1.5 .Tổ chức Khoa học và Công nghệ
1.5.3.2 .Tổ chức nghiên cứu ứng dụng
2.1.1. Kết quả triển khai thực hiện Nghị định 115
Trong những năm qua, cơ chế quản lý KH&CN có những cải tiến, đổi mới bước đầu nhằm tạo điều kiện cho hoạt động KH&CN tốt hơn. Cụ thể [2]:
Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về KH&CN, sắp xếp lại và cải tiến quản lý các đơn vị nghiên cứu KH&CN có những thành công nhất định. Quá trình sắp xếp lại các tổ chức cơ quan nghiên cứu KH&CN theo hướng tập trung các viện, trung tâm nhỏ thành những tổ chức KH&CN lớn có cùng lĩnh vực chuyên môn. Từ đó, hình thành hệ thống các viện, trung tâm đầu ngành, các viện, trung tâm, phân viện vùng v.v. Do đó đã góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, nâng cao năng lực nghiên cứu và khai thác có hiệu quả các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động KH&CN.
Tổng lượng kinh phí dành cho hoạt động KH&CN tăng đều qua các năm. Cơ chế, chính sách tài chính cho hoạt động KH&CN đã dần được đổi mới theo hướng thông thoáng, nâng dần định mức chi tiêu của các hoạt động KH&CN.
Việc xác định đề tài và tuyển chọn chủ trì, chủ đề tài nghiên cứu đã đổi mới tích cực. Nội dung và mục tiêu nghiên cứu dựa trên cơ sở các đề xuất của cơ quan khoa học và từ yêu cầu thực tiễn. Cơ chế đấu thầu, thi tuyển chủ nhiệm đề tài ngày càng được áp dụng đúng nguyên tắc khách quan và nghiêm túc. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN được đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát hơn các nhiệm vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường.
Trong cơ chế kinh tế thị trường và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế các nhu cầu về KH&CN trong các lĩnh vực ngày càng tăng rõ rệt và KH&CN đã và đang có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Cơ chế quản lí cả về hoạt động chuyên môn cũng như tài sản tiền vốn của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu KH&CN cũng đã từng bước đổi mới, gắn kết nghiên cứu KH&CN với sản xuất, kinh doanh và theo hướng xã hội hoá.
Những kết quả đổi mới cơ chế quản lý KH&CN vừa qua đã góp phần tạo nên thành công của hoạt động KH&CN. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, riêng đối với các giống cây lương thực, công nghệ bảo quản sau thu hoạch được công nhận đã làm lợi hàng nghìn tỷ đồng. Hệ thống các đề tài nghiên cứu về chính sách và các giải pháp kinh tế xã hội cũng đã và đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tế v.v.
Đối tượng thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của Nghị định 115 là tổ chức KH&CN công lập, gồm: tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KH&CN. Tổ chức KH&CN công lập được quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tài chính và tài sản, tự chủ về quản lý tổ chức và nhân lực, tự chủ về hợp tác quốc tế.
Qua theo dõi và tổng hợp báo cáo từ các bộ, ngành, địa phương cho thấy, kết quả thực hiện Nghị định 115 như sau:
2.1.1.1. Việc xây dựng và phê duyệt đề án thực hiện tự chủ
Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương đến 31/12/2014, trong tổng số 642 tổ chức KH&CN công lập (gồm 473 tổ chức thuộc các bộ, ngành và 169 tổ chức thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) gồm có:
- 488 tổ chức đã được phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế tự chủ (đạt 76%), trong đó có 380 tổ chức thuộc các bộ, ngành và 108 tổ chức thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- 154 tổ chức đang xây dựng hoặc đang trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế tự chủ, trong đó có 93 tổ chức thuộc các bộ, ngành và 61 tổ chức thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, đến nay còn 154 tổ chức chưa được phê duyệt đề án thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, mặc dù Nghị định 115 sửa đổi quy định hạn cuối cùng các tổ chức phải được phê duyệt đề án là ngày 31/12/2013.
2.1.1.2. Việc phân loại mô hình tổ chức hoạt động
Trong 488 tổ chức đã được phê duyệt Đề án có 295 tổ chức thuộc loại hình tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên (trong đó, 223 tổ chức thuộc các bộ, ngành và 72 tổ chức thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và 193 tổ chức thuộc loại hình tổ chức KH&CN hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách, nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành, phục vụ quản lý nhà nước và được ngân sách nhà nước tiếp tục hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên theo phương thức khoán (trong đó, 157 tổ chức thuộc các bộ, ngành và 36 tổ chức thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
2.1.1.3. Việc thực hiện các nội dung tự chủ - Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ - Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ
Hiện nay, 100% tổ chức KH&CN đã được tự chủ trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN. Khi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ngoài các nhiệm vụ KH&CN do Nhà nước giao, đặt hàng trực tiếp, tổ chức KH&CN được quyền chủ động trong việc đề xuất nhiệm vụ, đăng ký tham gia tuyển chọn, xét chọn thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo danh mục các nhiệm vụ KH&CN do Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành, địa phương công bố hàng năm.
