Các đặc trƣng định danh của thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 73 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4. Các đặc trƣng định danh của thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam

Số lƣợng thuật ngữ y học cổ truyền trong tiếng Việt khá lớn. Vì vậy, do khuôn khổ quy định của luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ chọn và phân tích là 1857 thuật ngữ.

Theo phƣơng diện cách thức biểu thị của thuật ngữ, các đơn vị định danh có thể phân chia theo:

- Hình thái bên trong của chúng, có nghĩa là theo dấu hiệu đặc trƣng đƣợc sử dụng làm cơ sở cho sự định danh.

- Mối liên hệ giữa các cấu trúc bên ngoài với ý nghĩa của từ, có nghĩa là theo tính có lí do của tên gọi.

- Tính chất hòa kết thành một khối hay có thể tách biệt ra đƣợc các thành phần trong tên gọi.

Trên cơ sở khảo sát và phân tích hệ thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, hầu nhƣ tất cả thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam đều là những tên gọi hiện có thể nhận thấy rõ lí do, vì tuyệt đại đa số các thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt là các từ ghép hoặc cụm từ hoặc ngữ.

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy, đặc điểm điển hình các thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam là tính có lí do do tách biệt đƣợc về thành phần cấu tạo. Do đó, chúng tôi chỉ khảo sát các thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt theo hình thái bên trong của chúng để xác lập ra một bộ tiêu chí các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn làm cơ sở định danh. Đồng thời từ đây có thể xác lập đƣợc một số mô hình cấu tạo thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam.

Gắn với đặc thù của lĩnh vực mà thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam phản ánh, chúng tôi nhận thấy, có thể xác định đƣợc bộ thuật ngữ y học cổ

truyền tiếng Việt tiêu biểu tƣơng ứng với 4 phạm trù nội dung ngữ nghĩa và dƣới đây là các mô hình định danh của thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt dựa trên việc phân tích cụ thể từng phạm trù. Mô hình định danh đƣợc thiết lập trên cơ sở các thuật ngữ xét theo cách thức biểu thị, vì thuật ngữ này cho phép nhận ra đƣợc một cách dễ dàng đặc trƣng đƣợc chọn để làm cơ sở định danh. Chúng tôi kí hiệu X là đặc trƣng đƣợc chọn làm cơ sở định danh.

Trong lĩnh vực điều trị của chuyên ngành y học cổ truyền có những hiện tƣợng/khái niệm sau đƣợc định danh, đó là: làm cho ổn định, làm lƣu thông, làm cho tan biến.

Sau đây chúng tôi trình bày cụ thể các mô hình định danh cùng với các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn làm cơ sở định danh các khái niệm/hiện tƣợng trong lĩnh vực y học:

- Làm cho ổn định

Mô hình cấu tạo: AN + X (2 thuật ngữ): an thần, an thai.THỔ + X (27

thuật ngữ): thổ cố nạp tân, thổ lộng nhiệt, thổ pháp… TRÁNG + X (34 thuật

ngữ): tráng dương, tráng nhiệt, tráng hỏa… LIỄM + X (43 thuật ngữ): liễm

âm, liễm hãm cố biểu, liễm phế chỉ khái… CỐ + X (47 thuật ngữ): cố băng, cố biểu, cố nhiếp… có tính giữ lại những cái ở trong nội tạng, có đầy đủ sinh khí để vạn vật phát triển, hình thể đầy đủ.

Nhƣ vậy các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn để định danh (X) thƣờng là: chủ thể của bệnh; tính ổn định/biến đổi của bệnh tật;

- Làm cho lưu thông

Mô hình cấu tạo chung: HOẠT + X (25 thuật ngữ): hoạt huyết, hoạt huyết hóa ứ, hoạt mạch, hoạt thai, hoạt tinh. HÓA + X (32 thuật ngữ): hóa ẩm giải biểu, hóa ban, hóa bĩ, hóa đờm, hóa đờm khai khiếu, hóa hỏa, hóa khí lợi thủy, hóa nhiệt, hóa phong, hóa táo, hóa thấp, hóa ứ hành huyết. HÒA

