9. Kết cấu của luận văn
2.1. Giới thiệu khái quát về Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN
2.1.1. Sứ mệnh, mục tiêu
Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN đƣợc thành lập năm 1995 trên cơ sở các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ của Trƣờng Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trải qua gần 60 năm hình thành và phát triển, đến nay Trƣờng ĐHKHTN xác định sứ mệnh, mục tiêu phát triển của Trƣờng nhƣ sau:
Sứ mệnh: Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN là trƣờng đại học nghiên cứu, có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, bồi dƣỡng nhân tài, nghiên cứu phát triển và chuyển giao tri thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nƣớc [27].
Mục tiêu chiến lược đến năm 2020: Xây dựng Trƣờng ĐHKHTN trở thành trƣờng đại học nghiên cứu ngang tầm với các ĐHNC tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á và có một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến châu Á, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc [27].
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trường
Tính đến tháng 12/2014 Trƣờng ĐHKHTN có 724 công chức, viên chức và hợp đồng lao động trong đó có 388 cán bộ giảng dạy với 314 TS, TSKH, 23 GS, 116 PGS, 06 NGND, 35 NGƢT. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trƣờng có nhiều ngƣời là nhà khoa học đầu ngành, có uy tín trong nƣớc và quốc tế. Bên cạnh đó, Trƣờng có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là những nhà khoa học uy tín ở các viện và các đơn vị khác. Hiện tại Trƣờng có 08 khoa, 08 Trung tâm, 01 phòng thí nghiệm trọng điểm và 10 phòng, ban chức năng làm công tác phụ trợ.
2.1.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Trường ĐHKHTN theo mô hình ĐHNC ĐHKHTN theo mô hình ĐHNC
Trong giai đoạn phát triển mới, Trƣờng ĐHKHTN có sự quan tâm đặc biệt hơn đối với nguồn nhân lực KH&CN. Trong đó giảng viên phải đảm bảo có trình độ tiến sĩ trở lên, có đủ năng lực trong bối cảnh mới để đáp ứng yêu cầu đào tạo,
Nhà trƣờng đã thực hiện Hƣớng dẫn số 1206/HD-ĐBCLGD ngày 23/4/2013 của ĐHQGHN (gọi tắt là Hƣớng dẫn 1206) về các tiêu chí trong ĐHNC. Nội dung của văn bản nêu rõ: ”Xác định các tiêu chí xây dựng ĐHNC theo tiếp cận chuẩn hóa và hội nhập quốc tế; định lƣợng hóa các tiêu chí, làm cơ sở để ĐHQGHN, các cơ sở giáo dục đào tạo (trƣờng đại học, viện nghiên cứu) thành viên và các đơn vị trực thuộc phân tích đánh giá, định vị hiện trạng, xác định đúng kế hoạch phát triển và các ƣu tiên đầu tƣ; thúc đẩy các đơn vị từng bƣớc phát triển đạt chuẩn ĐHNC của khu vực và quốc tế” [11]. Theo đó, các tiêu chí đánh giá ĐHNC liên quan nhiều đến nhân lực KH&CN bao gồm:
- Tỷ lệ bài báo khoa học bình quân trên giảng viên. - Số lƣợng trích dẫn bình quân trên bài báo.
- Số lƣợng sách chuyên khảo.
- Sản phẩm KH&CN tiêu biểu quốc gia. - Số lƣợng giải thƣởng khoa học.
- Số lƣợng các nhà khoa học đƣợc mời đọc báo cáo tại các hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế.
- Tỷ lệ giảng viên/ngƣời học.
- Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên.
- Số lƣợng các đề tài, chƣơng trình hợp tác quốc tế có công bố quốc tế chung. - Tỷ lệ giảng viên quốc tế.
Văn bản này đánh dấu một bƣớc tiến mới đó là lần đầu tiên, ĐHQGHN ban hành một văn bản hƣớng dẫn cụ thể về tiêu chí ĐHNC với nhiều nội dung liên quan đến giảng viên, bao gồm các chỉ số và hƣớng dẫn cụ thể để các đơn vị có cơ sở hoạch định và phát triển giảng viên theo hƣớng gắn liền với chiến lƣợc phát triển của ĐHQGHN.
2.1.4. Định vị Trường ĐHKHTN theo bộ tiêu chuẩn về đại học nghiên cứu của ĐHQGHN của ĐHQGHN
Theo kết quả báo cáo ở Phụ lục, có thể thấy tổng điểm đạt đƣợc của Trƣờng ĐHKHTN chấm theo bộ tiêu chí tại Hƣớng dẫn 1206 của ĐHQGHN là 841,0 điểm (tính đến tháng 7/2015). Căn cứ các mức độ đạt chuẩn ĐHNC, Trƣờng ĐHKHTN
xác định Trƣờng thuộc nhóm “Đạt” mức 4 dựa trên chuẩn so sánh là chỉ tiêu kế hoạch của ĐHQGHN năm 2015, tƣơng đƣơng với nhóm các trƣờng đại học trong top 200 Châu Á. Để phát triển Trƣờng thành một ĐHNC trong top 200 châu Á hay top 500 thế giới thực sự là một chặng đƣờng gian nan mà yếu tố quan trọng nhất chính vẫn là chất lƣợng và số lƣợng nguồn nhân lực. Vì vậy, muốn thúc đẩy mọi tiêu chí trong phụ lục thỏa mãn yêu cầu không có con đƣờng nào hơn ngoài con đƣờng xây dựng và phát triển đội ngũ, phát triển nguồn nhân lực KH&CN đáp ứng sứ mạng của Nhà trƣờng.