1.5 .Tổ chức Khoa học và Công nghệ
1.5.3.2 .Tổ chức nghiên cứu ứng dụng
2.3. Thực trạng thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động tạ
2.3.4. Thực trạng phân cấp quản lý tài chính tại Trung tâm Ứng dụng KH&CN
KH&CN và những tác động đến thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động
Trên phương diện pháp luật, Trung tâm là đơn vị có tư cách pháp nhân, có giấy phép kinh doanh, có con dấu và tài khoản riêng và hoạt động theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Trung tâm áp dụng cơ chế quản lý tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo luật Ngân sách. Giám đốc Trung tâm là người chịu trách nhiệm cao nhất cho các hoạt động quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của Trung tâm, thực hiện các
nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước, trích lập các quỹ và thực hiện chế độ kế toán theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Cân đối nguồn thu chi của Trung tân chưa hoàn toàn theo quy luật thị trường. Là đơn vị sự nghiệp công lập, nhiệm vụ của Trung tâm là cung cấp các dịch vụ về KH&CN phục vụ cho công tác quản lý nhà nước. Phí, lệ phí thực hiện các dịch vụ này tuân thủ khung giá do Nhà nước quy định nên có xu hướng thấp hơn giá trên thị trường. Nguyên nhân là do bảng qui định giá các dịch vụ do nhà nước ban hành đã lâu, chưa kịp cập nhật hàng năm nên không theo kịp biến đổi của chi phí đầu vào để thực hiện dịch vụ, trong khi yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng ngày càng nâng cao. Bất cập này dẫn đến giảm nguồn thu cho Trung tâm và không thúc đẩy xã hội hóa các đơn vị tương tự khác tham gia cung cấp dịch vụ, gây ách tắc cục bộ trong Trung tâm dẫn đến mất uy tín.
Là đơn vị sự nghiệp, sử dụng các nguồn vốn nhà nước nên Trung tâm phải tuân thủ các qui định của Bộ Tài chính về sử dụng vốn nhà nước bên cạnh đó phải tuân thủ các qui định, qui chế tài chính của đơn vị quản lý là Sở KH&CN. Mục đích của các qui định, qui chế là bảo toàn nguồn vốn nhà nước tại đơn vị trực thuộc, tránh thất thoát vốn đồng thời kiểm soát hoạt động của các đơn vị trực thuộc của cơ quan quản lý. Sở KH&CN duy trì vai trò kiểm soát và quyết định trong việc đầu tư và sử dụng tài chính có nguồn gốc nhà nước cho thực hiện các hoạt động tại Trung tâm. Đối với khoản chi thường xuyên hoặc hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ phục vụ cho phát triển của Trung tâm thì Giám đốc chỉ được phép chi trong giới hạn của hạn mức tài chính, các khoản chi có giá trị lớn hơn hạn mức tài chính thì Trung tâm phải xin chủ trương và được Sở KH&CN duyệt. Hạn mức tài chính không đủ lớn sẽ gây khó khăn rất lớn cho phát triển và linh hoạt của Trung tâm trong cung cấp dịch vụ trên thị trường. Phân cấp quản lý tài chính là phương cách để giám sát và điều chỉnh kịp thời hoạt động của đơn vị trực thuộc, tuy nhiên phân cấp này phải đủ lớn, đủ mạnh để đơn vị trực thuôc tự chủ phát huy được hiệu quả do phân cấp mang lại. Ngược lại, phân cấp không đủ mạnh thể hiện sự thiếu tin tưởng của cơ quan quản lý đối với đơn vị trực thuộc, làm hạn chế tự chủ của đơn
vị. Do đó, việc tự chủ không hoàn toàn trong các hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến trong hoạt động thực tế của Trung tâm.
Hạn mức tài chính phân quyền cho Giám đốc Trung tâm không đủ lớn trong một số trường hợp có thể dẫn đến các hình thức lách luật, chia nhỏ giá trị đầu tư dự án để đáp ứng các nhu cầu phát sinh trong các hoạt động thường xuyên của Trung tâm, làm giảm khả năng quản lý của Giám đốc Trung tâm. Các quyết định chủ đạo có tính quyết định đến đầu tư trang thiết bị mới cần được triển khai đúng thời điểm mới có hiệu quả cao nhất, tuy nhiên do không chủ động quyết định và không làm chủ được nguồn vốn tư đầu nên vai trò của Giám đốc sẽ không đóng vai tr chủ đạo, dẫn đắt trong thương lượng hợp đồng, lựa chọn đối tác.