+ X (5 thuật ngữ): hòa can, hòa giải thiếu dương, hòa huyết tức phong, hòa

pháp, hòa trung. KHAI + X (26 thuật ngữ): khai bế, khai khiếu, khai bĩ, khai hạp bổ tả, khai hạp khu, khai quỷ môn, khai uất. ĐIỀU + X (3 thuật ngữ):

điều hòa, điều khí, điều kinh. LƢƠNG + X (13 thuật ngữ): lương huyết, lương huyết giải độc, lương táo... ÔN + X (15 thuật ngữ): ôn bệnh, ôn bổ mệnh môn, ôn châm, ôn dương, ôn dương lợi thủy, ôn hạ, ôn kinh tán hàn, ôn pháp, ôn tà, ôn táo, ôn thận, ôn thận lợi thủy, ôn trung khu hàn, ôn tì, ôn vị. THÔNG +

X (16 thuật ngữ): thông dương, thông lạc, thông kinh …

Các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn (X) thƣờng là: tính ổn định / biến đổi của bệnh; làm lƣu thông huyết mạch bằng các vị thuốc hoặc các biện pháp tác động không dùng thuốc của y học cổ truyền.

- Làm cho tan biến

Mô hình cấu tạo chung: PHÁ + X (3 thuật ngữ): phá huyết, phá khí, phá ứ tiêu trung. TẢ + X (6 thuật ngữ): tả bạch – tả phế, tả can, tả hạ, tả hỏa, tả hỏa tức phong, tả tâm. TIÊU + X (13 thuật ngữ): tiêu bản, tiêu bản đồng trị, tiêu bĩ, tiêu tích, tiêu bổ kiêm thi, tiêu cốc thiên cơ, tiêu đàm, tiêu đờm bình suyễn, tiêu đờm nhuyễn kiên, tiêu đạo, tiêu khát bệnh, tiêu pháp, tiêu trưởng. TÁN + X (15 thuật ngữ): tán giả thu chi, tán mạch, tán ứ… KHU + X

(27 thuật ngữ): khu đờm, khu hàn, khu phong, khu phong dưỡng huyết, khu

phong trừ thấp, khu thấp, khu trùng.. . CÔNG + X (34 thuật ngữ): công bổ kiêm thi, công hạ, công lý bất viễn hàn… TRẤN + X (42 thuật ngữ): trấn can tức phong, trấn kinh… HẠ + X (43 thuật ngữ): hạ bệnh thượng thủ…

Các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn (X) thƣờng là: tính ổn định/biến đổi của bệnh; làm tiêu tan huyết mạch bị ứ trệ bằng các vị thuốc hoặc các biện pháp tác động không dùng thuốc của y học cổ truyền.

- Nuôi dưỡng khí huyết

Mô hình cấu tạo chung: TƢ + X (32 thuật ngữ): tư âm, tư âm bình can

tiềm dương, tư âm giải biểu, tư âm lợi thấp, tư âm sơ can, tư âm tức phong, tư dưỡng can thận, tư dưỡng vị âm, tư tắc khí kết, tư thủy chế hỏa, tư thủy hàm mộc, tư thương tì… ÍCH + X (21 thuật ngữ): ích âm, ích hỏa, ích khí …

Các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn (X) thƣờng là: tính ổn định/biến đổi của bệnh; làm nuôi dƣỡng huyết mạch bị ứ trệ, bị hƣ bằng các vị thuốc hoặc các biện pháp tác động không dùng thuốc của y học cổ truyền.

