Các kiểu cấu tạo thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 43 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam

2.3.2. Các kiểu cấu tạo thuật ngữ y học cổ truyền Việt Nam

Thuật ngữ là một bộ phận của thuật ngữ học và thuật ngữ định danh khái niệm hay đối tƣợng trong một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn. Nhƣ đã nêu trên, thuật ngữ có thể gồm một ngữ tố hoặc hơn một ngữ tố. Mỗi ngữ tố - yếu tố cấu tạo thuật ngữ, biểu hiện một khái niệm hoặc một thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng, nên mỗi ngữ tố đều phải có nghĩa. Điều này có nghĩa là không phải bất cứ đơn vị ngôn ngữ nào cũng đều đƣợc coi là một yếu tố thuật ngữ hay ngữ tố. Đơn vị ấy chỉ đƣợc coi là một ngữ tố khi nó có nghĩa từ vựng, định danh một khái niệm hoàn chỉnh, độc lập và tham gia vào cấu tạo các thụât ngữ khác nhau trong một lĩnh vực khoa học hay một lĩnh vực

chuyên môn. Ví dụ: bễ, can, chẩn là những ngữ tố, mỗi ngữ tố biểu hiện một

khái niệm hoàn chỉnh và tham gia cấu tạo các thuật ngữ khác nhau như: bễ /cốt, bễ/khu, bễ/quan; can/âm, can/dương, can/ẩu, can/cước khí; chẩn/chỉ văn, chẩn/pháp…

Chính sự xuất hiện của các ngữ tố này trong cấu tạo của các thuật ngữ khác nhau đã tạo nên tính hệ thống của thuật ngữ y học cổ truyền.

Dƣới đây, chúng tôi sẽ miêu tả cấu tạo của 1857 thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt đã đƣợc thu thập. Trên cơ sở số lƣợng ngữ tố tham gia cấu tạo, chúng tôi phân các thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt thành bốn nhóm:

- Thuật ngữ có cấu tạo bằng một ngữ tố - Thuật ngữ có cấu tạo bằng hai ngữ tố - Thuật ngữ có cấu tạo bằng ba ngữ tố - Thuật ngữ có cấu tạo bằng bốn ngữ tố

Chúng tôi kí hiệu T là ngữ tố cấu tạo thuật ngữ; T1 là ngữ tố cấu tạo thứ nhất của thuật ngữ; T2 là ngữ tố cấu tạo thứ hai của thuật ngữ; và Tn là ngữ tố cấu tạo thứ n của thuật ngữ.

Bảng danh sách các thuật ngữ phân chia theo số lượng ngữ tố

Số ngữ tố Số lƣợng Tỷ lệ phần trăm (%) Một ngữ tố 64 3,44 Hai ngữ tố 1448 77,97 Ba ngữ tố 248 13,34 Bốn ngữ tố 27 1,55 Năm ngữ tố 70 3,7 Tổng số 1857 100

Sau đây, chúng tôi sẽ lần lƣợt đi vào miêu tả cụ thể từng nhóm, bao gồm:

2.3.2.1. Loại cấu tạo một ngữ tố

- Về từ loại: Số thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt có cấu tạo một ngữ tố là 64, chiếm 3,44%.

Ví dụ: ấm, ẩm, ất, bễ, bĩ, cách, can, chẩn, cổ, cốt, đinh, đởm, giáp, hầu, hợi, khí, kim, lạc, kỷ, mạch, mão, mậu, mộc, mùi, ngọ, nham, nhâm, nộ,

phong, quý, quyết, sán, suyễn, sửu, táo, tâm, tân, thân, thần, thận, thấp, thiệt, thổ, thủy, thư, tích, tinh, tuất, tủy, tý, tỳ, tỵ, vị, yết… Trong 64 thuật ngữ là từ đơn kể trên thì toàn bộ thuật ngữ là danh từ dùng để chỉ tên bệnh hoặc tên các bộ phận trên cơ thể.

Các thuật ngữ trên đều có nguồn gốc là từ Hán Việt.

2.3.2.2. Loại cấu tạo hai ngữ tố

Số thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt có cấu tạo 2 ngữ tố là 1448, chiếm 77,97%. Trong đó, có 1213 thuật ngữ là từ ghép, chiếm 83,77%, 235 thuật ngữ là cụm từ (ngữ) chiếm 16,23%.

