Thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện các yếu tố cản trở việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức R&D theo Nghị định 115.2005.NĐ-CP (Trang 50)

1.5 .Tổ chức Khoa học và Công nghệ

1.5.3.2 .Tổ chức nghiên cứu ứng dụng

2.2. Tình hình thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm đơn vị sự nghiệp công lập

2.2.4. Thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Trung tâm

2.2.4.1. Thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN của địa phương

- Xây dựng và phát triển Trang tin điện tử tỉnh Lâm Đồng trên mạng Internet, nhằm giới thiệu, quảng bá các hoạt động KT-XH, khoa học và công nghệ của Tỉnh, các ngành, đơn vị, địa phương. Hỗ trợ các ngành, địa phương duy trì và phát triển trang tin của các đơn vị trên trang tin của Tỉnh gồm 12 trang thông tin chuyên đề về KH&CN và 6 trang thông tin thành viên. Hàng năm biên tập và cập nhật thông tin lên trang tin điện tử khoảng 2.000 tin bài về hoạt động kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ của địa phương.

- Sưu tập nhiều giống rau, hoa, cây ăn quả… đã nuôi cấy, lưu giữ 42 giống cúc, 11 giống địa lan, 3 giống dâu tây, Lili, Phúc bồn tử, chuối Laba … và các giống phong lan do Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên chuyển giao. Sản xuất cây giống sạch bệnh phục vụ cho các chương trình phát triển nông nghiệp của địa phương và cung cấp nguồn giống cho nông dân.

- Thu thập, phân lập, nuôi cấy và lưu giữ các giống nấm bào ngư, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm mèo, nấm cuống vẩy vòng, nấm linh chi, nấm hầu thủ … phân lập, lưu giữ các chủng men vi sinh để xử lý môi trường, sản xuất phân vi sinh…

2.2.4.2. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ nghệ

Đã chủ trì thực hiện 1 dự án nông thôn miền núi cấp Nhà nước, 5 dự án cấp tỉnh và 13 đề tài, dự án cấp huyện, cấp cơ sở. Trong đó những đề tài, dự án đã được nghiệm thu đánh giá và ứng dụng hiệu quả vào sản xuất đời sống như:

- Dự án nông thôn miền núi cấp Nhà nước“Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất hoa tại Đà Lạt- Lâm Đồng” đạt loại xuất sắc.

- Dự án nông thôn miền núi cấp tỉnh “Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” đạt loại khá.

- Các đề tài, dự án cấp huyện do Trung tâm chủ trì đã góp phần nhân rộng những kết quả nghiên cứu, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất đời sống, các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc.

- Những đề tài cấp cơ sở đã được Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả trong các hoạt động chuyên môn như nuôi cấy, lưu giữ và sản xuất nhiều giống rau, hoa, nấm, chế phẩm sinh học phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Ngoài ra còn thực hiện các dự án xây dựng website Trang thông tin điện tử Lâm Đồng, Website Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, Website Techmart Lâm Đồng, Website Festival hoa Đà Lạt, Website các huyện Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Lạc Dương, Lâm Hà, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Tư pháp, Liên minh các HTX, Hội Nông dân tỉnh… đã giới thiệu, quảng bá các hoạt động kinh tế - xã hội, KH&CN của địa phương.

2.2.4.3. Hoạt động tư vấn, dịch vụ

- Tư vấn về CNTT cho một số Sở, ngành, đơn vị trong Tỉnh; giám sát, lắp đặt hệ thống mạng của Sở Tài nguyên và Môi trường, Dự án phát triển CNTT hệ thống các cơ quan Đảng của Văn ph ng tỉnh ủy Lâm Đồng. Lắp đặt hệ thống mạng nội bộ, mạng không dây cho Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng. Bảo trì hệ thống mạng, thiết bị tin học của Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; Đào tạo tin học cho các ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh.