- Đặc trưng theo số lượng

TỨ + X (26 thuật ngữ): tứ chẩn, tứ ẩm, tứ chi bất dụng, tứ hải…

NGŨ + X (38 thuật ngữ): ngũ âm, ngũ ẩm, ngũ bại, ngũ bất nam, ngũ

canh tả, ngũ cấm…

LỤC + X (41 thuật ngữ): lục khí, lục biến, lục cực, lục dâm, lục kinh…

THẤT + X (48 thuật ngữ): thất khí, thất khiếu, thất thần, thất sửu, thất tinh, thất tổn bát ích…

BÁT + X (49 thuật ngữ): bát pháp, bát hội huyệt, bát phong, bát tà…

THẬP + X (61 thuật ngữ): thập can, thập bát phản, thập ngũ lạc…

- Đặc trưng theo vị trí trên cơ thể

+ Đƣờng kinh: có 12 đƣờng kinh chính trên cơ thể. Ví dụ: thủ quyết âm

tâm kinh, túc dương minh vị kinh, túc quyết can âm kinh…tƣơng đƣơng với 12 thuật ngữ. Ngoài ra còn có 8 các đƣờng kinh theo các bộ phận cơ thể nhƣ:

nhâm mạch, đốc mạch, xung mạch, đới mạch, âm duy mạch, dương duy mạch, âm kiểu mạch, dương kiểu mạch.

+ Huyệt: trên các đƣờng kinh chính có 319 huyệt, 52 huyệt ở 2 đƣờng kinh phụ nằm trên 14 đƣờng kinh. Vì vậy, ở cả 2 bên là 690 huyệt và 200 huyệt nằm ngoài đƣờng kinh nữa. Tổng cộng 890 huyệt tƣơng đƣơng 890

thuật ngữ, ví dụ: thốn mạch, thốn quan xích, xung dương mạch, lục âm mạch,

lục dương mạch…

+ Các bệnh về lƣỡi (có 27 thuật ngữ): thiệt chẩn, thiệt ung, thiệt đài, thiệt đoản….

+ Các bệnh về tim (35 thuật ngữ): tâm âm hư, tâm hãn, tâm hạ mãn…

+ Các bệnh về gan (37 thuật ngữ): can âm hư, can cước khí, can dương

+ Các bệnh về miệng (12 thuật ngữ): khẩu nhãn oa tà, khẩu trung hòa...

- Đặc trưng theo hình dáng, kích thước, cách dùng kim châm cứu

+ Về hình dáng có 24 thuật ngữ: trường châm, đoản châm…

+ Về cách dùng có 5 thuật ngữ: hỏa châm, thủy châm, thiêu châm, kim

sơn hỏa, chỉ châm.

Tất cả các nội dung trên đƣợc tập hợp lại thành bảng nhƣ sau:

Bảng 3.2: Các mô hình định danh của thuật ngữ y học cổ truyền Các đặc trƣng khu biệt Các mô hình định danh Số lƣợng Tỷ lệ %

Làm cho ổn định AN + X 2 0,13

THỔ + X 27 1,45

TRÁNG + X 34 1,83

LIỄM + X 43 2,31

CỐ + X 47 2,53

Làm cho lƣu thông HOẠT + X 25 1,35

HÓA + X 32 1,72 HÒA + X 5 0,27 KHAI + X 26 1,4 ĐIỀU + X 3 0,16 LƢƠNG + X 13 0,7 ÔN + X 15 0,8 THÔNG + X 16 0,86

Làm cho tan biến PHÁ + X 3 0,16

TẢ + X 6 0,32

TIÊU + X 13 0,7

TÁN + X 15 0,8

KHU + X 27 1,45

TRẤN + X 42 2,3 HẠ + X 43 2,31 Nuôi dƣỡng khí huyết TƢ + X 32 1,72 ÍCH + X 21 1,13 Đặc trƣng theo số lƣợng TỨ + X 26 1,4 NGŨ + X 38 2,05 LỤC + X 41 2,21 THẤT + X 48 2,58 BÁT + X 49 2,63 THẬP + X 61 3,28 Đặc trƣng theo vị trí cơ thể ĐƢỜNG KINH 20 1,07 HUYỆT 890 47,93 THIỆT + X 27 1,45 TÂM + X 35 1,88 CAN + X 37 1,99 KHẨU + X 12 0,1 Đặc trƣng theo hình dáng, kích thƣớc, cách dùng kim châm cứu

