Cách hiểu về thuật ngữ Y học cổ truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 36 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Tổng quan về Y học cổ truyền Việt Nam và thuật ngữ Y học cổ truyền Việt Nam

1.3.3. Cách hiểu về thuật ngữ Y học cổ truyền

Cho đến nay, thuật ngữ Y học cổ truyền vẫn còn là hệ thuật ngữ chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ cả về lý luận và thực tiễn ở nƣớc ta. Hiện mới chỉ có một số ít từ điển giải thích nhằm phục vụ cho bộ phận các nhà nghiên cứu, giáo viên, học viên và những ngƣời quan tâm đến chuyên ngành này, các bài nghiên cứu về vấn đề này là chƣa có. Tuy nhiên dựa trên các quan điểm của các nhà ngôn ngữ học về thuật ngữ, chúng tôi mạnh dạn đƣa ra định nghĩa

nhƣ sau: Thuật ngữ y học cổ truyền là những từ và cụm từ cố định gọi tên

chính xác các loại khái niệm và các đối tượng thuộc lĩnh vực y học cổ truyền.

Tiểu kết

Trong chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã trình bày các khái niệm về thuật ngữ; Phân biệt thuật ngữ và danh pháp; Đặc điểm của thuật ngữ và

những yêu cầu khi xây dựng thuật ngữ; Định danh ngôn ngữ và vấn đề xây

dựng thuật ngữ; Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên Thế giới và ở Việt Nam; Các phƣơng pháp nghiên cứu dựa vào tƣ liệu cuốn Danh từ thuật ngữ Y Dƣợc cổ truyền của tác giả Nguyễn Đức Đoàn và Hoàng Bảo Châu; Tổng quan về Y học cổ truyền Việt Nam và thuật ngữ Y học cổ truyền Việt Nam.

Tác giả đã đƣa ra quan điểm của các nhà ngôn ngữ học thế giới và các nhà Việt ngữ học khi bàn về thuật ngữ và ngôn ngữ chuyên ngành. Luận văn đã trích dẫn nhiều quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới. Từ việc lĩnh hội và tổng hợp các quan điểm khác nhau về thuật ngữ, chúng tôi đi đến kết luận sau: Thuật ngữ là một bộ phận từ ngữ đƣợc phân chia theo phạm vi

sử dụng, tƣ duy và các hoạt động khoa học kỹ thuật để diễn đạt các khái niệm khoa học.

Những tính chất của thuật ngữ. Nếu đi sâu phân tích và nghiên cứu thì thuật ngữ có nhiều tính chất. Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi xin nêu ra những tính chất mà chúng tôi cho là đặc trƣng nhất: tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế.

Yêu cầu và tiêu chuẩn của thuật ngữ Việt Nam. Thuật ngữ khoa học Việt Nam trƣớc tiên phải thỏa mãn các tiêu chuẩn chung về thuật ngữ nhƣ đã nêu cụ thể trong luận văn, sau đó phải có màu sắc dân tộc, đảm bảo tính khoa học và tính đại chúng phải ngắn gọn, dễ dùng.

Thuật ngữ y học cổ truyền: Thuật ngữ y học cổ truyền là những từ và cụm từ cố định gọi tên chính xác các loại khái niệm và các đối tƣợng thuộc lĩnh vực y học cổ truyền. Trong luận văn này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thuật ngữ phần y của ngành y học cổ truyền.

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM 2.1. Nhận diện thuật ngữ y học cổ truyền trong tiếng Việt

Để miêu tả các đặc điểm cấu tạo và định danh của thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt, việc nhận diện chúng là khâu đầu tiên hết sức quan trọng. Các thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt đƣợc luận văn nhận diện dựa trên những nguyên tắc sau đây.

- Về mặt cấu tạo: mỗi thuật ngữ đều có cấu trúc nội tại của nó, thể hiện bằng các yếu tố tạo nên thuật ngữ và các yếu tố này phải có quan hệ với nhau, mỗi yếu tố có một chức năng, nhiệm vụ riêng để tạo nên chỉnh thể thuật ngữ.

- Về mặt ý nghĩa: thuật ngữ bao giờ cũng thể hiện một khái niệm hoàn chỉnh, các yếu tố trong thuật ngữ mang một hoặc một số đặc trƣng của khái niệm do thuật ngữ ấy biểu hiện.