- Từ nguồn giống hiện có trong phòng nuôi cấy mô, Trung tâm đã nuôi cấy, nhân ươm, sản xuất trên 500.000 cây giống sạch bệnh các giống hoa địa lan, phong lan, cúc, salem … các giống cây ăn quả như phúc bồn tử, dâu tây, chuối Laba … cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Bảng 2.2. Các hoạt động đổi mới công nghệ tại Trung tâm

ST T

Hoạt động đổi mới công nghệ

Tỉ lệ %

1 Trang bị mới thiết bị. 25

2 Nâng cấp, thay mới một phần 30

3 Bố trí lại qui trình 45

(Nguồn. TTUD)

Hình 2.5. Các hoạt động đổi mới công nghệ tại Trung tâm

(Nguồn. TTUD) 2.2.5. Đầu tư thiết bị mới

Trang bị các thiết bị mới bao gồm thiết bị thí nghiệm, trước đây chưa từng sử dụng tại Trung tâm như thiết bị Tủ an toàn sinh học, Nồi hấp tuyệt trùng dạng đứng, Tủ cấy vi sinh, Hệ thống Eliza và phụ kiện, Tủ lạnh âm sâu, Tủ hút khí độc …. Đặc điểm các thiết bị này được thiết kế độc lập, phục vụ cho mục tiêu xác định trước nên giá thành rất cao do giá trị công nghệ mới trong sản phẩm và phải nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài.

Kết quả thực hiện bằng các thiết bị này đáp ứng được yêu cầu qui định của nhà nước, phục vụ nghiên cứu khoa học.

Khi đầu tư cho các thiết bị chứa hàm lượng công nghệ cao sẽ có tính rủi ro cao do số lượng mẫu đặt hang chưa nhiều, kỹ thuật viên chưa làm chủ công nghệ, phụ thuộc nhà sản xuất thiết bị về vật tư tiêu hao…nhưng về lâu dài, cùng với xu

thế nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm, ban hành các qui định, qui chuẩn đầu tư thì sẽ tạo thuận lợi, lợi thế mạnh cạnh tranh cho Trung Tâm.

Hiện nay, đầu tư thiết bị, công nghệ mới tại Trung tâm được thực hiện chủ yếu qua nguồn tài chính từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Trung tâm và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, một phần được trang bị từ các dự án. Thời gian thực hiện đầu tư một dự án thường kéo dài từ 12-24 tháng nên chưa bắt kịp nhu cầu thực tiễn của xã hội.

2.2.6. Đầu tư bổ sung công nghệ tương tự, hoặc nâng cấp thiết bị

Nâng cấp năng lực của trang thiết bị hiện có tại Trung tâm thông qua trang bị bổ sung thêm các thành phần hoặc chức năng mới cho thiết bị. Thiết bị sau khi được nâng cấp có công nghệ phân tích phù hợp yêu cầu sử dụng đảm bảo về độ chính xác, tin cậy của thiết bị. Đầu tư nâng cấp này được thực hiện khi tầng suất sử dụng thiết bị bị quá tải, không đáp ứng kịp yêu cầu của khách hàng về tiến độ … Nâng cấp thiết bị thông qua đầu tư thêm phần kỹ thuật, phần mềm có đặc trưng tương thích với thiết bị hiện đang có và phù hợp mục đích sử dụng mới.

Kết quả nghiên cứu thực hiện bằng các thiết bị này được chấp nhận, kỹ thuật viên làm chủ công nghệ, ít phụ thuộc vào nhà sản xuất về vật tư tiêu hao…tạo được lợi thế cạnh tranh cho Trung tâm. Trong thực tế, chỉ có thể thực hiện nâng cấp khi các thiết bị cũ và thành phần mới có khả năng tương thích tốt, và số lần nâng cấp cho mỗi thiết bị hạn chế.

Đầu tư nâng cấp các thiết bị thường có giá thành không cao do chỉ đầu tư một phần trong tổng thể thiết bị đã có hoặc giá trị thiết bị thấp bởi vì công nghệ không mới do đã được đầu tư trước đó. Kinh phí đầu tư nhỏ, quá trình duyệt và thực hiện nhanh chóng nên các đơn vị trong Trung tâm thường chọn giải pháp này. Do thuận lợi nêu trên, có 30 % ý kiến tại Trung tâm đồng ý thực hiện nâng cấp công nghệ phục vụ hoạt động thường xuyên.

2.2.7. Đầu tư đào tạo nhân sự về vận hành, bố trí lại qui trình

Có 45 % ý kiến tại Trung tâm xem xét bố trí lại qui trình để hoạt động có hiệu quả là hoạt động đổi mới công nghệ tại đơn vị. Bố trí lại qui trình làm cho hoạt động hiệu quả hơn và bền vững, làm giảm đáng kể chi phí vận hành, sữa chữa

thiết bị trong suốt v ng đời thiết bị. Để thực hiện bố trí lại qui trình cần phải có nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm. Do đó nhân lực phải được tái đào tạo và tư vấn phù hợp, thông qua hình thức gởi nhân sự tham gia các lớp đào tạo trong nước, ngoài nước, tiếp cận học tập và làm chủ những công nghệ nuôi cấy mô đang áp dụng tại Trung tâm, để trở về tối ưu hóa lại qui trình khai thác và bảo trì thiết bị hiệu quả hơn, giảm thiểu phụ thuộc vào nhà cung cấp về vật tư tiêu hao, rút ngắn thời gian sữa chữa thiết bị.