Tổ chức KH&CN được quyền chủ động ký hợp đồng, liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ KH&CN và dịch vụ KH&CN; được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và được sử dụng con dấu của đơn vị sự nghiệp công lập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thực tế cho thấy, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các tổ chức KH&CN những năm qua về cơ bản thực hiện tốt, ít có vướng mắc.
- Tự chủ về tài chính, tài sản
Các tổ chức KH&CN được giao quyền tự chủ hơn trong việc chi lương, chi hoạt động bộ máy và sử dụng các nguồn thu khác từ hợp đồng KH&CN với các tổ
chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài. Nhiều tổ chức KH&CN có doanh thu lớn từ các hợp đồng KH&CN. Một số tổ chức KH&CN có toàn bộ doanh thu năm 2014 từ các hợp đồng nghiên cứu triển khai và dịch vụ KH&CN, như: Viện Dầu khí Việt Nam với 601 tỷ đồng, Viện Máy và dụng cụ công nghiệp là 712 tỷ đồng, Viện Nghiên cứu cơ khí là 680 tỷ đồng, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ là 350 tỷ đồng, Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá là 291 tỷ đồng, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - VINACOMIN là 205 tỷ đồng… Do có nguồn thu cao nên thu nhập của cán bộ, viên chức tại nhiều tổ chức KH&CN được cải thiện, cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, điển hình như: Viện Dầu khí Việt Nam có thu nhập bình quân 22,7 triệu đồng/người/tháng; Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có thu nhập bình quân 18 triệu đồng/người/tháng; Viện Nghiên cứu cơ khí có thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng; Viện Nghiên cứu Cao su Việt nam có thu nhập bình quân 10,7 triệu đồng/người/tháng; Viện Kinh tế Kỹ thuật Thuốc lá có thu nhập bình quân 7,8 triệu đồng/người/tháng; Viện Máy và dụng cụ công nghiệp có thu nhập bình quân 7 triệu đồng/người/tháng.
Khi thực hiện nhiệm vụ KH&CN, các tổ chức KH&CN được áp dụng phương thức khoán chi đối với những khoản chi đã có định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành trên cơ sở bảo đảm yêu cầu về chất lượng và tiến độ thực hiện. Ngoài ra, tổ chức KH&CN c n được Nhà nước xem xét, cấp kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng của các dự án, kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa lớn tài sản cố định…
Việc thanh toán, quyết toán kinh phí hoạt động thường xuyên và thu nhập tăng thêm của hầu hết các tổ chức KH&CN được thực hiện trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của tổ chức. Việc trích lập và sử dụng các quỹ (bao gồm Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi) được các tổ chức KH&CN chấp hành nghiêm túc để ổn định, nâng cao thu nhập cho cán bộ nghiên cứu và đầu tư phát triển tiềm lực của tổ chức.
- Tự chủ về quản lý tổ chức và nhân lực
Nghị định 115 quy định các tổ chức KH&CN được quyết định sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy và quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc; quyết định thành lập, sáp nhập và giải thể các đơn vị trực thuộc trên cơ sở tự cân đối nguồn lực để bảo đảm cho hoạt động của đơn vị.
Thủ trưởng tổ chức KH&CN được quyền tự chủ trong việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân lực; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức, miễn nhiệm cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị trực thuộc; lựa chọn và trình lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp trên quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho từ chức và miễn nhiệm cấp phó của đơn vị.
Tuy nhiên, rất ít tổ chức KH&CN thực hiện được quyền tự chủ này do vướng mắc của một số quy định pháp luật có liên quan.
- Tự chủ về hợp tác quốc tế
Tổ chức KH&CN được quyền lựa chọn đối tác, quyết định hình thức hợp tác để thực hiện hoạt động KH&CN với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài theo khả năng, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị và quy định của pháp luật. Căn cứ nhu cầu công tác chuyên môn, tổ chức KH&CN được quyền mời các chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài đến làm việc, trao đổi khoa học, tham gia triển khai các nhiệm vụ KH&CN của đơn vị; được quyết định mức lương thuê chuyên gia tùy theo khả năng tài chính của đơn vị, nhưng khó thực hiện vì thiếu căn cứ pháp lý để thực hiện việc này.
Hình 2.1. Tình hình chuyển đổi tính đến 31/12/2014
(Nguồn. Tổng hợp từ [2])