1.5 .Tổ chức Khoa học và Công nghệ
1.5.3.2 .Tổ chức nghiên cứu ứng dụng
2.2. Tình hình thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm đơn vị sự nghiệp công lập
2.2.1. Tổng quan về trung tâm Ứng dụng KH&CN Lâm Đồng
2.2.1.1. Giới thiệu chung
Trung tâm Ứng dụng KH&CN & Tin học (gọi tắt là trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập, thành lập theo Quyết định số 69/2004/QĐ-UBND ngày 22/4/2004, nay đổi tên thành Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ Lâm Đồng, theo Quyết định số 2877/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Trung tâm có trụ sở chính tại số 35 Trần Hưng Đạo – Thành phố Đà Lạt. Văn ph ng và các ph ng chuyên môn được đặt tại trụ sở chính. Trung tâm có một trạm thực nghiệm đặt tại thị trấn Thạnh Mỹ huyện Đơn Dương.
2.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
+ Ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
+ Tổ chức thực hiện các dự án sản xuất thử nghiệm; chuyển giao và nhân rộng các kết quả của các đề tài, dự án đã nghiệm thu cho các thành phần kinh tế theo kế hoạch được giao.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học và sản xuất các giống rau, hoa, cây ăn quả, lưu giữ các nguồn gen quý hiếm.
+ Xây dựng và phát triển mạng thông tin khoa học và công nghệ, Trang thông tin điện tử và xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) tại địa phương. Triển khai các ứng dụng tin học cho các thành phần kinh tế.
+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KH&CN cho các ngành, địa phương; Tư vấn, phản biện về KH&CN cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
+ Tổ chức các hoạt động dịch vụ, đào tạo, hội thảo, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất và đời sống.
+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ KH&CN theo quy định của pháp luật.
+ Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, xuất nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm hàng hoá thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý về công tác kế hoạch, tài chính, tổ chức cán bộ của Trung tâm theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng.
2.2.1.3 Năng lực hoạt động
Trung tâm có đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ trên đại học, đại học; Có các phòng thí nghiệm với hệ thống trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, sản xuất, tư vấn, dịch vụ KH&CN chủ yếu:
Ø Thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp phục vụ công tác quản lý KH&CN
địa phương
- Xây dựng và phát triển các hoạt động thông tin KH&CN, trang tin điện tử của tỉnh, xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) của địa phương.
- Tham gia thực hiện các chương trình phục vụ phát triển KT-XH, các chương trình phát triển KH&CN, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về KH&CN của tỉnh…
Ø Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
Triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển KT–XH của địa phương.
- Chủ trì thực hiện các đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp tỉnh thông qua tuyển chọn, đấu thầu hoặc do nhà nước đặt hàng.
- Phối hợp với các đơn vị để triển khai thực hiện các đề tài, dự án của các ngành, các địa phương.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh tăng tính cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Ø Tư vấn, dịch vụ KH&CN
+ Tư vấn đào tạo về xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO); sở hữu công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; đo lường, chất lượng; sản xuất sạch…
+ Lập hồ sơ đăng ký an toàn bức xạ cho các đơn vị có sử dụng X-quang và tia phóng xạ. Kiểm soát, giám sát an toàn bức xạ của các cơ sở X-quang.
+ Lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và xử lý ô nhiễm cho các đơn vị, cơ sở SXKD, các trang trại.
+ Thẩm định, giám định công nghệ, lập dự án đầu tư mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ.
+ Tổ chức hội thảo chuyên đề, đào tạo tập huấn chuyển giao KH&CN. + Thực hiện các dịch vụ về công nghệ thông tin: xây dựng website, phần mềm ứng dụng; thiết kế, lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống, thiết bị; đào tạo, tập huấn chuyển giao về CNTT…
Ø Sản xuất, kinh doanh
- Cung ứng các nguyên vật liệu, hoá chất, trang thiết bị để triển khai các đề tài, dự án hoặc theo yêu cầu sản xuất và đời sống.
- Sản xuất các giống rau, hoa, cây ăn quả bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật.
