9. Kết cấu của luận văn
2.2. Hiện trạng nguồn nhân lực KH&CN của Trƣờng ĐHKHTN
2.2.5. Đánh giá nguồn nhân lực KH&CN và kết quả hoạt động của nguồn
nhân lực KH&CN Trường ĐHKHTN
a) Đánh giá nguồn nhân lực KH&CN Trường ĐHKHTN
Nhƣ đã phân tích ở trên, đội ngũ CBKH của Trƣờng ĐHKHTN thiếu đồng bộ về cơ cấu trình độ chuyên môn, lứa tuổi và phân bố không đồng đều giữa các đơn vị, lĩnh vực, ngành học ... đặc biệt hiện nay một số khoa trong Trƣờng không có CBKH có chức danh Giáo sƣ. Phỏng vấn trực tiếp một số CBKH trong trƣờng đã, đang là lãnh đạo quản lý nhận đƣợc kết quả nhƣ sau:
Hộp 2.1: Đánh giá chung về nguồn nhân lực KH&CN của Trƣờng ĐHKHTN
Nhân lực KH&CN trong ĐHNC phải mang tính đồng bộ, cân đối. Tuy nhiên hiện nay Trƣờng ĐHKHTN đang mất cân đối giữa các bộ môn, nhƣ Khoa Hóa học là một ví dụ, có thể nói Khoa Hóa học nguồn nhân lực KH&CN có trình độ TS, TSKH là rất cao nhƣng tỷ lệ phân bố giữa các hƣớng nghiên cứu (bộ môn) không đồng bộ và mất cân đối.
Nam, GS.TSKH, 62 tuổi
Tôi nghĩ nếu theo tiêu chí xây dựng một ĐHNC thì với nguồn nhân lực KH&CN hiện tại chúng ta chƣa đáp ứng đƣợc, kể cả tiêu chí mang tính ”nội bộ” mà ĐHQGHN vừa công bố. Chúng ta thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng. Số lƣợng thiếu thể hiện ở tỉ lệ sinh viên/CBKH còn rất cao và chất lƣợng thì thiếu các CBKH đầu ngành ”đầu đàn” đủ tầm cỡ để xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh đƣa ra đƣợc những sản phẩm KH&CN xứng tầm với ĐHNC. Có lẽ Trƣờng ĐHKHTN phải đi một chặng đƣờng dài để bƣớc đến tiêu chuẩn của một ĐHNC.
Nữ, GS.TS, 54 tuổi
Độ tuổi bình quân của CBKH đầu ngành cao (Bảng 2.4). Tình trạng thiếu và nguy cơ hẫng hụt đội ngũ CBKH đầu ngành đang trở nên trầm trọng, đặc biệt là đối với khối ngành khoa học sự sống và khoa học trái đất. Phỏng vấn trực tiếp CBKH trong các ngành này đã cho ý kiến nhƣ sau:
Hộp 2.2: Thực trạng CBKH cơ cấu theo ngành nghề và độ tuổi
Đối với khối ngành khoa học trái đất nói riêng và cả trƣờng nói chung, việc thiếu hụt cán bộ đầu ngành đang trở thành vấn đề nghiêm trọng. Sau hàng loạt các CBKH đầu ngành về hƣu, một khoảng thời gian dài Khoa và Trƣờng rơi vào hụt hẫng cán bộ đầu ngành để dẫn dắt và định hƣớng cho đơn vị cũng nhƣ cho ngành phát triển. Điều quan trọng trƣớc mắt là Nhà trƣờng phải tập trung đầu tƣ có trọng điểm để quy hoạch và phát triển đội ngũ CBKH đầu ngành xứng tầm với sứ mệnh và mục tiêu phát triển Trƣờng.