Ngoài ra người được đào tạo có thể thực hiện các nâng cấp về phần mềm, tổ chức quản lý, liên kết thiết bị để khai thác hiệu quả tối đa, phù hợp đặc thù của Trung tâm.

Thực tế các đào tạo này thường được lồng ghép vào các chương trình hợp tác của các tổ chức hợp tác phát triển các nước Nhật bản, Hàn quốc.. để tiếp cận công nghệ mới của các nước phát triển hoặc kết hợp trong các gói đầu tư thiết bị mới.

Thống kê chi phí của Trung tâm đào tạo cho cán bộ nhân viên về kỹ thuật từ 2010-2014, chưa tính chí phí đào tạo theo dự án mua thiết bị hoặc dự án hỗ trợ từ nhà nước.

Bảng 2.1. Nguồn kinh phí đào tạo của Trung tâm qua các năm

(Đơn vị tính: tỷ VNĐ)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Kinh phí đào tạo 0.10 0.15 0.22 0.24 0.30 Tỉ lệ so với tổng quỹ lương

(%) 6,7 10 14,7 16 20

(Nguồn. Trung tâm Ứng dụng KH&CN, 2010-2014)

Số liệu kinh phí thực hiện đào tạo của Trung tâm hiện nay còn thấp nhưng có xu hướng tăng lên. Xu hướng này phù hợp với thực tế là khi Trung tâm có nhu cầu và thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ mới càng tăng thì phải thực hiện đào tạo để nhân viên nắm vững qui trình, công nghệ và nâng cao tay nghề.

2.3. Thực trạng thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tại Trung tâm tại Trung tâm

2.3.1. Trung tâm chưa được tự chủ hoàn toàn trong sử dụng nguồn kinh phí phát triển sự nghiệp trong đầu tư đổi mới công nghệ phí phát triển sự nghiệp trong đầu tư đổi mới công nghệ

Mô hình hoạt động của Trung tâm theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đ i hỏi để duy trì hoạt động thường xuyên phải có nguồn thu từ khách hàng thông qua cung cấp các dịch vụ. Sự đa dạng về đối tượng khách hàng và yêu cầu chất lượng ngày càng cao theo sự phát triển của xã hội và khách hàng đ i hỏi Trung tâm phải đáp ứng nhanh và rộng các dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu này, Trung tâm cần có năng lực trang bị đồng bộ các thiết bị phục vụ nghiên cứu, sử dụng công nghệ hiện đại, đầu tư nhanh chóng kịp thời, đáp ứng yêu cầu các phát sinh không có trong kế hoạch. Trên thực tế, thị trường đ i hỏi các giống cây trồng mới có triển vọng … trong khi năng lực của các dịch vụ của Trung tâm đáp ứng còn rất hạn chế hoặc hoàn toàn không đáp ứng được do chưa được đầu tư thiết bị công nghệ mới dẫn đến khách hàng rời bỏ, mất dần thị phần vào đơn vị cung cấp dịch vụ của nước ngoài tại Việt Nam.

Trung tâm chưa được tự chủ sử dụng kinh phí quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp cho đầu tư đổi mới công nghệ. Hiện nay Trung tâm có quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp được trích lập từ nguồn thu sau khi làm nhiệm vụ thuế cho nhà nước. Theo qui định, nguồn vốn đầu tư phát triển của Trung tâm được xem như vốn nhà nước, không có một sự khác biệt nào trong xin phép sử dụng giữa cấp ngân sách nhà nước cấp và sử dụng nguồn kinh phí quỹ phát triển sẵn có tại đơn vị [26, điều 4, khoản 1].