- Sản xuất các chế phẩm, thiết bị, công nghệ mới phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Xuất, nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, hoá chất, nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động KH&CN, sản xuất kinh doanh.
2.2.1.4. Cơ cấu tổ chức
Lao động hiện có của Trung tâm là 19 người (Nguồn TTUD), gồm: - Biên chế và hợp đồng trong biên chế: 11 người
- Lao động hợp đồng thường xuyên: 8 người
Trình độ chuyên môn gồm 2 thạc sỹ, 14 đại học, 3 trung cấp. Có 3 người đang đào tạo thạc sĩ.
Nhân lực Trung tâm Kỹ thuật 3 theo chuyên ngành đào tạo gồm 7 Sinh học, 3 CNTT, 5 nông học, 1 Thú y, 2 quản trị kinh doanh, 1 tài chính kế toán.
Trung tâm được tổ chức theo các phòng hoạt động chuyên môn. Bao gồm: - Phòng Hành chính - Kế hoạch
- Phòng ứng dụng khoa học và công nghệ
- Phòng công nghệ sinh học (Trạm thực nghiệm) - Phòng Nghiên cứu và phát triển công nghệ - Ph ng Đào tạo và Chuyển giao công nghệ
Lãnh đạo Trung tâm gồm có Giám đốc và các phó Giám đốc phụ trách các mảng công việc theo sự phân công của Giám đốc.
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm ứng dụng KH&CN
Hình 2.3. Nhân lực Trung tâm Ứng dụng KH&CN theo trình độ đƣợc đào tạo
(Nguồn: Trung tâm Ứng dụng KH&CN)
Theo thống kê cho thấy nguồn nhân lực của TTUD hầu hết có trình độ đại học hoặc trung cấp, không có nhiều nhân lực trình độ cao như thạc sĩ, đặc biệt không có tiến sĩ.
Cơ cấu lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo. TTUD hoạt động đa dạng nhiều lĩnh vực nên cơ cấu nhân lực cũng rất đa dạng, hầu hết được đào tạo chuyên ngành khoa học kỹ thuật.
Hình 2.4. Nhân lực Trung tâm Ứng dụng KH&CN theo chuyên ngành đào tạo
(Nguồn: Trung tâm Ứng dụng KH&CN)
37% 26% 5% 5% 16% 11% Sinh học Nông học Thú y Tài chính kế toán CNTT
Nguồn nhân lực đầu vào hầu hết được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, trung học trong nước. Tuy nhiên, gần như tất cả các nhân viên đều phải được đào tạo bổ sung mới có đủ năng lực tham gia trong công việc chuyên môn.
2.2.2. Cơ chế tài chính của Trung tâm
Trung tâm áp dụng cơ chế quản lý tài chính đối với tổ chức sự nghiệp KH&CN theo hướng Nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài chính của Trung tâm, thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước, trích lập các quỹ và thực hiện chế độ kế toán theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Những nguồn thu của Trung tâm: nguồn do ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và cung cấp dịch vụ, nguồn tài trợ, viện trợ và từ nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. Trong đó nguồn thu chính là thu từ hoạt động sự nghiệp của Trung tâm và cung cấp các dịch vụ.
Các khoản chi trong Trung tâm: chi cho duy trì hoạt động thường xuyên, chi thực hiện nhiệm vụ được giao, chi tiền lương và thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ, như quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ đào tạo và hoạt động triển khai, quỹ dự phòng ổn định thu nhập, khen thưởng và quỹ phúc lợi…và các khoản chi khác theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm và các quy định của Nhà nước.
Để thực hiện tốt và hiệu quả công tác tài chính, Trung tâm đã ban hành các qui chế điều hành nội bộ để hướng dẫn thực hiện quản lý tài chính, hỗ trợ cho công tác điều hành. Bao gồm: quản lý tài sản cố định, quản lý các nguồn thu, chi trả lương, thưởng cho cán bộ nhân viên, chi tiêu nội bộ, thanh quyết toán, tính phí dịch vụ.
2.2.3. Tình hình tài chính, tài sản và kinh phí 2.2.3.1. Tài chính 2.2.3.1. Tài chính
Kinh phí hoạt động của Trung tâm trong những năm qua gồm các nguồn: - Kinh phí chi thường xuyên hằng năm theo 11 biên chế.
- Kinh phí sự nghiệp khoa học cấp cho các nhiệm vụ sự nghiệp hàng năm. - Kinh phí thực hiện các đề tài, dự án.
- Thu từ các hoạt động dịch vụ, sản xuất.
Tổng hợp tình hình tài chính của Trung tâm từ 2010 - 2014 trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình tài chính các năm 2010 – 2014
(ĐVT. VNĐ)
TT NỘI
DUNG
NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014
A NGUỒN THU 2.240.946.843 2.031.000.000 2.280.600.000 3.197.321.000 2.405.500.000 I Kinh phí ngân sách cấp 1.484.000.000 1.094.000.000 885.000.000 1.670.000.000 1.358.000.000 II Đề tài, dự án 345.000.000 540.000.000 830.000.000 928.000.000 630.000.000 III Thu sản xuất, dịch vụ 411.946.843 397.000.000 565.600.000 599.321.000 259.500.000 B CHI 2.061.019.199 1.971.500.000 2.146.600.000 3.119.848.000 2.356.000.000 C TRÍCH NỘP 179.927.644 59.500.000 134.000.000 77.473.000 49.500.000
(Nguồn. Trung tâm Ứng dụng KH&CN) 2.2.3.2. Tài sản
Từ nguồn ngân sách sự nghiệp KH&CN địa phương cấp theo kế họach hàng năm, Trung tâm đã đầu tư mua sắm tài sản, thiết bị cho các họat động với tổng kinh phí là 4.852.619.692 đồng:
- Công nghệ thông tin: 816.789.894 đồng - Nuôi cấy mô: 658.336.325 đồng - Công nghệ vi sinh: 233.112.500 đồng - Chuyển giao KH&CN: 25.007.500 đồng - Hành chính chung của Trung tâm: 338.812.200 đồng
- Kiểm nghiệm: 2.780.561.273 đồng Sau khi bàn giao tài sản của họat động kiểm nghiệm cho Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng tỉnh Lâm Đồng và khấu hao theo quy định thì giá trị tài sản, thiết bị còn lại của Trung tâm là 1.378.575.037 đồng, gồm:
- Công nghệ thông tin: 427.096.468 đồng - Nuôi cấy mô: 481.963.726 đồng - Công nghệ vi sinh: 206.401.250 đồng - Chuyển giao KH&CN: 21.919.750 đồng - Hành chính chung của Trung tâm: 241.193.843 đồng
2.2.3.3. Diện tích nhà làm việc
Trung tâm chưa có trụ sở riêng, đang làm việc tạm trong khuôn viên của Sở Khoa học và Công nghệ, số 35 Trần Hưng Đạo, Đà Lạt.
Những năm qua Trung tâm đã cải tạo, sửa chữa mở rộng diện tích làm việc cho các hoạt động chuyên môn là 280 m2 gồm:
- Lãnh đạo, văn ph ng, hội trường: 90 m2 - Công nghệ thông tin: 20 m2 - Nuôi cấy mô: 120 m2 - Công nghệ vi sinh: 30 m2 - Chuyển giao KH&CN: 20 m2 Ngoài ra có 1 vườn ươm cây giống: 100 m2
Để xây dựng trụ sở làm việc cho Trung tâm Ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Văn bản số 6035/UBND-VX, ngày 31/8/2007 cấp đất tại số 4 đường Ba Tháng Tư, thành phố Đà Lạt. Sở KH&CN đã thuê Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Lâm Đồng lập dự án đầu tư, thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình UBND tỉnh xem xét, nhưng chưa được phê duyệt do vị trí này dự kiến bố trí cho nhiệm vụ khác. Hiện nay UBND Tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ và các ngành liên quan tiếp tục chọn địa điểm khác để xây dựng trụ sở Trung tâm.
2.2.4. Thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN tại Trung tâm 2.2.4.1. Thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN của địa phương 2.2.4.1. Thực hiện các nhiệm vụ sự nghiệp KH&CN của địa phương
- Xây dựng và phát triển Trang tin điện tử tỉnh Lâm Đồng trên mạng Internet, nhằm giới thiệu, quảng bá các hoạt động KT-XH, khoa học và công nghệ của Tỉnh, các ngành, đơn vị, địa phương. Hỗ trợ các ngành, địa phương duy trì và phát triển trang tin của các đơn vị trên trang tin của Tỉnh gồm 12 trang thông tin chuyên đề về KH&CN và 6 trang thông tin thành viên. Hàng năm biên tập và cập nhật thông tin lên trang tin điện tử khoảng 2.000 tin bài về hoạt động kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ của địa phương.
- Sưu tập nhiều giống rau, hoa, cây ăn quả… đã nuôi cấy, lưu giữ 42 giống cúc, 11 giống địa lan, 3 giống dâu tây, Lili, Phúc bồn tử, chuối Laba … và các giống phong lan do Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên chuyển giao. Sản xuất cây giống sạch bệnh phục vụ cho các chương trình phát triển nông nghiệp của địa phương và cung cấp nguồn giống cho nông dân.
- Thu thập, phân lập, nuôi cấy và lưu giữ các giống nấm bào ngư, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm mèo, nấm cuống vẩy vòng, nấm linh chi, nấm hầu thủ … phân lập, lưu giữ các chủng men vi sinh để xử lý môi trường, sản xuất phân vi sinh…
2.2.4.2. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ nghệ
Đã chủ trì thực hiện 1 dự án nông thôn miền núi cấp Nhà nước, 5 dự án cấp tỉnh và 13 đề tài, dự án cấp huyện, cấp cơ sở. Trong đó những đề tài, dự án đã được nghiệm thu đánh giá và ứng dụng hiệu quả vào sản xuất đời sống như:
- Dự án nông thôn miền núi cấp Nhà nước“Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất hoa tại Đà Lạt- Lâm Đồng” đạt loại xuất sắc.
- Dự án nông thôn miền núi cấp tỉnh “Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng” đạt loại khá.
- Các đề tài, dự án cấp huyện do Trung tâm chủ trì đã góp phần nhân rộng những kết quả nghiên cứu, chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sản xuất đời sống, các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc.
- Những đề tài cấp cơ sở đã được Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả trong các hoạt động chuyên môn như nuôi cấy, lưu giữ và sản xuất nhiều giống rau, hoa, nấm, chế phẩm sinh học phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Ngoài ra còn thực hiện các dự án xây dựng website Trang thông tin điện tử Lâm Đồng, Website Công nghệ tỉnh Lâm Đồng, Website Techmart Lâm Đồng, Website Festival hoa Đà Lạt, Website các huyện Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Lạc Dương, Lâm Hà, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Tư pháp, Liên minh các HTX, Hội Nông dân tỉnh… đã giới thiệu, quảng bá các hoạt động kinh tế - xã hội, KH&CN của địa phương.
2.2.4.3. Hoạt động tư vấn, dịch vụ
- Tư vấn về CNTT cho một số Sở, ngành, đơn vị trong Tỉnh; giám sát, lắp đặt hệ thống mạng của Sở Tài nguyên và Môi trường, Dự án phát triển CNTT hệ thống các cơ quan Đảng của Văn ph ng tỉnh ủy Lâm Đồng. Lắp đặt hệ thống mạng nội bộ, mạng không dây cho Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng. Bảo trì hệ thống mạng, thiết bị tin học của Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; Đào tạo tin học cho các ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh.
- Từ nguồn giống hiện có trong phòng nuôi cấy mô, Trung tâm đã nuôi cấy, nhân ươm, sản xuất trên 500.000 cây giống sạch bệnh các giống hoa địa lan, phong lan, cúc, salem … các giống cây ăn quả như phúc bồn tử, dâu tây, chuối Laba …