HÌNH DÁNG 24 1,29

CÁCH DÙNG 5 0,27

Tổng 1857 100

Tiểu kết

Chƣơng 3 của Luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu đặc điểm định danh của thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam về các phƣơng diện nội dung biểu đạt; cách thức biểu thị của thuật ngữ y học cổ truyền. Thuật ngữ y học cổ truyền đƣợc chia thành các nhóm căn cứ vào nội dung biểu đạt và cách thức biểu thị của chúng. Có thể xác định đƣợc thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt tiêu biểu tƣơng ứng với bốn phạm trù ngữ nghĩa: (1) Tên các loại bệnh, đối

tƣợng, bộ phận cơ thể, thể bệnh. (2) Trạng thái bệnh lý, phép điều trị, hội chứng, biểu hiện diễn biến của bệnh, nguyên nhân gây bệnh, thể chứng, huyệt mạch. (3) Dụng cụ, y cụ, tính vị thuốc y học cổ truyền. (4) Phạm trù tổng hợp. Số lƣợng ngữ tố trong một thuật ngữ càng nhiều thì độ sâu phân tích của thuật ngữ càng lớn, thuật ngữ càng mang tính chất miêu tả, tính chất định nghĩa hơn là tính chất định danh khái niệm hoặc đối tƣợng. Xét về mặt nội dung biểu đạt, thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt có hai loại. Loại thứ nhất là các thuật ngữ dùng để định danh các khái niệm cơ bản thuộc về phạm trù “Tên các loại bệnh, đối tƣợng, bộ phận cơ thể, thể bệnh” (1). Các thuật ngữ loại thứ nhất thƣờng là các thuật ngữ có một ngữ tố, có thể coi là các thuật ngữ nguyên cấp. Loại thứ hai có thể coi là các thuật ngữ thứ cấp, đƣợc tạo ra trên cơ sở loại thứ nhất, để các ngữ tố mô tả đặc điểm, tính chất, thuộc tính cơ bản của những sự vật, hiện tƣợng… đƣợc biểu thị bằng các thuật ngữ loại thứ nhất.

Theo sự thống kê, phân tích của chúng tôi, thuật ngữ y học cổ truyền chiếm số lƣợng lớn nhất là nhóm thuật ngữ trong phạm trù “Trạng thái bệnh lý, phép điều trị, hội chứng, biểu hiện diễn biến của bệnh, nguyên nhân gây bệnh, thể chứng, huyệt mạch” (2) (1461 thuật ngữ) và có số lƣợng ít nhất là ở phạm trù “Tổng hợp” (4) (4 thuật ngữ).

Các đặc trƣng đƣợc chọn làm cơ sở định danh tạo thành hình thái bên trong của các thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt là những đặc trƣng bản chất, có giá trị khu biệt.

Mô hình định danh đƣợc thiết lập trên cơ sở các thuật ngữ xét theo cách thức biểu thị, vì thuật ngữ này cho phép nhận ra đƣợc một cách dễ dàng đặc trƣng đƣợc chọn để làm cơ sở định danh. Chúng tôi kí hiệu X là đặc trƣng đƣợc chọn làm cơ sở định danh. Trong lĩnh vực điều trị của chuyên ngành y học cổ truyền có những hiện tƣợng/khái niệm sau đƣợc định danh, đó là: làm cho ổn định, làm lƣu thông, làm cho tan biến, đặc trƣng theo số lƣợng, đặc

trƣng theo vị trí trên cơ thể, đặc trƣng theo hình dáng, kích thƣớc, cách dùng kim châm cứu.