- Trong số 1213 thuật ngữ là từ ghép có 5 thuật ngữ là từ ghép đẳng lập

danh từ chiếm 0,4%.

Mô hình 1: T1 + T2 = Tn

T1 + T2

âm dương

Trong mô hình trên T1 và T2 là hai thành tố tƣơng đƣơng, có nghĩa tƣơng ứng nhau, có thể thay thế cho nhau.

Ví dụ: âm dương, châm cứu, hàn nhiệt, tâm thận, kinh lạc, Có 1208 thuật ngữ là từ ghép chính phụ.

Mô hình 2: T1 + T2 = Tn

T1 + T2

ác huyết

Trong mô hình trên, T1 là thành tố phụ bổ sung về nghĩa cho T2 là thành tố chính.

Ví dụ: ác huyết, ác khí, an thai, an thần, bạo bệnh, huyết chứng, huyết dược, huyết hàn,v.v…

Trong 1208 thuật ngữ là từ ghép chính phụ chiếm 99,6%, có 1109 thuật

ngữ là từ ghép chính phụ là danh từ: y án, y lâm, bệnh mạch, bệnh ôn, bệnh

sắc, biếm thạch, kinh phong…

Có87 thuật ngữ là từ ghép chính phụ là động từ.

Ví dụ: hoạt huyết, ác khí, ác huyết, an thai, an thần, báo thích, bình can, bổ thận, bổ tâm, bổ tễ, cố băng, khí loạn, giải biểu, giải cơ, giáng khí …, 12 thuật ngữ là từ ghép chính phụ là tính từ, ví dụ: mạch đại, huyết hàn, ngoại hàn, âm tà, khí bạc, khí hao, cam hàn, cam ôn, can cam…

Bảng 2.1: Bảng cấu tạo thuật ngữ có cấu tạo hai ngữ tố là từ ghép:

Từ ghép đẳng lập 5 5 0,4% Từ ghép chính phụ Danh từ 1109 1208 99,6% Động từ 87 Tính từ 12 Tổng 1213 100%

Bảng2.2: Các mô hình cấu tạo của thuật ngữ hai ngữ tố là từ ghép

Thuật ngữ Tổng số thuật ngữ Tỉ lệ %

Mô hình 1 5 0,4

Mô hình 2 1208 99,6

Tổng 1213 100

- Có 235 thuật ngữ là cụm từ (ngữ) chiếm 16,23%.

Ví dụ: biểu nhiệt/lý hàn, bình can/tức phong, bổ khí/chỉ huyết, bổ khí/giải biểu, bổ khí/cố biểu, báo văn/ thích, bát hội/huyệt, mai hoa/châm, tiêu khát/bệnh…

Trong số thuật ngữ này, có 147 thuật ngữ là ngữ chính phụ, chiếm 62,56 %, ví dụ: tiêu bản/đồng trị,tiêu khát/bệnh, tiểu/kết hung, tinh thần/nội thủ, tinh huyết/đồng nguyên, v.v…Có 88 thuật ngữ là ngữ đẳng lập, chiếm 37,44 %.

Ví dụ: bổ khí/chỉ huyết, biểu nhiệt/lý hàn, bổ khí/giải biểu, bổ khí/cố biểu, bình can/tức phong, trấn can/tức phong, tráng thủy/chế dương,

Bảng 2.3: Bảng cấu tạo thuật ngữ có hai ngữ tố là cụm từ (ngữ):

Ngữ chính phụ 147 62,56%

Ngữ đẳng lập 88 37,44%

Tổng 235 100%

Sau khi khảo sát tƣ liệu, chúng tôi nhận thấy rằng, các thuật ngữ có hai ngữ tố là các ngữ (nhóm từ) có các mô hình cấu tạo sau:

- Nhóm một: Quan hệ đẳng lập: Mô hình 3: T1 + T2 = Tn

T1 + T2

biểu nhiệt lý hàn

Ví dụ: biểu nhiệt/lý hàn, biểu thực/lý hư, bình can/tức phong, bổ khí/chỉ huyết,bổ khí/giải biểu, bổ khí/cố biểu….