- Thuật ngữ phải là đơn vị định danh, nên nó phải có dạng là một từ

hoặc một ngữ. Do vậy những cụm từ có chứa dấu câu trong nội bộ chứng tỏ chúng gồm nhiều ngữ, mang tính miêu tả, nên đều không phải là thuật ngữ chuẩn mực.

Tóm lại, dƣới dạng văn tự, các yếu tố cấu tạo trong một thuật ngữ không thể ngăn cách với nhau bằng các dấu câu. Do đó, những cụm từ chứa dấu câu không đƣợc chúng tôi xem xét là những thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt chuẩn mực.

Trong luận văn này, chúng tôi áp dụng lí thuyết điển mẫu để chọn các thuật ngữ y học cổ truyền chuẩn để phân tích cấu tạo nội bộ của thuật ngữ. Đối với các thuật ngữ có những yếu tố cấu tạo thừa cần đƣợc loại bỏ mà không ảnh hƣởng đến nội hàm khái niệm đƣợc thuật ngữ biểu đạt sẽ không đƣợc coi là điển mẫu. Việc loại bỏ những yếu tố thừa này làm cho thuật ngữ trở nên ngắn gọn hơn, chính xác hơn.

Với quan niệm nhƣ vậy, những cụm từ chứa những yếu tố cấu tạo thừa dƣ không đƣợc chúng tôi xem là những thuật ngữ y học cổ truyền chuẩn mực.

Thuật ngữ phải ngắn gọn, ngắn gọn là tiêu chí quan trọng của thuật ngữ. Những phụ từ, quan hệ từ nhƣ: các, những, và, với, về, v.v… tồn tại trong thuật ngữ khiến thuật ngữ trở nên dài dòng, vi phạm nguyên tắc ngắn gọn của thuật ngữ. Vì vậy, trong những thuật ngữ cụ thể có thể loại bỏ những yếu tố này trong cấu trúc nội bộ của thuật ngữ.

Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng quan niệm về yếu tố cấu tạo thuật ngữ của các nhà ngôn ngữ học Nga, đó là, mỗi yếu tố cấu tạo thuật ngữ biểu thị hoặc phản ánh nội dung hoặc một phần nội dung của khái niệm. Do đó, một điều kiện cần là yếu tố cấu tạo thuật ngữ phải có nghĩa và chính vì vậy mà các phụ từ, quan hệ từ nhƣ: các, những, của, với, và, v.v… không phải là một yếu tố cấu tạo vì chúng không phản ánh nội dung nghĩa của khái niệm. Sự có mặt các phụ từ, quan hệ từ khiến cho các cụm từ chứa chúng cũng bị mất tính chất định danh, mang tính miêu tả, định nghĩa. Vì vậy, những cụm từ có chứa các phụ từ, quan hệ từ trong kết cấu nội bộ của chúng đều không phải là thuật ngữ y học cổ truyền tiếng Việt chuẩn mực.

Khi phân tích cấu tạo thuật ngữ y học cổ truyền trong tiếng Việt, các

mục từ đƣợc thu thập từ cuốn Danh từ thuật ngữ y dược cổ truyền phần y học

nhƣ đã đề cập ở phần mở đầu. Chúng tôi đã phân tích 1857 đơn vị đƣợc coi là thuật ngữ chân chính, vì các thuật ngữ này đảm bảo các tiêu chí nhận diện mà chúng tôi đã trình bày ở trên.

Ví dụ: phế chủ bì mao, ngũ hành, ngũ sắc chỉ bệnh, nội hàn, nội nhiệt, phế, phá huyết, phế âm hư, phong hàn thấp tí, v.v…

Các đơn vị nhƣ đƣợc dẫn sau đây không đƣợc chúng tôi coi là thuật ngữ chân chính mà chỉ là các ngữ giải thích vì chứa các dấu câu: phế chủ nhất thân chi biểu; chính khí nội tồn, tà bất khả can; bàng châm, bàng châm thích; tà chi sở tấu, kì khí tắc hư; phế chủ thông điều thủy đạo, dương hóa khí, âm thành hình. Do đó, trong các phần ở chƣơng 2 và chƣơng 3, chúng tôi miêu tả và phân tích 1857 thuật ngữ đáp ứng các nguyên tắc đã nêu, còn các đơn vị

mà luận văn không coi là thuật ngữ chân chính sẽ đƣợc đề xuất cách chuẩn hóa bằng cách cấu tạo lại, tách ra thành nhiều thuật ngữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)