1.5 .Tổ chức Khoa học và Công nghệ
1.5.3.2 .Tổ chức nghiên cứu ứng dụng
3.3. Phát huy tính tự chủ và năng động của tổ chức KH&CN
3.3.3. Liên kết tài chính từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các tổ chức
chức KH&CN với nhau để đầu tư vào các dự án trong điểm
Tổ chức KH&CN khi thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ phải đầu tư đồng bộ do vậy giá trị đầu tư lớn so với khả năng nguồn lực tài chính vì vậy đầu tư phải có trọng điểm thay vì đầu tư dàn trải. Do các tổ chức KH&CN c n khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn thương mại, quỹ phát triển…đồng thời các tổ chức KH&CN không đáp ứng tốt các điều kiện, yêu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính này như không có tài sản thế chấp, qui mô kinh doanh nhỏ… thậm chí cơ chế chưa cho phép tổ chức KH&CN tiếp cận sử dụng nguồn tài chính này.
Tuy nhiên, các tổ chức KH&CN đều có quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp phục vụ đổi mới công nghệ nhưng qui mô các quỹ này thường nhỏ nên không đủ đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức dẫn đến đầu tư không trọng điểm hoặc không đồng bộ.
Giải pháp cho vấn đề này là Nhà nước có cơ chế, hướng dẫn về thanh toán và quản lý tài sản, cho phép các tổ chức KH&CN liên kết quỹ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp với nhau để có nguồn tài chính lớn để thực hiện đầu tư trọng điểm, lần lượt cho tổ chức KH&CN được chọn theo cơ chế luân phiên hoặc bầu chọn. Liên kết quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp các phát triển tổ chức KH&CN với nhau có thuận lợi:
Các tổ chức KH&CN có cùng đặc thù hoạt động nên dễ quản lý và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn về thủ tục hành chính (nếu có).
Khai thác và củng cố được mối liên kết giữa các tổ chức sự nghiệp KH&CN.
Dễ dàng thực hiện qui hoạch, đầu tư trọng điểm theo nhu cầu của tổ chức KH&CN tham gia liên kết.
Định vị được phân khúc khách hàng, thị trường cho các tổ chức KH&CN, mỗi tổ chức chỉ sẽ tập trung phát triển thế mạnh theo định hướng của mình.
Là cơ chế tích lũy tài chính cho đầu tư đổi mới công nghệ cho tổ chức KH&CN có quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp còn ít.
Tránh lãng phí do đầu tư phân tán, kéo dài.
Giải pháp này giúp khắc phục được khan hiếm nguồn tài chính, hỗ trợ cho tổ chức KH&CN kiểm soát được nguồn tài chính và tự tin trong hoạt đầu tư đổi mới công nghệ. Liên kết quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các tổ chức KH&CN c n là cơ sở phân định phát triển năng lực theo thế mạnh của từng tổ chức, tránh chồng chéo và hướng tới khách hàng tốt hơn.
Kết luận Chƣơng 3
Trong nội dung chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản cho sự phân cấp quản lý tài chính là vấn đề bất cập lớn nhất của Trung tâm Ứng dụng KH&CN và Trung tâm Phân tích & Chứng nhận Chất lượng.
- Nhà nước cần có hướng dẫn tổ chức KH&CN huy động nguồn tài chính trong xã hội;
- Cơ quan chủ quản cấp trên của tổ chức KH&CN không chi phối sâu trong đầu tư đổi mới công nghệ của đơn vị;
- Phát huy tính tự chủ và năng động của tổ chức KH&CN.
