7. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Nội dung biểu đạt của các thuật ngữ y học cổ truyền
Phân tích nội dung biểu đạt của các thuật ngữ y học cổ truyền, chúng tôi thấy có thể chia chúng ra thành hai loại: một loại mang nội dung cơ bản, gọi tên các khái niệm về các hiện tƣợng, sự vật, quá trình… nền tảng của khoa học y học. Chúng tôi gọi chúng là các thuật ngữ sơ cấp. Các thuật ngữ này chính là thuật ngữ thuộc thế hệ đầu tiên, đóng vai trò hạt nhân từ đó tạo ra các thế hệ thuật ngữ thứ hai, thứ ba… chúng tôi gọi loại thuật ngữ thứ hai này là các thuật ngữ thứ cấp. Loại thuật ngữ thứ hai này có nhiệm vụ mô tả đặc điểm, tính chất, thuộc tính cơ bản… của những khái niệm về các sự vật, hiện tƣợng… đƣợc loại thuật ngữ thứ nhất định danh một cách chi tiết hơn, cụ thể hơn hay có liên quan logic đến các thuật ngữ loại một, chúng có tính khu biệt cao. Về hình thức ngôn ngữ, các thuật ngữ sơ cấp thƣờng có hình thức ngắn gọn – là các từ, còn các thuật ngữ thứ cấp thƣờng dài hơn và là các ngữ định danh.
Các thuật ngữ mới đƣợc tạo ra dựa trên các mối quan hệ ngữ nghĩa và thông qua việc lựa chọn đặc trƣng làm cơ sở định danh cho chúng. Đối với thuật ngữ y học cổ truyền các mối quan hệ ngữ nghĩa đó đƣợc hệ thống lại nhƣ sau:
Bảng: Các kiểu quan hệ ngữ nghĩa là cơ sở tạo thành thuật ngữ mới trong y học cổ truyền
STT Các kiểu quan hệ Ví dụ
1 Nguyên nhân – kết quả Chính khí nội tồn, tà bất khả can
2 Chất liệu – sản phẩm Cổ, cốt, bàng quang..
3 Chất liệu – trạng thái Cốt cực, cốt tí…
4 Quá trình – thiết bị Chỉ châm
5 Quá trình – phƣơng
thức
Chế hóa, dương bệnh trị âm, dưỡng tâm an thần…
6 Quá trình – đối tƣợng Dinh khí
7 Đối tƣợng – vật bao
chứa
Huyệt ngũ du, bối du…
8 Đối tƣợng – chất liệu, vật liệu
Mai hoa châm, hào châm, trường châm…
9 Hoạt động – địa điểm Thượng tiêu, hạ tiêu…