Việc phân cấp hạn mức đầu tư cho Giám đốc Trung tâm không phù hợp với qui mô hoạt động như hiện nay chỉ giúp Trung tâm mức duy trì mức độ ổn định, hoạch định phát triển theo mục tiêu kế hoạch phát triển chiều rộng. Lâu dài, Trung tâm không theo kịp nhu cầu thị trường dẫn đến mất thị phần, giảm uy tín của đơn vị quản lý. Phân cấp hạn mức mức đầu tư cho Giám đốc Trung tâm không phù hợp với qui mô hoạt động mà cũng không phù hợp với qui định của nhà nước cho phép Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ cao hơn mức chi do Nhà nước quy định tùy theo nội dung và hiệu quả công việc trong phạm vi nguồn tài chính được sử dụng [6, điều 10].
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn trong đầu tƣ mới trang thiết bị tại Trung tâm
(Đơn vị tính: tỉ VNĐ)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng giá trị đầu tư 0.5 1 0.9 1.2 0.7
Ngân sách nhà nước cấp 0.4 0.8 0.9 1.1 0.6
Quỹ PT của Trung tâm 0.1 0.2 0.1 0.1
(Nguồn. Trung tâm ứng dụng KH&CN)
Trong cơ cấu vốn cho đầu tư đổi mới trang thiết bị, vốn từ nguồn quỹ phát triển của Trung tâm chiếm tỉ trọng tương đối lớn và tăng dần qua các năm tại Trung tâm. Tuy nhiên, Trung tâm không thể chủ động để sử dụng nguồn vốn này đầu tư đổi mới công nghệ, phải mất nhiều thời gian và trải qua qui trình nhiều bước
tương tự xin phép sử dụng ngân sách nhà nước. Do đó cần có cơ chế rút gọn các thủ tục hành chính và phân cấp quản lý tài chính theo rộng hơn nữa cho Trung tâm trong sử dụng nguồn vốn từ quỹ phát triển của Trung tâm cho phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế.
2.4. Thực trạng việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lƣợng Lâm Đồng
2.4.1. Giới thiệu chung
Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng Lâm Đồng (gọi tắt là Trung tâm) là tổ chức Khoa học và Công nghệ trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng được thành lập ngày 29 tháng 6 năm 2010 tại quyết định số 1385/QĐ- UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng. Trước đây, hoạt động Phân tích kiểm nghiệm của Trung tâm trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (từ năm 1987), đến năm 2005 trực thuộc Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng và từ năm 2010 đến nay là Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng Lâm Đồng. Hoạt động Phân tích Kiểm nghiệm của Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng Lâm Đồng đã có kinh nghiệm hoạt động trên 20 năm trong các lĩnh vực Kiểm nghiệm Hóa lý, Vi sinh và Vật liệu xây dựng, hoạt động này đã được chứng nhận ISO/IEC 17025:2005 từ năm 2006. Bên cạnh hoạt động Phân tích kiểm nghiệm, Trung tâm còn tổ chức hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm và được tổ chức công nhận Việt Nam VICAS chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC Guide 65: 1996.
Trung tâm hiện có 15 người, có 4 Phòng chức năng (gồm phòng hành chính tổng hợp, phòng Phân tích thử nghiệm, phòng chứng nhận chất lượng, chi nhánh Đà Lạt) trong đó hoạt động thử nghiệm có 7 người đều có trình độ từ đại học trở lên, người có thời gian công tác cao nhất trên 25 năm, thấp nhất là một năm, họ đã qua đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực thử nghiệm. Cán bộ, nhân viên vào làm việc tại Phòng thử nghiệm phải được đào tạo và thường xuyên được nâng cao trình độ, kỹ năng trong lĩnh vực thử nghiệm được phân công. Phòng Thử nghiệm đã được trang bị những thiết bị thử nghiệm hiện đại, phù hợp cho công việc; Các tài liệu, phương pháp thử được cập nhật thường xuyên, sẵn có để đáp ứng nhu cầu
Giám đốc Phòng Hành chính Tổng hợp Phòng Chứng