KẾT LUẬN
Nghị định 115/2005/NĐ-CP ra đời từ 2005 là bước đi tất yếu và cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN trên cả nước. Việc chuyển đổi các tổ chức sự nghiệp KH&CN sang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm sẽ tăng cường trách nhiệm, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của thủ trưởng và các thành viên của tổ chức sự nghiệp KH&CN, tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa các hoạt động KH&CN. Thực tế triển khai, Nghị định 115/2005/NĐ-CP còn tạo điều kiện tập trung đầu tư có trọng điểm, nâng cao hiệu quả hoạt động và tiềm lực của các tổ chức sự nghiệp KH&CN đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường.
Tuy nhiên triển khai thực hiện Nghị định, việc chuyển đổi sang thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm còn một số khó khăn, bất cập. Nguyên nhân do tổ chức sự nghiệp KH&CN chưa được tự chủ hoàn toàn trong hoạt động bộ máy, đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực để các tổ chức này có đủ tiềm lực hoạt động theo cơ chế tự chủ. Mặt khác do qui mô, hoạt động của các tổ chức còn nhỏ hoặc đang thực hiện các dịch vụ công ích phục vụ quản lý nhà nước nên không có đủ nguồn thu để tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, cũng như trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Một yếu tố quan trọng là các văn bản pháp quy, hướng dẫn của các Bộ quản lý nhà nước chưa ban hành đồng bộ và chưa thực sự phù hợp và đáp ứng tinh thần của Nghị định.
Trong các rào cản ảnh hưởng đến tinh thần tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức sự nghiệp KH&CN thì rào cản cho sự phân cấp quản lý tài chính là vấn đề bất cập lớn nhất. Nguyên nhân chính của rào cản này gồm ba yếu tố cơ bản. Thứ nhất là sự phân cấp quản lý tài chính của cơ quan quản lý đối với tổ chức sự nghiệp KH&CN cho thực hiện các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ chưa thật sự triệt để. Thứ hai tổ chức sự nghiệp KH&CN chưa thật sự chủ động, còn nhiều hạn chế trong sử dụng nguồn tài chính sẵn có và chưa có hướng dẫn thực hiện việc tiếp cận và sử dụng nguồn tài chính trên thị trường. Thứ ba là cơ chế, hướng dẫn phối hợp
liên Bộ, cơ quan quản lý chưa theo kịp những diễn biến thực tế với sự chuyển đổi sang cơ chế mới. Điều này gây khó khăn cho tổ chức sự nghiệp KH&CN trong hoạt động, các hình thức liên kết tài chính, tiếp cận vốn vay…
Để khắc phục các rào cản cho thực hiện sự phân cấp quản lý tài chính là vấn đề bất cập lớn nhất trong tổ chức sự nghiệp KH&CN tác giả đã đề ra ba nhóm giải pháp chính trong đó:
Giải pháp về chính sách, khuyến nghị Nhà nước có chính sách, ban hành đồng bộ các hướng dẫn cho phép tổ chức sự nghiệp KH&CN được sử dụng, huy động các nguồn vốn trong nội bộ và ngoài xã hội, đồng thời tăng cường trách nhiệm quản lý và sử dụng các nguồn tài chính.
Giải pháp khuyến nghị cơ quan chủ quản cấp trên của tổ chức sự nghiệp KH&CN giao quyền thực hiện trong đầu tư đổi mới công nghệ cho tổ chức, tổ chức sự nghiệp KH&CN.
Giải pháp khuyến nghị cho các tổ chức KH&CN nhằm phát huy tính tự chủ và năng động của tổ chức sự nghiệp KH&CN hoạt động đổi mới công nghệ.
KHUYẾN NGHỊ
Trong phạm vi của luận văn này, tác giả khuyến nghị một số giải pháp phân cấp về quản lý tài chính nhằm khắc phục các rào cản thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức sự nghiệp KH&CN, khuyến nghị gồm ba nhóm giải pháp chính.