Nam, PGS.TSKH, 46 tuổi
Để có đƣợc những giáo sƣ đầu ngành và mở ra nhiều hƣớng nghiên cứu, thực tế Trƣờng cần nắm bắt nhanh xu thế mạnh mẽ trong NCKH hiện nay là chuyển từ nghiên cứu đơn ngành sang nghiên cứu đa ngành. Theo truyền thống trƣớc đây việc NCKH đƣợc tổ chức theo các chuyên ngành học thuật riêng lẻ nhƣng hiện nay ở những ĐHNC, các NCKH đƣợc tổ chức theo các vấn đề hơn là theo các chuyên ngành. Vì bản chất của thế giới là phức tạp, nên những vấn đề đó thƣờng nằm ở ranh giới của nhiều lĩnh vực khoa học, độ phức tạp của nó vƣợt ra ngoài khuôn khổ của một ngành riêng lẻ, đòi hỏi sự tham gia giải quyết của một nhóm nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực nhƣ: nghiên cứu lỗ thủng tầng Ozon đòi hỏi sự bắt tay của các nhà Khoa học trái đất, Vật lý, Hóa học, Cơ học chất lỏng và Động lực học phi tuyến. Trong các ngành khoa học sự sống hiện nay có mối liên hệ mật thiết với toán học, Khoa học Vật liệu (Toán học + Sinh học) hoặc (Sinh học + Khoa học Vật liệu: BioSensor); Tin-Sinh học.... Chỉ có cách liên kết nghiên cứu nhƣ thế này chúng ta mới có đƣợc những đề tài nghiên cứu tầm cỡ, tƣơng xứng với các NCKH ở các trƣờng ĐHNC trên thế giới và đào tạo nên những CBKH có đủ năng lực nghiên cứu thực thụ.
b) Đánh giá kết quả hoạt động KH&CN của nguồn nhân lực KH&CN Trường ĐHKHTN
Thông qua việc giải quyết các vấn đề KH&CN do thực tiễn đặt ra, năng lực nghiên cứu trong một số lĩnh vực KH&CN của Trƣờng đã có sự phát triển vƣợt bậc, thể hiện qua các công trình công bố quốc tế, các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhiều sản phẩm từ kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc trình độ khu vực, đã và đang đƣợc đƣa vào ứng dụng thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhƣ các hợp đồng chuyển giao công nghệ cho các tổ chức, doanh nghiệp: hợp đồng chuyển giao về công nghệ sinh học của Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein với Công ty Cổ phần ANABIO; gói thầu dự án “Chuyển giao công nghệ thiết kế, xây dựng các giao thức và thuật toán mã” của Khoa Toán - Cơ - Tin học với học viện Mật Mã; hợp đồng lắp đặt và chuyển giao công nghệ liên hoàn dự báo thời tiết và sóng biển khu vực tỉnh Quảng Ngãi” với Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi,… Tuy nhiên số lƣợng và kinh phí của các hợp đồng chuyển giao công nghệ còn chƣa nhiều so với tiềm năng của Trƣờng ĐHKHTN.
Số lƣợng bài báo, công trình khoa học công bố quốc tế của Trƣờng năm 2014 là 350; Số lƣợng sáng chế đăng ký bảo hộ năm 2014 là 5 và có chiều hƣớng tăng nhẹ so với các năm trƣớc.
Với mức đầu tƣ vẫn còn rất thấp nếu xét về giá trị tuyệt đối, nhƣng trình độ nghiên cứu trong một số lĩnh vực của Trƣờng đã so sánh đƣợc với trình độ của các nƣớc trong khu vực.
Tuy vậy, năng lực KH&CN vẫn còn nhiều hạn chế về mặt triển khai nghiên cứu ứng dụng. Một số nhà khoa học chỉ thiên về nghiên cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm “ngại” triển khai nghiên cứu ứng dụng vì để tạo các sản phẩm ứng dụng thì phải lăn lộn với thực tế, phải có đủ nhiệt huyết theo đuổi sản phẩm tới cùng và phải chịu nhiều rủi ro.
Trong một trƣờng đại học mạnh về nghiên cứu cơ bản thì tính hàn lâm thƣờng đƣợc đề cao và các nhà nghiên cứu thƣờng nhạy bén với đòi hỏi của thị trƣờng so với các nhà nghiên cứu ứng dụng. Trong khi đó, Trƣờng ĐHKHTN hiện nay thiếu bộ phận chuyên trách kết nối thị trƣờng và chƣa xây dựng đƣợc cơ chế chia sẻ
quyền lợi trong các hoạt động này nên việc tiếp cận thị trƣờng và các nguồn đầu tƣ còn manh mún, chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của từng nhà khoa học cụ thể. Bản thân các nhà khoa học cũng chƣa đƣợc cung cấp nhiều kỹ năng tiếp cận thị trƣờng, phát triển sản phẩm ứng dụng.
