

 Nguyên nhân gây bệnh là các yếu tố gây nên bệnh, gồm các thuật

ngữ sau: đờm hỏa, hỏa độc, khách tà, uất hỏa, thực hỏa,nội nhân …

Ví dụ: Đờm hỏa: nguyên nhân gây bệnh, đờm và hỏa kết với nhau, có

thể gây các bệnh nhƣ sinh phong gây trúng phong, nhiễu tâm gây cuồng, tạng táo, kết ở dƣới da thành kết hạch, kết ở ngực thành tiểu kết hung, hoặc các chứng nhƣ phiền nhiệt, háo suyễn, đau ngực, đau họng, có đờm khó khạc, đau đầu, chóng mặt …

Hỏa độc: Nguyên nhân gây bệnh. 1. Do hỏa nhiệt bệnh tà uất kết lại với nhau gây nên các chứng đầu đinh, đan độc, sƣng tấy. 2. Vết thƣơng bỏng lửa (hỏa) bị nhiễm trùng (độc). Trong điều trị cần dùng phép thanh nhiệt/tả hỏa giải độc để chữa.

Nội nhân: là một trong ba nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền, tình chí thất thƣờng nhƣ quá vui, quá buồn, quá giận dữ, quá bi ai, quá suy nghĩ, quá lo lắng, quá sợ hãi. Những yếu tố này gọi là thất tình chủ yếu gây rối loạn khí cơ của tạng phủ có liên quan với tình chí đó.

Huyệt : bối du huyệt, huyệt đản trung, ế phong, hội âm, bát hội huyệt, ngũ du, giao hội, bát hội, hoa đa giáp tích, huỳnh, khích, ngoài kinh, huyệt nguyên, khí hội.

Có 28 loại mạch bệnh: mạch phù, mạch trầm, mạch sác, hư, thực, hồng, tế, trường, đoản, hoạt, sáp, vi, tán, huyền, khâu, khẩn, hoãn, cách, lao, nhược, nhu, phục, súc, kết, đại, tất, động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 67 - 69)