Do bản chất là đơn vị sự nghiệp, các nguồn kinh phí là vốn của nhà nước nên Trung tâm muốn sử dụng nguồn vốn này để đầu tư đổi mới công nghệ thì phải xin phép cơ quan quản lý, thông qua đưa vào kế hoạch dự án được duyệt hàng năm. Do thủ tục xin phép sử dụng nguồn vốn này kéo dài nên Trung tâm không thể chủ động bố trí vốn, huy động vốn để đáp ứng cho nhiệm vụ cấp thiết hoặc cung cấp dịch vụ. Trên thực tế, mức độ tự chủ sử dụng kinh phí quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để đầu tư cho đổi mới công nghệ của Trung tâm là không cao. Trung tâm

chỉ được tự chủ trong đề xuất dự án, dự kiến sử dụng kinh phí mà không có quyền quyến định thực hiện dự án. Đây thực sự vướng mắc cản trở lớn nhất và đi ngược lại qui định của pháp luật. Nghị định 10/2002/NĐ-CP và qui định việc sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp vào các mục đích đầu tư đổi mới công nghệ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy định của pháp luật [6, điều 18, khoản 4] hoặc Thủ trưởng tổ chức KH&CN quyết đinh sử dụng các quỹ theo qui chế chi tiêu nội bộ [4, điều 8, khoản 3]. Vì vậy, cần có cơ chế phân cấp quản lý tài chính hợp lý, giao quyền tự chủ đầy đủ cho Giám đốc Trung tâm trong tổ chức, thực hiện, sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp trong các hoạt động đầu tư mua sắm đổi mới công nghệ.

2.3.2. Cơ quan quản lý chưa thật sự tạo tự chủ cho hoạt động tại Trung tâm

Trung tâm, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Theo tinh thần của Nghị định, Trung tâm được hoàn toàn tự chủ trong các hoạt động và chịu trách nhiệm cho hoạt động của mình trước pháp luật. Thực tế hoạt động của Trung tâm chưa tự chủ như qui định trong Nghị định vì cơ quan chủ quản hiện nay chưa có các văn bản hướng dẫn thực thi như quyền tự chủ phù hợp cho một số hoạt động cốt lõi.

Trung tâm được tự chủ trong hoạt động định hướng phát triển trong khuôn khổ của ngành, tự chủ trong tìm kiếm khách hàng, thực hiện các nhiệm vụ khoa học theo nguyên tắc cạnh tranh công bằng trên thị trường. Trung tâm chỉ được tự chủ trong thu chi tài chính cho các hoạt động nghiên cứu KH&CN. Thông qua các hợp đồng cho phép Trung tâm tự chủ các khoản chi đầu tư thiết bị nhỏ. Bên cạnh đó, một số hoạt động của Trung tâm chưa thật sự tự chủ, còn dựa trên cơ chế cũ là Trung tâm xin – Sở KH&CN cho, như quyết định cơ cấu tổ chức của đơn vị, đề bạt cán bộ quản lý trung cấp, tự chủ thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ cho mục tiêu phát triển của đơn vị.

Trong các hoạt động đầu tư thiết bị, công nghệ, Trung tâm là đơn vị cơ sở, trực tiếp xác lập nhu cầu và nắm rõ điều kiện thực tế, yếu tố công nghệ cạnh tranh,

nhu cầu thị trường...nhưng hoàn toàn bị động trong thực hiện các bước tiếp theo vì quyền quyết định thuộc về Sở KH&CN và UBND tỉnh Lâm Đồng.

Để phát huy tính tự chủ toàn diện cho Trung tâm, cần phân định rạch ròi chức trách giữa cơ quan quản lý và tổ chức KH&CN theo qui định giao quyền tự chủ cho các tổ chức KH&CN. Trung tâm chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình. Cơ quan quản lý như Sở KH&CN nên tập trung ở việc xem xét định hướng mục tiêu, phê duyệt chủ trương thực hiện, tăng cường giám sát và hỗ trợ cho Trung tâm thực hiện nhiệm vụ.

2.3.3. Cơ quan quản lý chưa có hướng dẫn cho tổ chức KH&CN thực hiện huy động nguồn tài chính trong xã hội

Hoạt động của Trung tâm dựa trên Nghị định 115/2005/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn, là mô hình trung gian giữa cơ chế bao cấp sang mô hình tự chủ của doanh nghiệp. Tuy nhiên mô hình còn mới nên các văn bản hướng dẫn của các bộ quản lý chưa theo kịp các nhu cầu và diến biến thực tế của đơn vị hoạt động theo mô hình này.

Kết quả khảo sát, 90% ý kiến của đơn vị trong Trung tâm cho rằng cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện các yếu tố cản trở việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức R&D theo Nghị định 115.2005.NĐ-CP (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)