1.5 .Tổ chức Khoa học và Công nghệ
1.5.3.2 .Tổ chức nghiên cứu ứng dụng
1.7. Rào cản trong thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động R&D
động R&D của tổ chức KH&CN
1.7.1. Khái niệm rào cản
Rào cản được hiểu như là bất kỳ điều gì gây cản trở cho con người hoặc sự vật thực hiện một hành động, hoặc một quá trình nhằm mục đích hạn chế hoặc không cho phép hành động hoặc quá trình đó được thực hiện. Ngày nay khi giao lưu kinh tế và văn hoá ngày càng phổ biến, người ta nhắc nhiều đến “rào cản ngôn ngữ”, “rào cản văn hoá”, “rào cản thương mại”, “rào cản kỹ thuật”.
Một rào cản không thể vĩnh viễn ngăn chặn một hành vi, nó chỉ có tác dụng trong một thời điểm và hoàn cảnh cụ thể. Khi hoàn cảnh thay đổi thì các yếu tạo nên rào cản không còn tác dụng hiệu quả ngăn chặn nữa thì cần một rào cản mới để phù hợp hơn. Rào cản được phân thành 2 nhóm chính, rào cản chủ quan và rào cản khách quan.
Rào cản khách quan là các rào cản phát sinh ngoài bản thân sự vật, gây cản trở cho tiếp cận, hiểu biết hoặc kiểm soát sự vật. Ví dụ, năm 1905 thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein đã đặt ra tiên đề tốc độ ánh sáng trong chân không (c) đối với mọi hệ quy chiếu quán tính là không đổi và độc lập với chuyển động của nguồn sáng. Hạn chế các thiết bị ghi nhận, đo đạc chính xác tại thời điểm 1905 là rào cản cho minh chứng trên thực tế l í thuyết của ông. Năm 1975 khi các thiết bị đo được phát triển thì đã minh chứng được vận tốc ánh sáng không đổi, cụ thể là 299.792.458 m/s với sai số 4 phần tỷ.
Rào cản chủ quan là các rào cản được chủ động dựng lên nhằm mục đích ngăn cản, hoặc bào vệ lợi ích của đối tượng cần bảo vệ. Thông thường loại rào cản này tồn tại do một đối tượng tạo nên dựa trên một số ưu thế (kỹ thuật, công nghệ …) bắt buộc đối tượng khác phải tuân theo. Ví dụ trong thương mại quốc tế, để bảo vệ nền sản xuất trong nước, các quốc gia nhập khẩu sử dụng lợi thế của công nghệ lập nên các rào cản kỹ thuật đối với các nước xuất khẩu vào thị trường của họ. Năm 2002, để bảo hộ người nuôi trồng thủy sản nội địa, cộng đồng Châu Âu (EU) dựng rào cản kỹ thuật đối với các nhà xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam về dư lượng kháng sinh. EU yêu cầu dư lượng kháng sinh Chloramphenicol, Nitrofurans trong mẫu tôm xuất khẩu vào EU không quá 0,3 phần tỉ. Qui định này khi đó gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam, làm thu hẹp thị trường tại EU. Để đáp ứng qui định này Việt Nam đã tăng cường quản lý, đầu tư trang bị thiết bị kiểm soát dư lượng kháng sinh để vượt qua rào cản này. Tuy nhiên sau đó danh sách dư lượng kháng sinh càng mở rộng, hiện nay danh sách này đã mở rộng với hiều loại kháng sinh khác, thành một rào cản lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU.
1.7.2. Rào cản thực hiện tự chủ trong hoạt động đổi mới công nghệ của tổ chức KH&CN chức KH&CN
Là tập hợp các yếu tố làm cản trở việc tự chủ trong thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ tại các tổ chức KH&CN. Những yếu tố xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan trong nội bộ nhưng có tác động cản trở quá trình thực hiện tự chủ trong đổi mới công nghệ trong tổ chức KH&CN.