Kết quả thống kê tƣ liệu cho thấy có 88 thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt thuộc mô hình thứ nhất, chiếm 37,44 %. Nhìn vào mô hình, chúng ta thấy rằng : biểu nhiệt, biểu thực, bình can, bổ khí, là những ngữ tố đầu tiên, ngữ tố thứ hai là lý hàn, lý hư, tức phong, chỉ huyết, giải biểu, cố biểu. Hai ngữ tố liên kết với nhau để cấu tạo thuật ngữ theo quan hệ song song hay còn gọi là quan hệ đẳng lập.

Nhƣ vậy, ngữ tố đầu tiên không bao hàm ngữ tố thứ hai, và ngữ tố thứ hai cũng có tính khái quát nhƣ ngữ tố thứ nhất.

- Nhóm hai: Quan hệ chính phụ: Mô hình 4: T1 + T2 = Tn

T1 + T2

P ---C

Ví dụ: báo văn/thích, bát hội/huyệt, bì phu/châm, mai hoa/châm, tiêu

khát/bệnh, …

Việc khảo sát tƣ liệu cho thấy, có 147 thuật ngữ y học cổ truyền 2 ngữ tố thuộc mô hình, chiếm 62,56%. Nhìn mô hình, chúng ta thấy rằng: can, huyết, mạch, ngoại, báo văn, bát hội, bì phu, mai hoa, tiêu khát là các ngữ tố đầu tiên. Đây là các ngữ tố đóng vai thành phần phụ nghĩa, chỉ đặc trƣng bản

chất đƣợc chọn làm cơ sở định danh khái niệm. Các ngữ tố thứ hai nhƣ âm,

dương, hư, mạch, đại, hàn, thích, huyệt, châm, bệnh là các thành phần chính, cơ bản, quan trọng nhất vì chỉ loại. Các ngữ tố thứ nhất này cụ thể hóa ý nghĩa các ngữ tố thứ hai.

Bảng 2.4: Bảng cấu tạo thuật ngữ có hai ngữ tố:

Từ ghép Đẳng lập 5 1213 83,77% Chính phụ 1208 Cụm từ (ngữ) Ngữ đẳng lập 88 235 16,23% Ngữ chính phụ 147 Tổng 1448 100%

2.3.2.3. Loại cấu tạo ba ngữ tố

Số thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt có cấu tạo ba ngữ tố là 248, chiếm 13,35%.

Ví dụ: bách/hợp/bệnh, bách/nhật /khái, bách/ điến/ phong, bạch hổ/ lịch tiết/phong, bạch/thốc/sang, bách/hội/huyệt, áp/ thống/điểm, bì/ nội/châm, bì/phu/châm, can/cước/khí, can/dương/vượng, can/khí/nghịch, can/tàng/hồn, can/tàng/huyết, xích/bạch/lị…

Tất cả 248 thuật ngữ này đều là các ngữ chính phụ, chiếm 100%, trong đó: + Số ngữ chính phụ là ngữ danh từ gồm 131 thuật ngữ, chiếm 52,82%.

Ví dụ: bạch hổ lịch tiết phong,bì nội châm, can dương vượng, v.v… + Số ngữ chính phụ là ngữ động từ là 117, chiếm 47,18%.

Ví dụ: ác lộ bất chỉ, âm bệnh trị dương, hàm hàn tăng dịch, hàm nhập

thận, hàn bao hỏa, hàn thương hình, can tàng hồn, can tàng huyết, mạn kinh phong, mạn tì phong,bán thân bất toại, sản hậu phát nhiệt, sản hậu phúc thống, sản hậu suyễn xúc, sản hậu phù thũngv.v…

Sau quá trình khảo sát tƣ liệu, chúng tôi nhận thấy, các thuật ngữ 3 ngữ tố có các mô hình cấu tạo nhƣ sau :

Mô hình cấu tạo 1

Mô hình 2: Số thành tố chính là 01 T1 + (T2 + T3) = Tn

T1 + T2 + T3

đại trường hư hàn

Ví dụ: đại trường/hư/ hàn, đại tiện/bí /kết, đinh sang/tẩu/hoàng, phế khí/thượng nghịch, phế/hợp/đại tràng

Kết quả khảo sát tƣ liệu cho thấy có 131 thuật ngữ y học cổ truyền 3

ngữ tố thuộc mô hình 1, chiếm 52,82%. Nhìn mô hình, chúng ta thấy rằng, đại

trường, đại tiện, đinh sang, phế khí, phế là ngữ tố thứ nhất, là các thành phần phụ, bổ nghĩa cho ngữ tố thứ hai, chúng biểu thị các đặc trƣng khu biệt đƣợc chọn làm cơ sở định danh các khái niệm, đối tƣợng trong y học cổ truyền, các ngữ tố thứ hai + ngữ tố thứ ba nhƣ hư hàn, bí kết, tẩu hoàng, thượng nghịch, hợp đại tràng là các thành phần chính.

