Các nhóm biểu thị cơ bản của thuật ngữ y học cổ truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 65 - 67)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các nội dung ngữ nghĩa của thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam

3.3.1. Các nhóm biểu thị cơ bản của thuật ngữ y học cổ truyền

Xét về cách thức biểu thị của thuật ngữ ta có thể chia thuật ngữ y học cổ truyền thành các nhóm nhƣ sau:

- Thứ nhất, theo mối liên hệ giữa cấu trúc bên ngoài và ý nghĩa của thuật ngữ (theo tính có lý do).

- Thứ hai, theo dấu hiệu đặc trƣng đƣợc lựa chọn làm cơ sở cho sự định danh (theo hình thái bên trong) của thuật ngữ.

- Thứ ba, theo mức độ hòa kết thành một khối, hay có thể phân tách thành từng bộ phận của tên gọi.

Dƣới đây là những khảo sát cụ thể trong từng nhóm thuật ngữ trên về cách thức biểu thị nội dung.

Theo số liệu thống kê của chúng tôi, đối với thuật ngữ y học cổ truyền, những tên gọi có tính lý do chiếm đa số, còn những tên gọi không rõ lý do hầu nhƣ rất ít. Chúng chỉ chiếm khoảng 19% (358/1857) ví dụ: cổ, cốt, bì, bễ, bàng quang, tâm, thận, yết, yết hầu, thiệt, thần…

Về độ hòa kết và phân tích của thuật ngữ y học cổ truyền có thể nói rằng chúng có độ phân tích cao. Trong thuật ngữ y học cổ truyền có hình thức là từ ghép hoặc ngữ định danh thì đƣợc cấu tạo từ yếu tố Hán – Việt. Số lƣợng thuật ngữ y học cổ truyền có cấu tạo là một từ đơn không nhiều, số lƣợng là 64/1857 chiếm 3,3%. Đối với thuật ngữ y học cổ truyền thì số lƣợng từ ghép chiếm phần lớn, 1168/1857 từ chiếm 62,4%, còn lại là các thuật ngữ là các ngữ định danh. Chúng đều có thể phân tích dễ dàng theo các thành tố trực tiếp.

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy rằng các thuật ngữ y học cổ truyền có đặc điểm điển hình là tính có lý do và tách biệt đƣợc về thành phần cấu tạo. Do đó, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát các thuật ngữ y học cổ truyền theo hình thái bên trong của chúng nhằm mục đích rút ra các đặc trƣng quan trọng thƣờng đƣợc lựa chọn để làm cơ sở định danh của các thuật ngữ này.

Để xem xét các dấu hiệu làm cơ sở định danh của thuật ngữ y học cổ truyền, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có thể phân chia các thuật ngữ này thành những phạm trù nội dung ngữ nghĩa chính nhƣ sau:

(1) Tên các loại bệnh, bộ phận cơ thể trong y học cổ truyền

(2) Trạng thái bệnh lý, phép điều trị, nguyên nhân và diễn biến của bệnh, huyệt, mạch trong y học cổ truyền

(3) Dụng cụ, y cụ và tính vị của thuốc y học cổ truyền.

Các thuật ngữ thuộc về từng phạm trù đã nêu đều có những đặc trƣng khá phổ biến đƣợc chọn làm cơ sở định danh. Chúng ta hãy phân tích cụ thể từng phạm trù đã nêu đều có những đặc trƣng khá phổ biến đƣợc chọn làm cơ sở định danh. Chúng ta hãy phân tích từng phạm trù.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 65 - 67)