1.7.2.1. Rào cản do hạn chế về nhận thức
Là nhận thức của người đứng đầu tổ chức không khuyến khích trong việc tự chủ đổi mới công nghệ. Họ chưa quen với suy nghĩ phải tự tạo được lợi thế cạnh tranh của tổ chức trên thị trường thông qua đổi mới công nghệ. Do xuất phát từ các đơn vị nhà nước được bao cấp đã quen với với cơ chế xin - cho và các mối quan hệ để duy trì tổ chức, đồng thời bản thân không muốn có sự thay đổi, dấn thân vào môi trường mới với nhiều cạnh tranh hơn. Mặc khác, sự không tự tin khi thực hiện tự chủ trong đổi mới công nghệ còn do tổ chức KH&CN chưa chủ động có nguồn tài chính đầu tư, chưa có kế hoạch khả thi do thiếu kinh nghiệm thị trường và các yếu tố hỗ trợ từ nhà nước. Đồng thời sự không chắc chắn khi đề nghị đầu tư cũng gây cản trở lớn vì khi tổ chức KH&CN đề nghị dự án, tổ chức KH&CN không chắc chắn được khả năng đơn vị mình có được cơ quan quản lý phê duyệt để thực hiện, triển khai dự án hay không.
1.7.2.2. Rào cản do cơ chế tài chính chưa phù hợp
Cơ chế tự chủ tài chính cho tổ chức KH&CN mặc dù có nhiều hướng dẫn, rút kinh nghiệm trong thực hiện nhưng nhìn chung c n nhiều hạn chế. Cơ chế tự chủ thúc đẩy tổ chức KH&CN hoạt động như doanh nghiệp nhưng các hướng dẫn về quản lý tài chính chưa cho phép tổ chức KH&CN huy động và sử dụng nguồn lực tài chính do hoạt động của đơn vị mang lại hoặc huy động nguồn tài chính từ xã hội phục vụ phát triển cho tổ chức dẫn đến cạnh tranh không cân sức.
Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường là do uy tín và năng lực của doanh nghiệp tạo nên. Đối với tổ chức KH&CN, để chiếm lĩnh thị phần lớn ngoài sự năng động tiếp cận thị trường c n có năng lực kỹ thuật thông qua đầu tư đổi mới và làm chủ công nghệ, thu hút người giỏi về tổ chức. Thực tế hiện nay, cơ chế tài chính cho phép tổ chức KH&CN chỉ được tự chủ một số hoạt động như tự chủ tổ chức thực hiện các dự án đề tài của nhà nước, chi thường xuyên… các hoạt động như đầu tư đổi mới công nghệ, liên doanh liên kết, vay vốn chưa được tự chủ hoặc chưa có hướng dẫn thực hiện. Để các tổ chức KH&CN tồn tại và phát triển trên thị trường thì cần tiến tới tự chủ hoàn toàn các hoạt động hỗ trợ cho sự phát triển của tổ chức.
Công nghệ mới là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh nhưng thường có giá trị đầu tư lớn vượt qua khả năng đầu tư của tổ chức KH&CN. Tổ chức KH&CN chỉ hoàn toàn trông chờ vào vốn do nhà nước cấp nhưng thủ tục xin khó khăn và giải ngân chậm, thậm chí đến khi đầu tư được công nghệ thì công nghệ không còn mới để tạo ưu thế cho tổ chức KH&CN đó nữa.
Hiện nay qui định tài chính chưa hướng dẫn cho phép tổ chức KH&CN sử dụng giá trị đất, tài sản, thương hiệu thế chấp vay vốn ngân hàng, đối ứng vốn trong liên kết, thu hút tài chính từ bên ngoài hoặc liên kết góp vốn phát triển giữa các tổ chức KH&CN với nhau để đầu tư phát triển có trọng điểm cho một tổ chức KH&CN. Kinh phí đầu tư xin nhà nước cấp đã khó và chậm như vậy, đối với qũy trích lập phục vụ cho đầu tư phát triển đơn vị, mặc dù được trích lập sau khi hoàn thành trách nhiệm tài chính với nhà nước, sử dụng đúng mục đích trích lập quỹ nhưng tổ chức KH&CN lại chưa được phép tự chủ sử dụng nguồn tài chính này trong đầu tư đổi mới công nghệ. Muốn sử dụng quỹ, tổ chức KH&CN phải xin phép đơn vị chủ quản và làm nhiều thủ tục dẫn đến mất quá nhiều thời gian làm chậm đi trong tiếp cận cơ hội, mất lợi thế cạnh tranh.