Giải pháp về chính sách, khuyến nghị Nhà nước có cơ chế, ban hành đồng bộ các hướng dẫn cho phép tổ chức sự nghiệp KH&CN được sử dụng, huy động các nguồn vốn trong nội bộ và ngoài xã hội, đồng thời tăng cường trách nhiệm quản lý và sử dụng các nguồn tài chính. Giải pháp này cần các hướng dẫn cụ thể và đồng bộ cho những hình thức huy động vốn đầu tư trên thị trường tài chính của tổ chức sự nghiệp KH&CN như vay thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai của dự án, hướng dẫn quản lý tài sản nhà nước cho đối tượng liên doanh, liên kết với nhau đầu tư công nghệ mới…
Nhóm giải pháp khuyến nghị cơ quan chủ quản cấp trên của tổ chức sự nghiệp KH&CN giao quyền thực hiện trong đầu tư đổi mới công nghệ cho tổ chức sự nghiệp KH&CN, bao gồm:
Cơ quan chủ quản cấp trên của tổ chức sự nghiệp KH&CN thực hiện vai trò định hướng và giám sát việc đầu tư đổi mới công nghệ.
Tổ chức sự nghiệp KH&CN được tự chủ thực hiện việc đầu tư đổi mới công nghệ.
Cho phép người đứng đầu tổ chức sự nghiệp KH&CN được tự chủ sử dụng kinh phí của quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị trong đầu tư đổi mới công nghệ.
Nhóm giải pháp này nhằm tăng tính độc lập cho tổ chức sự nghiệp KH&CN, hạn chế tác động không mong muốn hoặc không phù hợp thực tiễn của cơ quan quản lý đồng thời giảm được chi phí và thời gian thực hiện dự án đầu tư đổi mới công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nhóm giải pháp khuyến nghị cho các tổ chức KH&CN nhằm phát huy tính tự chủ và năng động của tổ chức sự nghiệp KH&CN hoạt động đổi mới công nghệ, bao gồm:
Tổ chức sự nghiệp KH&CN tự chủ tìm kiếm các nguồn vốn thông qua các kênh đầu tư hoặc hợp tác.
Xây dựng qui chế nội bộ về đầu tư tài chính cho hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ.
Liên kết tài chính phát triển của các tổ chức sự nghiệp KH&CN với nhau để đầu tư cho dự án trọng điểm.
Nhóm giải pháp này nhằm tạo điều kiện cho tổ chức sự nghiệp KH&CN và thúc đẩy thủ trưởng của tổ chức thêm năng động, minh bạch hơn trong tiếp cận, sử dụng nguồn tài chính. Đặc biệt giải pháp liên kết tài chính phát triển của các tổ chức KH&CN với nhau để đầu tư cho các dự án đổi mới công nghệ theo trọng điểm c n giúp khơi dậy nguồn tài chính sẵn có và mang tính tích lũy cho tổ chức sự nghiệp KH&CN. Liên kết này phù hợp mục đích qui hoạch và phát triển KH&CN theo thế mạnh của từng tổ chức sự nghiệp KH&CN, tránh lãng phí trong đầu tư dản trải, tăng cạnh tranh và nâng cao tiềm lực KH&CN cho đất nước.
Các giải pháp khuyến nghị này cần được kết hợp một các đồng bộ nhằm tạo được sự hiệu quả cao nhất, hướng đến mục đích là các đơn sự nghiệp KH&CN và cơ quan quản lý có hàng lang pháp lý cho việc tự chủ sử dụng tài chính, chủ động tiếp cận các nguồn tài chính và sử dụng tài chính trong đầu tư đổi mới công nghệ theo kế hoạch phát triển bền vững của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2009), Các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý KH&CN.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2015), Báo cáo số 513/BKHCN-BC, Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập. 3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số
10/2002/NĐ-CP, Chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. 4. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định số
115/2005/NĐ-CP, Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập.
5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 09/2009/NĐ-CP, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP.
7. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 96/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115.