Khi xây dựng các thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy rằng có sự tƣơng ứng một - một về cấu tạo với việc định danh thuật ngữ, tức là mỗi một đặc điểm định danh bao giờ cũng có một yếu tố hình thức thể hiện nó và một thuật ngữ có bao nhiêu ngữ tố sẽ có bấy nhiêu thuộc tính đƣợc định danh, hay nói cách khác, có bao nhiêu thuộc tính hay đặc điểm cần định danh thì cần bấy nhiêu ngữ tố để biểu thị các thuộc tính ấy. Nhƣ vậy, một khái niệm, sự vật nào đó cần định danh phải xác định bao nhiêu đặc trƣng khu biệt để ứng với bấy nhiêu ngữ tố để biểu thị. Song chính điều này đã khiến cho thuật ngữ y học cổ truyền quá dài dòng, mang tính miêu tả đối tƣợng hơn là định danh nó.Tuy nhiên để thuật ngữ ngắn gọn và cô đọng cần chọn chỉ một hoặc hai đặc trƣng đủ sức khu biệt sự vật, hiện tƣợng là tốt nhất, bởi hình thái bên trong của thuật ngữ không cho phép đƣa vào tất cả các đặc trƣng của sự vật, hiện tƣợng đƣợc thuật ngữ biểu thị. Chọn chỉ một hoặc hai đặc trƣng khu biệt sẽ khiến cho thuật ngữ chỉ có độ dài 2 - 3 ngữ tố.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng một nền y học Việt Nam có đầy đủ tính chất khoa học, dân tộc đại chúng kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại với y học cổ truyền, chuyên ngành y học cổ truyền ở Việt Nam ngày càng đƣợc phát triển về mặt nghiên cứu và ứng dụng thực tế. Trong quá trình xây dựng và phát triển, hệ thuật ngữ này còn nhiều điểm bất cập cần phải đƣợc nghiên cứu và điều chỉnh. Do vậy, mục đích của luận văn là trên cơ sở tìm hiểu các đặc điểm về cấu tạo và nội dung ý nghĩa của các thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt đề ra những giải pháp tiến tới chuẩn hóa hệ thuật ngữ này.

1. Để làm cơ sở cho việc nhận thức bộ phận thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam, luận văn dành sự quan tâm trƣớc hết cho việc nhận thức những vấn đề cơ bản nhất xung quanh khái niệm thuật ngữ khoa học. Chúng tôi cũng đã hệ thống hóa những vấn đề lí luận liên quan đến thuật ngữ và xem xét một cách có hệ thống sự hình thành và phát triển của thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam trong mối liên hệ mật thiết với quá trình phát triển của ngành y học cổ truyền.

Dựa trên cơ sở lí thuyết về thuật ngữ và nội dung cơ bản của ngành y học cổ truyền, chúng tôi hiểu, thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam là từ ngữ của ngành y học cổ truyền biểu thị các khái niệm, và chỉ tên các bộ phận cơ thể, kinh mạch, biểu hiện diễn biến của bệnh và cơ thể con ngƣời của chuyên ngành y học cổ truyền.

Dựa vào quan niệm về yếu tố cấu tạo thuật ngữ của các nhà ngôn ngữ học Nga, các đặc điểm thuộc về bản thể mà thuật ngữ bắt buộc phải có và lí thuyết điển mẫu, luận văn đã đƣa ra nguyên tắc nhận diện thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam. Luận văn đã khảo sát và chỉ ra những đặc điểm cơ bản nhất về cấu tạo và ngữ nghĩa của các thuật ngữ y học cổ truyền, trên cơ sở đó đƣa ra các mô hình cấu tạo và ngữ nghĩa chuẩn mực. Đây cũng là cơ sở để chỉnh lí các đơn vị còn lại không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn cần và đủ của thuật ngữ.

Trên cơ sở khảo sát đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt, luận văn của chúng tôi nhận thấy, các thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt đƣợc hình thành từ những từ ngữ âm Hán Việt.

2. Dựa vào số lƣợng các ngữ tố tham gia cấu tạo thuật ngữ, luận văn chia làm bốn nhóm thuật ngữ. Trong số các thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam đƣợc khảo sát, các thuật ngữ có cấu tạo là một ngữ tố có số lƣợng 64 thuật ngữ và chiếm tỉ lệ là 3,44%. Có thể rút ra nhận xét rằng, trong hệ thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam, số thuật ngữ có cấu tạo từ hai ngữ tố có số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 73 - 89)