7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Vấn đề định danh ngôn ngữ
Vấn đề định danh ngôn ngữ đã là vấn đề luôn đƣợc nói tới khi bàn về chức năng của ngôn ngữ:
Sự thực, nếu nhƣ ngôn ngữ chỉ làm chức năng giao tiếp thì không cần nói đến chức năng định danh. Song, vì ngôn ngữ đồng thời thực hiện cả chức năng giao tiếp, cả chức năng tƣ duy trừu tƣợng bằng cùng một loại tín hiệu – từ, cho nên chức năng định danh mới thành tất yếu. Chức năng định danh là cái cầu nối liền chức năng giao tiếp và chức năng làm công cụ tƣ duy trừu tƣợng của ngôn ngữ [7, tr.157].
Khi cần định danh, tức là đặt tên gọi cho một sự vật hiện tƣợng bất kỳ nào đó, ngƣời ta phải quan sát, phân tích kỹ lƣỡng để tìm ra những nét thật đặc trƣng cho đối tƣợng sẽ đƣợc đặt tên. Những nét đặc trƣng ấy không những phải mô tả khái quát đƣợc đối tƣợng đƣợc định danh, mà còn phải khu biệt đƣợc nó với rất nhiều các đối tƣợng khác. Trong ngôn ngữ, định danh theo tác giả đƣợc hiểu là sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tƣơng ứng về chúng dƣới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu. Nhƣ vậy, cũng có thể coi định danh trong ngôn ngữ là quá trình tạo ra từ ngữ trong một ngôn ngữ, trƣớc tiên là để gọi tên những sự vật, hiện tƣợng, khái niệm… tồn tại trong thế giới tự nhiên, trong xã hội, phân biệt chúng với nhau nhờ cái vỏ âm thanh ngôn ngữ. Sau đó, quá trình sử dụng từ ngữ để giao tiếp, ngƣời ta lại tiếp tục tìm cách đặt tên cho những đặc điểm, tính chất, rồi đến các sự vật, hiện tƣợng có liên quan trực tiếp, hay gián tiếp đến những gì đã có danh – tên gọi. Đó cũng chính là nguyên nhân cơ bản tạo nên các từ ngữ mới trong ngôn ngữ. Những từ ngữ đầu tiên, những tên gọi đầu tiên mang tính
võ đoán, nhƣng những từ ngữ tạo ra trên cơ sở nội dung – ngữ nghĩa sẵn có của chúng thì không còn là võ đoán nữa. Chẳng hạn, thuật ngữ Y học là một lĩnh vực khoa học ứng dụng liên quan đến nghệ thuật chữa bệnh, bao gồm nhiều phƣơng pháp chăm sóc sức khỏe nhằm duy trì, hồi phục cơ thể từ việc phòng ngừa và chữa bệnh.
Y học hiện đại ứng dụng các kiến thức khoa học sức khỏe, nghiên cứu về y sinh học và công nghệ y học để chẩn đoán và chữa trị bệnh tật thông qua thuốc men, phẫu thuật hoặc bằng nhiều phƣơng pháp trị liệu phong phú khác. Từ "y học" trong tiếng Anh là "medicine" có nguồn gốc từ tiếng Latin là "ars medicina", nghĩa là "nghệ thuật chữa bệnh" võ đoán nhƣng thuật ngữ y đạo gọi tên bản lĩnh chữa bệnh, tài chữa bệnh của lƣơng y. “Đạo làm thuốc là nhân thuật chuyên bảo vệ tính mạng con ngƣời, phải lo cái lo của ngƣời, vui cái vui của ngƣời, chỉ lấy việc cứu sống ngƣời làm nhiệm vụ của mình, không
nên cầu lợi kể công” của Hải Thƣợng Lãn Ông trong tác phẩm Y huấn cách
ngôn thì không còn võ đoán nữa vì nội dung của nó đã đƣợc xây dựng dựa
trên nội dung – ý nghĩa của từ y học. Riêng đối với thuật ngữ khoa học là những từ ngữ biểu thị những khái niệm trong phạm vi của một ngành khoa học xác định, có ngoại diện hẹp hơn, nhƣng nội hàm sâu hơn, biểu hiện nội dung chặt chẽ hơn, logic hơn. Yêu cầu đối với thuật ngữ khoa học là tính chính xác. “Lý tƣởng nhất là thuật ngữ phản ánh đƣợc đặc trƣng cơ bản, nội dung bản chất của khái niệm” [31, tr.33]. Chính vì vậy, tạo ra một thuật ngữ là “lựa chọn những đặc trƣng bản chất của đối tƣợng, khái niệm trong phạm
vi một chuyên ngànhkhoa học – kỹ thuật nhất định để làm cơ sở định danh”.