Khái niệm chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học theo định hướng đại học nghiên cứu (Trang 31 - 32)

9. Kết cấu của luận văn

1.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN

1.4.1. Khái niệm chính sách

Thuật ngữ chính sách đƣợc sử dụng rộng rãi trên sách báo, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, định nghĩa chính sách lại chƣa có một sự thống nhất.

Theo Từ điển tiếng Việtchính sách đƣợc hiểu là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách”.

Theo James E. Anderson thì “chính sách là quá trình hoạt động có mục tiêu, mà hoặc một số chủ thể theo đuổi, để giải quyết vấn đề mà họ quan tâm"1

Theo tác giả Vũ Cao Đàm:“Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [6].

Các chính sách có thể đƣợc đề ra và thực hiện ở những tầng nấc khác nhau ví dụ nhƣ: chính sách của một đảng, chính sách của Chính phủ, chính sách của chính quyền địa phƣơng, chính sách của một bộ, chính sách của một doanh nghiệp, chính sách của một trƣờng đại học…

Mọi chính sách đều có một khung mẫu (paradigma) nhất định. Tác giả Vũ Cao Đàm đã đề xuất khung mẫu bao gồm 4 tầng theo hình tháp2

.

1 James E. Anderson: Public Policymaking, Thomson Learning (Dec 1983).

Triết lý

Hệ quan điểm

Hệ chuẩn mực

Hệ khái niệm

Hình 1.1. Khung mẫu của một chính sách

1) Triết lý; 2) Hệ quan điểm; 3) Hệ chuẩn mực; 4) Hệ khái niệm Theo tác giả Vũ Cao Đàm:

- Triết lý của chính sách là tầm tƣ tƣởng, tầm quan trọng nhất của chính sách. Nó đóng vai trò chi phối tất cả các tầng bên dƣới. Triết lý của chính sách đƣợc chia ra làm triết lý mục tiêu và triết lý phƣơng tiện.

- Hệ quan điểm của chính sách là những triết lý cụ thể về từng mặt của chính sách. Cũng giống với triết lý, hệ quan điểm bao gồm hệ quan điểm mục tiêu và hệ quan điểm phƣơng tiện.

- Hệ chuẩn mực của chính sách là những quy tắc ứng xử đƣợc sử dụng để điều chỉnh hành vi và đƣợc cộng đồng thừa nhận. Hệ chuẩn mực bao gồm hệ chuẩn mực mục tiêu và hệ chuẩn mực phƣơng tiện.

- Hệ khái niệm của chính sách là hệ thống khái niệm đƣợc sử dụng trong chính sách. Mỗi chính sách đều có hệ khái niệm riêng. Hệ khái niệm bao gồm hệ khái niệm mục tiêu và hệ khái niệm phƣơng tiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học theo định hướng đại học nghiên cứu (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)