Mô hình cấu tạo 2

Mô hình 2: số thành tố chính là 02 (T1 + T2) + T3 = Tn

T1 + T2 + T3

tâm thận bất giao

Ví dụ: giác/cung/ phản trương, tả/ hỏa /tức phong, tâm/ thận/bất giao, thăng/giáng/ thất thường, thử/ nhiệt/ bệnh, bì/ nội/châm, thấp/cước/khí, can/ cước/khí, toan/hàm/vô thăng…

Mô hình 2 có 117 thuật ngữ y học cổ truyền 3 yếu tố, chiếm 47,18%. Nhìn vào mô hình 2, chúng ta nhận thấy rằng các ngữ tố thứ nhất giác, tả, tâm, thăng, thử, bì, thấp, can là để cụ thể hóa các đặc điểm, tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng.

Các ngữ tố đứng thứ hai cung, hỏa, thận, giáng, nhiệt, nội, cước đứng sau ngữ tố thứ nhất yếu tố chỉ loại duy nhất, mang tính khái quát nhất.

Chúng tôi sẽ phân tích sâu hơn qua ví dụ: giác/cung/phản trương: Ngữ

tố thứ nhất giác chỉ đặc điểm loại bậc 2 và ngữ tố thứ hai cung chỉ khái niệm, thuộc tính kết hợp với nhau thành giác cung để biểu hiện đặc điểm chủng bậc 1 (so sánh giácgiác cung). Đến lƣợt nó, khái niệm chủng bậc 1này (tức

giác cung) lại đóng vai trò là cụ thể hóa về nghĩa loại bậc 2 đƣợc bởi ngữ tố thứ ba phản trương. Ngữ tố thứ ba này cụ thể hóa đặc điểm, tính chất, thuộc tính cho khái niệm bậc 2 và cả tổ hợp - thuật ngữ này - giác cung phản trương

- biểu hiện khái niệm chủng bậc 3 (so sánh giác/giác cung/giác cung phản

trương). Đó là độ sâu của sự phân loại khái niệm của các thuật ngữ nói chung, thuật ngữ y học cổ truyền nói riêng, có cấu tạo gồm 3 ngữ tố.

Tất cả nội dung vừa trình bày ở trên có thể tập hợp lại thành các bảng nhƣ sau:

Bảng 2.5: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ ba ngữ tố

Thuật ngữ Từ loại Số lƣợng Tỉ lệ %

Ngữ chính phụ Ngữ danh từ 131 52,82

Ngữ động từ 117 47,18

Tổng 248 100

Bảng 2.6: Các mô hình cấu tạo của thuật ngữ ba ngữ tố

Thuật ngữ Tổng số thuật ngữ Tỉ lệ %

Mô hình 1 131 52,82

Mô hình 2 117 47,18

Tổng 248 100

Kết quả phân tích tƣ liệu cho thấy trong số 248 thuật ngữ đều có nguồn gốc là từ Hán Việt.

2.3.2.4. Loại cấu tạo bốn ngữ tố

Số lƣợng thuật ngữ y học cổ truyền có cấu tạo bốn ngữ tố là 27, chiếm 1,45%.

Ví dụ: tân huyết đồng nguyên, tân lương giải biểu, tân ôn giải biểu, thác độc thấu nùng, thai động bất an, tâm thận tương giao, tam dương hợp bệnh, liễm hãm cố biểu, liễm phế chỉ khái, mệnh môn chi hỏa, mệnh môn hỏa suy, mệnh môn hỏa vượng, mộc hỏa hình kim, ngũ vận lục khí, phế chủ trị tiết, phế khí bất lợi, phế khí thượng nghịch, sản hậu huyết vựng, sáp trường chỉ tả, sơ can lý khí, sơ phong tán tà, mộc uất đạt chi, mộc uất hóa hỏa, mừng thì khí hoãn,…

Phế chủ nhất thân chi biểu cũng là phế chủ bì mao; phế chủ thông điều thủyđạo cũng là phế chủ hành thủy.