Bảng 2.5. Số lƣợng các công trình công bố giai đoạn 2010 -2014
2010 2011 2012 2013 2014
Số bài báo quốc tế 82 156 189 243 246 Số bài báo quốc gia 280 322 233 215 257 Số báo cáo hội nghị khoa học quốc tế 92 71 103 119 104 Số báo cáo hội nghị khoa học quốc gia 219 34 164 69 128 Sách chuyên khảo, tham khảo 5 11 0 3 2 Bằng độc quyền Sáng chế 1 3 4 1 1 Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích 1 - 1 2 1
Nhãn hiệu 1 - 1 - 3
(Nguồn: Phòng KH-CN, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)
Tất nhiên chúng ta cần nhìn nhận bảng số liệu trên trong hoàn cảnh thực tế của từng năm để nhận rõ chiều hƣớng phát triển của nó,
So sánh với một số trƣờng ĐHNC trong khu vực và thế giới hoặc tiêu chí của ĐHQGHN về ĐHNC thì số lƣợng công bố theo bảng 2.5 vẫn còn khiêm tốn nhƣng xét ở tỉ lệ bài báo, báo cáo khoa học cho thấy, trong khoảng thời gian 5 năm Trƣờng ĐHKHTN đã có chất lƣợng bài báo, báo cáo khoa học ổn định, đạt tiêu chuẩn ĐHNC và có sự gia tăng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Điều này cho thấy, sự quan tâm, đầu tƣ còn nhiều hạn chế nhƣng chất lƣợng nghiên cứu của các nhà khoa học không vì thế mà giảm sút, nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý hơn nữa, những chỉ số này còn tăng cao trong thời gian tới.
Nhận định về thực trạng NCKH tác giả đã phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý và giáo sƣ đầu ngành và xin đƣợc trích dẫn các câu trả lời trong hộp 2.3 dƣới đây:
Hộp 2.3: Đánh giá thực trạng về năng lực NCKH
Trƣờng ĐHKHTN đã có nhiều cố gắng và đạt đƣợc nhiều thành tích trong lĩnh vực NCKH và đào tạo, đặc biệt là trong 5 năm gần đây khi Nhà nƣớc có tăng cƣờng đầu tƣ cho NCKH. Theo xếp hạng của QS Asian University ranking, lĩnh vực khoa học tự nhiên của ĐHQGHN ở trong top 100 châu Á (thứ 59). Tuy nhiên, khi xem xét khách quan về hiện trạng của các nhà khoa học cơ bản của cả nƣớc thì chỉ cần so sánh với các nƣớc trong khu vực thôi, chúng ta thấy tiềm lực của mình là rất khiêm tốn.
Nam, GS.TS, 66 tuổi
Việc đăng ký sở hữu trí tuệ còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và mức đầu tƣ của Trƣờng; chƣa thực hiện đồng đều giữa các đơn vị (phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein đóng góp 5/8 đơn đăng ký đã đƣợc chấp nhận trong 2 năm 2012-2014). Thực tế hoạt động KH&CN của Trƣờng cho thấy, nhiều nhà khoa học đặc biệt là ở khối Khoa học trái đất đã kết hợp rất tốt với địa phƣơng trong việc xây dựng và thực hiện các đề tài nghiên cứu và có các kết quả mang tính ứng dụng cao, tuy vậy việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Nam, GS.TS. 58 tuổi
Có một điểm cần lƣu ý là số lƣợng công bố chất lƣợng cao/đăng ký sở hữu trí tuệ của các đề tài cấp Nhà nƣớc (không tính các đề tài NAFOSTED) trong thời gian qua chƣa thật sự nổi trội. Thống kê kết quả của 23 đề tài đã nghiệm thu trong giai đoạn 2011-2014 cho thấy, các đề tài này mới chỉ công bố đƣợc 17 bài báo quốc tế, 60 báo cáo tại Hội nghị khoa học quốc tế; 04 đăng ký sở hữu trí tuệ. Thực trạng này đòi hỏi trong thời gian tới cần có những giải pháp nâng cao chất lƣợng, số lƣợng sản phẩm của các đề tài cấp Nhà nƣớc.
Phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh