Vai trò của nguồn nhân lực KH&CN đối với việc phát triển đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học theo định hướng đại học nghiên cứu (Trang 27 - 31)

9. Kết cấu của luận văn

1.3. Vai trò của nguồn nhân lực KH&CN đối với việc phát triển đại học

nghiên cứu

Nguồn nhân lực KH&CN trong trƣờng ĐHNC bao gồm các GV, NCV, cán bộ kỹ thuật và nhân viên phụ trợ tham gia vào công tác đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ và các hoạt động dịch vụ KH&CN. Nguồn nhân lực KH&CN là lực lƣợng nòng cốt để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của nhà trƣờng: đào tạo, NCKH và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của nguồn nhân lực KH&CN đƣợc thể hiện trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của nhà trƣờng qua các hoạt động: đào tạo, NCKH và phục vụ xã hội và đƣợc nhìn nhận theo quan điểm dƣới đây:

1.3.1. Vai trò của nguồn nhân lực KH&CN trong hoạt động đào tạo

Về bản chất, chức năng đào tạo là để phân biệt giữa trƣờng đại học với các tổ chức KH&CN khác nhƣ các viện, trung tâm KH&CN. Hiện nay, đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đã trở thành mục tiêu chiến lƣợc của nhiều quốc gia trên thế giới và là điều kiện tiên quyết đối với các nƣớc chậm phát triển trên con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trƣờng ĐHNC là nơi đào tạo nguồn nhân lực KH&CN có trình độ cao thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Sản phẩm đào tạo của nhà trƣờng là cán bộ có trình độ học vấn từ cử nhân/kỹ sƣ, ThS đến TS. Để thực hiện hoạt động đào tạo trong trƣờng đại học, nhân lực KH&CN có trình độ cao cả về chức danh và học vị (GS, PGS, TS) đã thể hiện vai trò quan trọng khi tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực KH&CN kế cận, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với những nƣớc đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Giáo dục và đào tạo hiện nay đã trở thành một nhu cầu, động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, các trƣờng đại học luôn luôn chú trọng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực KH&CN, coi đó là động lực quyết định thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của nhà trƣờng.

1.3.2. Vai trò của nguồn nhân lực KH&CN trong hoạt động NCKH

Hoạt động NCKH là chức năng quan trọng của nguồn nhân lực KH&CN trong trƣờng ĐHNC. Trong thực tế, hoạt động NCKH gắn bó chặt chẽ với hoạt động giảng dạy, là cơ sở nâng cao chất lƣợng giảng dạy và đào tạo, là “cầu nối” nhà trƣờng với xã hội, là điều kiện để gắn kết nhà trƣờng với các tổ chức kinh tế - xã hội.

Ngoài những tính chất chung nhƣ các hoạt động lao động xã hội, hoạt động KH&CN có những nét đặc trƣng riêng trong đó yếu tố sáng tạo chiếm một phần vô cùng quan trọng trong toàn bộ hoạt động của nhà khoa học. Trình độ chuyên môn càng cao, hiểu biết sâu rộng thì càng có nhiều cơ hội sáng tạo.

Hoạt động KH&CN là lao động bằng trí tuệ. Do đó con ngƣời luôn giữ vai trò quan trọng hơn lao động vật lý (thiết bị, máy móc…) và năng suất lao động phụ thuộc rất nhiều vào năng lực trí tuệ của nguồn nhân lực KH&CN.

Vai trò cá nhân của nhà khoa học có tính chất quyết định năng suất lao động KH&CN. Trong thời đại ngày nay có nhiều công trình khoa học đòi hỏi sự tham gia cộng tác của nhiều ngƣời, song kết quả tổng hợp cuối cùng và chất lƣợng công trình đều do ngƣời chủ trì cũng nhƣ nhân lực khoa học đầu ngành quyết định. Vì vậy, bên cạnh các yếu tố về nguồn lực cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính thì nguồn nhân lực KH&CN đóng vai trò chủ yếu và có tính quyết định trong hoạt động KH&CN.

Hoạt động KH&CN là hoạt động chính và quan trọng hàng đầu của một ĐHNC (sau đó mới đến hoạt động đào tạo và các hoạt động khác). Chính vì vậy nguồn nhân lực KH&CN là yếu tố quyết định sự sống còn của một trƣờng ĐHNC. Quá khứ, hiện tại và tƣơng lai của các trƣờng ĐHNC trên thế giới đều bắt đầu từ việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực KH&CN và lịch sử đã chứng minh những mô hình thành công là những mô hình có nguồn nhân lực KH&CN chất lƣợng xứng tầm với sự đầu tƣ và phát triển.

1.3.3. Vai trò của nguồn nhân lực KH&CN trong phát triển kinh tế xã hội

Trong thực tế các hoạt động đào tạo và hoạt động NCKH trong trƣờng đại học là chiếc cầu nối nhà trƣờng với xã hội, đảm bảo điều kiện cho nhà trƣờng thực hiện tốt chức năng xã hội của mình, nâng cao uy tín và vị thế của các nhà khoa học trong xã hội.

Kinh tế tri thức với các yếu tố đầu vào chủ yếu là tri thức đang trở thành một hình thái kinh tế mới có tính cạnh tranh cao. Do đó, phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lƣợng cao trở thành một mục tiêu quan trọng trong các chiến lƣợc dài hạn của mỗi quốc gia. Mục tiêu này chỉ có thể đạt đƣợc nếu coi giáo dục đại học là phƣơng thức quan trọng hàng đầu để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Hiện nay các quan điểm về phát triển nguồn nhân lực KH&CN đều coi giáo dục đại học, KH&CN là cơ sở và nền tảng của sự phát triển nguồn nhân lực KH&CN.

1.3.4. Yêu cầu nguồn nhân lực KH&CN trong ĐHNC

Philip G. Altbach and Jamil Salmi đã xác định [30]: Tâm điểm của một trƣờng ĐHNC là đội ngũ giảng viên, những ngƣời phải gắn bó với tƣ tƣởng nghiên cứu không vụ lợi - nghiên cứu tri thức vì bản thân tri thức - cũng nhƣ gắn bó với những nhân tố thực tế của hoạt động nghiên cứu và sử dụng nó cho xã hội hiện tại.

Các trƣờng ĐHNC thực hiện việc nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực và chuyên ngành, trong đó có nghiên cứu cơ bản. Ở một số nƣớc, những nghiên cứu này đôi khi là kết hợp với các doanh nghiệp và trƣờng ĐHNC. Do vậy, ĐHNC có trách nhiệm chủ chốt trong việc tạo ra tiến bộ khoa học. Nghiên cứu cơ bản là tinh hoa của chức năng phục vụ lợi ích công; không ai thu đƣợc lợi nhuận trực tiếp từ nghiên cứu khoa học cơ bản. Vì vậy, xây dựng đƣợc một sự cân bằng nhằm tránh việc coi thƣờng nghiên cứu cơ bản trong dòng xoáy tìm kiếm sự ổn định tài chính cho nhà trƣờng là một nhiệm vụ khó khăn.

Với tƣ cách là một tổ chức có tính quốc gia, các trƣờng ĐHNC chỉ phục vụ một số ít sinh viên đại học, thƣờng là những ngƣời giỏi nhất, thông minh nhất. Sinh viên, tuy không nhất thiết liên quan trực tiếp đến hoạt động quản trị, cũng phải đƣợc coi là một bên liên quan trọng yếu trong cộng đồng học thuật.

Các trƣờng ĐHNC chỉ tuyển dụng những giảng viên, nghiên cứu viên có trình độ cao phù hợp với các định hƣớng nghiên cứu. Họ là tâm điểm của trƣờng trong việc đào tạo sinh viên ở trình độ tiến sĩ và là ngƣời sáng tạo ra các kết quả nghiên cứu. Họ đƣợc tuyển dụng dựa trên khả năng nghiên cứu của họ và đƣợc trả lƣơng trên cơ sở năng lực nghiên cứu và kết quả công việc.

Các giáo sƣ của trƣờng ĐHNC, cũng nhƣ bản thân nhà trƣờng, cả hai đều có tính cạnh tranh và tính tập thể. Giới khoa học này thấm nhuần khát vọng đóng góp cho khoa học và tri thức, vừa là cho tiến bộ khoa học vừa là xây dựng sự nghiệp và uy tín. Đồng thời, họ làm việc theo nhóm, đặc biệt là trong khoa học và hiểu đƣợc tầm quan trọng của sự hợp tác. Giáo sƣ của các trƣờng ĐHNC đóng góp rất nhiều cho khoa học qua các công bố khoa học, công trình nghiên cứu và sách. Ấn phẩm của họ vƣợt xa so với yêu cầu của nghề giảng viên. Thực tế, có lẽ đến 90% bài báo khoa học đƣợc công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín hàng đầu là sản phẩm của các giáo sƣ trong những trƣờng ĐHNC.

Giáo sƣ của trƣờng ĐHNC là những ngƣời, so với các đồng nghiệp ở các trƣờng khác là những nhà khoa học có đặc quyền. Để một trƣờng ĐHNC có thể thành công, giới khoa học phải đƣợc hƣởng những điều kiện làm việc cho phép họ cống hiến cho công việc một cách tốt nhất. Giáo sƣ của các trƣờng ĐHNC có khuynh hƣớng quốc tế trong ý thức và thƣờng là cả trong công việc. Họ tăng cƣờng hợp tác với đồng nghiệp ở nƣớc khác, nhận công việc ở những nơi điều kiện làm việc, lƣơng bổng, cơ sở làm việc tốt nhất. Giáo sƣ làm việc tại các trƣờng ĐHNC không có nhiều ngƣời nhƣng là một phần cực kỳ trọng yếu của toàn bộ giới khoa học. Dù họ là số ít, họ tạo ra những kết quả nghiên cứu quan trọng bậc nhất. Ở nhiều nƣớc, họ đào tạo ra hầu hết những nhà khoa học khác.

Các trƣờng ĐHNC đặc biệt cần đến sự tham vấn của giới học thuật trong quá trình đi đến những quyết định quan trọng của trƣờng. Quyền lực của các giáo sƣ trong các trƣờng ĐHNC bao giờ cũng có một mức độ lớn hơn và quyền tự chủ trong học thuật cũng đƣợc đảm bảo mạnh mẽ hơn so với những trƣờng khác.

Trong các trƣờng ĐHNC, Hiệu trƣởng phải là ngƣời có uy tín khoa học và phải bày tỏ sự tôn trọng và sự hiểu biết sâu sắc về sứ mạng khoa học của nhà trƣờng. Đồng thời, họ có khả năng đại diện cho nhà trƣờng trƣớc xã hội và phải biện minh đƣợc tính chất quan trọng và trung tâm của nhà trƣờng. Lãnh đạo giới khoa học hiện đại là một nhiệm vụ đa diện và ngày càng phức tạp, tìm đƣợc một nhà lãnh đạo tài ba là vô cùng khó. Những trƣờng đại học hiện đại tốt nhất là

những trƣờng có cơ chế đồng quản trị trong đó cộng đồng khoa học kiểm soát các quyết định về đào tạo và về học thuật, các nhà quản lý chịu trách nhiệm về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và những vấn đề quản lý khác. Hiệu trƣởng sẽ quyết định vai trò, chất lƣợng của những nhân viên phụ trợ trong các hoạt động của trƣờng ĐHNC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học theo định hướng đại học nghiên cứu (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)