Những đặc điểm cơ bản về định danh của thuật ngữ y học cổ truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 62 - 64)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Những đặc điểm cơ bản về định danh của thuật ngữ y học cổ truyền

Trong khoa học nói chung, cũng nhƣ trong y học cổ truyền, khi một khái niệm về một sự vật, hiện tƣợng… mới xuất hiện nó sẽ đƣợc định nghĩa, rồi đƣợc đặt tên. Khi nó đã khẳng định đƣợc vị trí mới của mình trong ngành khoa học đó, thì có những khái niệm mới, những hiện tƣợng sự vật,… mới hơn có liên quan logic đến nó xuất hiện hàng loạt. Chúng cũng sẽ lần lƣợt

đƣợc định nghĩa, đƣợc gọi tên và xác lập vị trí của mình trong khoa học. Đó chính là tiến trình phát triển của từ ngữ trong ngôn ngữ nói chung và của thuật ngữ khoa học nói riêng, trong đó có thuật ngữ y học cổ truyền.

Thuật ngữ y học cổ truyền, giống nhƣ hầu hết các thuật ngữ khoa học khác, đƣợc hình thành theo các phƣơng thức: thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng; đặt thuật ngữ mới bằng các yếu tố từ vựng sẵn có của ngôn ngữ, vay mƣợn thuật ngữ bằng các chuyên ngành khác; vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài. Và mặc dù có sử dụng phƣơng thức nào trên đây thì thuật ngữ y học cổ truyền cũng đƣợc tạo ra trên cơ sở nội dung sẵn có của kho tàng từ vựng phong phú trong một ngôn ngữ, cũng nhƣ trong các ngôn ngữ mà nó vay mƣợn. Tuy nhiên với hình thức là từ, hay là ngữ định danh, chúng đều chứa đựng những nét nghĩa – những nội dung đặc trƣng riêng của chuyên ngành y học cổ truyền, những nội dung này phần lớn là không xa lạ đối với đông đảo ngƣời sử dụng.

Ví dụ: y đức, y đạo, âm dương ngũ hành, bổ âm, bổ dương, bổ thận, bổ

tâm, châm cứu, huyệt vị…

Về đặc điểm định danh của thuật ngữ y học cổ truyền, xét theo kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ, có thể chia chúng ra làm hai loại, đó là: tên gọi trực tiếp hay gián tiếp của khái niệm về các sự vật, hiện tƣợng… trong y học cổ truyền. Theo số lƣợng thống kê của chúng tôi qua khảo sát 1857 thuật ngữ y học cổ truyền; con số thuật ngữ là tên gọi gián tiếp (thuật ngữ hóa từ ngữ thông thƣờng) không có vì đây là những thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hán cổ.

Các thuật ngữ y học cổ truyền là các tên gọi trực tiếp, tức là không cấu tạo bằng phƣơng thức chuyển nghĩa, chiếm tuyệt đối trong hệ thuật ngữ.

Ví dụ: yết, yết hầu, vị quản, tị chuẩn, tị lương, tử tạng, tứ mạt, tứ quan, tín môn, tiểu phúc, thủy câu, thúc cốt, thiệt bản, thiệt tiêm, thiệt, thần, thần khuyết, thận, tâm, quan tiết, niệu bào, niệu đạo, nhĩ môn, khúc cốt, hoành cốt, hậu âm, hầu, giáp, giang môn, cự cốt, cổ, cốt, chẩm cốt, bì,bễ, bào cung, bàng quang…

Những thuật ngữ này ngày càng xâm nhập vào ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của ngƣời sử dụng, trở thành ngôn ngữ toàn dân. Chính vì thế mà chúng cũng có khuynh hƣớng bị thông thƣờng hóa, với tính hình tƣợng và biểu cảm. Ví dụ: “Và họ thấy một cái cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can họ, những người ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ đeo đuổi mãi không biết bao giờ dứt” [25], Nhà mẹ Lê của tác giả Thạch Lam. Ở trong câu trên, thuật ngữ tâm can đã bị thông thƣờng hóa thuật ngữ của mình có nghĩa mới là đáy lòng, tâm hồn. Đó chính là sự biểu hiện rõ ràng của quy luật chung chuyển hóa xâm nhập lẫn nhau giữa thuật ngữ và từ ngữ đời sống trong lĩnh vực y học cổ truyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ y học cổ truyền việt nam (Trang 62 - 64)