Nhìn chung cơ chế tự chủ tài chính hiện nay cho các tổ chức KH&CN chỉ mới dừng lại ở tự chủ tài chính trong chi tiêu nội bộ hoặc thực hiện yêu cầu nhiệm vụ trong phạm vi hẹp dựa trên cơ sở vật chất hiện có, chưa thật sự tạo điều kiện mạnh mẽ cho tự chủ đầu tư công nghệ tạo lợi thế trên thị trường, đây là điều tự chủ quan trong nhất, tạo nên tảng cho sự phát triển bền vững.
1.7.2.3. Rào cản do sự không đồng bộ giữa hướng dẫn và thực hiện của cơ quan quản lý cơ quan quản lý
Nghị định 115/NĐ/CP ra đời với tinh thần phát huy tối đa nội lực của tổ chức KH&CN, tạo sự tự chủ cho tổ chức KH&CN theo định hướng của cơ chế kinh tế thị trường. Đã có nhiều thông tư hướng dẫn hỗ trợ, có lộ trình thực hiện cụ thể việc chuyển đổi cho tổ chức KH&CN đến năm 2013. Tuy nhiên các hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện tại các cơ quan quản lý c n chưa đồng bộ và thiếu nhất quán dẫn đến một số tổ chức KH&CN đã thực hiện chuyển đổi còn lúng túng không biết thưc hiện như thế nào. Cơ quan quản lý cũng lúng túng do đây là trường hợp mới
chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Điển hình là chưa có các hướng dẫn thực hiện hỗ trợ ưu đãi miễn giảm thuế cho tổ chức KH&CN khi thực hiện chuyển đổi theo Nghị định 115/NĐ-CP do bộ KH&CN chưa thống nhất được với Bộ Tài chính về những khoản chi được miễn, lý do được miễn nên tổ chức KH&CN chưa được hưởng.
Theo tinh thần của Bộ KH&CN, để hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN thì vai tr cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN tập trung vào nhiệm vụ quản lý nhà nước, tách nhiệm vụ sự nghiệp ra khỏi cơ quan hành chính, đồng thời tăng cường chức năng giám sát, kiểm tra [1]. Tuy nhiên, các cơ quản lý các cấp chưa tuân thủ cao đối với các chính sách KH&CN của Nhà nước, luôn mang tâm lý “ăn cây nào rào cây ấy”, muốn có quyền kiểm soát thay vì vai tr định hướng, từ đó gây khó khăn cho tổ chức KH&CN thực hiện quyền tự chủ. Mặc khác, sự không đồng bộ trong xây dựng và ban hành các chính sách cũng chưa khuyến khích được quyền tự chủ của tổ chức KH&CN. Như trong trường hợp thực hiện tự chủ về tổ chức, việc thu hút cán bộ kỹ thuật cao và chuyên gia về công tác tại tổ chức KH&CN cũng c n bất cập. Do quản lý cán bộ trong các cơ quan nhà nước phải áp dụng theo Luật Viên chức, Luật Công chức nên các qui định việc xếp hay nâng ngạch lương như hiện nay thì khó có thể thu hút chuyên gia đầu ngành, chuyên gia nước ngoài, người giỏi so với các doanh nghiệp bên ngoài. Đối với cơ quan chức năng quản lí nhà nước, khi tổ chức KH&CN đề nghị về ưu đãi về thuế, quyền trích lập quỹ, quyền tự chủ đầu tư đổi mới công nghệ, hợp tác liên doanh... như qui định trong Nghị định 115/NĐ-CP thì cơ quan chức năng c n lúng túng và gặp rất nhiều vướng mắc vì chưa có các hướng dẫn đồng bộ [19].