8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. 9. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (xuất bản lần
thứ 14), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
10. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
11. Vũ Cao Đàm (2008), giáo trình Khoa học Chính sách, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình khoa học luận đại cương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, Tập I: Lý luận và Phương pháp luận khoa học, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
14. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, Tập II: Nghiên cứu chính sách và chiến lược, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
15. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đã công bố, Tập III: Nghiên cứu Quản lý, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
16. Vũ Cao Đàm (2010 - tái bản lần thứ 2), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
17. Trần Ngọc Hoa (2010), Hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ (nghiên cứu trường hợp cơ sở nghiên cứu triển khai có sử dụng ngân sách nhà nước), Luận văn thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Vũ Văn Khiêm (2013), Quản l í Công nghệ, tài liệu giảng dạy, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Đỗ Nguyên Khoát (2007), Bàn về trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với tổ chức chuyển đổi theo Nghị định 115, Tạp chí hoạt động khoa học, Số tháng 2/2007.
20. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2013), Luật Khoa học và Công nghệ.
21. Khoa Khoa học quản lý, Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội (2010), Giáo trình Quản lý Công Nghệ, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
22. Hoàng văn Phong (2014), Chính sách đồng bộ - nền tảng cho tiến trình tự chủ của các tổ chức KH&CN, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110 &News=7522& CategoryID=36 , cập nhật ngày 21/05/2014.
23. Hoàng Đình Phu, Vũ Cao Đàm (2008), Phân biệt “triển khai” và “Phát triển” như những đối tượng điều chỉnh khác nhau của Luật KH&CN, Hoạt động khoa học, số tháng 7.2008.
24. Phạm Thị Lan Phượng, vấn đề tự chủ của các trường đại học công lập, Viện nghiên cứu Giáo dục, http://www.ier.edu.vn/content/view/104/106, cập nhật ngày 15.3.2008.
25. Nguyễn Quân (2014), “Khoán 10” đã và đang đi vào cuộc sống, http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/khoan-10-da-va-dang-di-vao-
cuoc-song-32405.bld, cập nhật ngày 20/08/2011.
26. Nguyễn Quân (2012), Đổi mới cơ chế hoạt động KH&CN, http://tiasang. com.vn/Default.aspx?tabid=110&CategoryID=36&News=5842, cập nhật ngày 8/11/2012.
27. Nguyễn Hồng Sơn (2012), Cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện, http://ueb.edu.vn/newsdetail/ NC_TD/8126/co-che-tai- chinh-cho-hoat-dong-khoa-hoc-va-cong-nghe-o- viet-nam-mot-so-han-che-va-giai-phap-hoan-thien.htm, cập nhật ngày 13/10/2012.
28. Trung tâm nghiên cứu Khoa học (2013), Quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN - thực trạng và giải pháp, Thông tin chuyên đề, Viện nghiên cứu Lập pháp.
29. Lê Xuân Trường (2014), Cơ chế quản lý tài chính đối với KH&CN: Từ thông lệ quốc tế đến thực tiễn Việt Nam, http://www.tapchitaichinh.vn/Trao- doi-Binh-luan/Co-che-quan-ly-tai-chinh-doi-voi-khoa-hoc-va-cong-nghe- Tu-thong-le-quoc-te-den-thuc-tien-Viet-Nam/45839.tctc, cập nhật ngày 04/03/2014.
30. 106 câu hỏi đáp về Nghị định 115/NĐ-CP, http://khoahocvacongnghe vietnam. com.vn/ban-can-biet/hoi-dap-ve-nghi-dinh-1152005nd-cp/78-106- cau-hoi-dap-ve-nghi-dinh-115.html, cập nhật ngày 09/05/2012.
31. UNESCO (1984), Manual for statistics on scientific and technological activities, Paris (bản dịch của Nguyễn Minh Hạnh và Nguyễn Lan Anh, hiệu đính của Nguyễn Võ Hưng, trích theo Phụ lục A: Khuyến nghị liên quan tới tiêu chuẩn hóa quốc tế về thống kê KH&CN).