Trong số 27 thuật ngữ này thì tất cả các thuật ngữ đều là ngữ ghép chính phụ (danh ngữ hoặc động ngữ), chiếm 100%.

Ví dụ: tân huyết đồng nguyên, tân lương giải biểu, tân ôn giải biểu, thác độc thấu nùng, thai động bất an, tâm thận tương giao, tam dương hợp

bệnh, liễm hãm cố biểu, liễm phế chỉ khái, mệnh môn chi hỏa, mệnh môn hỏa suy, mệnh môn hỏa vượng, mộc hỏa hình kim…

Chúng tôi nhận thấy các thuật ngữ bốn ngữ tố có mô hình cấu tạo sau: - Mô hình cấu tạo 1

T1 + T2 + T3 + T4

phế chủ mao

Ví dụ: phế/chủ/bì/mao, kinh/ngoại/kì/huyệt

Kết quả khảo sát tƣ liệu cho thấy có 9 thuật ngữ y học cổ truyền 4 ngữ tố thuộc mô hình 1, chiếm 33,33%.

- Mô hình cấu tạo 2

T1 + T2 + T3 + T4

toan cam hóa âm

Ví dụ: tân/ôn/giải/biểu, cam/tân/vô/giáng, toan/cam/hóa/âm, tráng/ thủy/chế/dương, biểu/lý/câu/hàn,…

Mô hình 2 có 14 thuật ngữ y học cổ truyền bốn ngữ tố, chiếm 51,85%.

Quan sát mô hình 2, chúng ta thấy rằng, những ngữ tố đứng thứ nhất nhƣ tân,

cam, toan, tráng bổ nghĩa trực tiếp cho ngữ tố thứ hai, cụ thể hóa đặc điểm, tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng… đƣợc biểu hiện bằng ngữ tố thứ hai của thuật ngữ.

Các ngữ tố thứ hai nhƣ ôn, tân, cam, thủy đứng sau ngữ tố thứ nhất và là những ngữ tố chỉ loại, mang tính khái quát.

Các ngữ tố đứng thứ nhất và thứ hai kết hợp với nhau biểu hiện khái niệm chủng, trong đó ngữ tố thứ hai là chính biểu hiện khái niệm loại, ngữ tố thứ nhất là phụ, có tác dụng cụ thể hóa ngữ nghĩa, loại biệt hóa khái niệm loại đƣợc biểu hiện bằng ngữ tố thứ hai.

Những ngữ tố đứng thứ ba nhƣ giải, vô và thứ tƣ nhƣ biểu, giáng…kết hợp với nhau thành một tổ hợp tiếp tục loại biệt hóa khái niệm chủng bây giờ có tƣ cách khái niệm loại bậc 2 đƣợc biểu hiện bằng tổ hợp ngữ tố thứ nhất và thứ hai…

Phân tích tiếp các thuật ngữ biểu lý câu hàn, biểu lý câu nhiệt chúng ta thấy rằng các ngữ tố thứ hai câu hàn, câu nhiệt là ngữ tố chỉ loại, mang tính chất khái quát.

Ngữ tố thứ nhất biểu lý đứng trƣớc ngữ tố thứ hai cụ thể hóa đặc điểm, tính chất, thuộc tính cho sự vật, hiện tƣợng đƣợc biểu hiện bằng ngữ tố thứ hai, do vậy đã loại biệt hóa khái niệm loại đƣợc biểu hiện bằng ngữ tố thứ hai của thuật ngữ. Các ngữ tố thứ nhất, thứ hai kết hợp với nhau tạo thành tổ hợp biểu thị trạng thái bệnh lý của bệnh

Nhƣ vậy, có sự kết hợp giữa các ngữ tố: ngữ tố thứ nhất với ngữ tố thứ hai, ngữ tố thứ ba với ngữ tố thứ tƣ. Tổ hợp ngữ tố thứ nhất với ngữ tố thứ hai biểu thị loại đƣợc biểu thị bằng tổ hợp ngữ tố thứ nhất với ngữ tố thứ hai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 43 - 59)