Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực KH&CN của các trường ĐHNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học theo định hướng đại học nghiên cứu (Trang 69 - 74)

9. Kết cấu của luận văn

3.1. Cơ sở để xây dựng chính sách

3.1.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực KH&CN của các trường ĐHNC

ĐHNC mới nổi trên thế giới

3.1.2.1. Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông

Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) đƣợc thành lập năm 1991, tuy là một đại học non trẻ nhƣng chỉ trong hơn một thập niên HKUST đã trở thành một ĐHNC nổi tiếng thế giới về nhiều mặt và trở thành ĐHNC vận hành theo mô hình các trƣờng ĐHNC ở Mỹ và có những thành công vang dội.

HKUST có nhiều chính sách đáng chú ý, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn, tác giả xin đề cập những chính sách liên quan tới phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách tuyển dụng:

HKUST có chính sách tuyển dụng tài năng một cách toàn diện:

HKUST tập trung tuyển dụng nhóm nhà khoa học. Nhân tố thành công quan trọng nhất của HKUST là tuyển dụng các nhà khoa học và học giả tài năng, lỗi lạc, xuất chúng. Tất cả các giảng viên trƣờng này đều có bằng tiến sĩ, 80% lấy bằng tiến sĩ hoặc đã từng làm việc ở 24 trƣờng đại học hàng đầu thế giới. Nhà trƣờng đã tuyển dụng những giảng viên này từ các thế hệ học giả lớn trong số ngƣời Hoa ở nƣớc ngoài là các nhà khoa học Hoa Kiều ở các trƣờng đại học của Hoa Kỳ đạt đến đỉnh cao sự nghiệp. Lƣơng giảng viên đợc tuyển dụng đƣợc trả gần nhƣ tƣơng đƣơng với mức lƣơng ở các nƣớc phát triển, khiến việc tuyển dụng ngƣời ngoài Hồng Kông dễ dàng hơn.

HKUST tập trung thu hút tuyển dụng những nhà khoa học xuất sắc gốc Trung Quốc đã thành danh tại nƣớc ngoài. Đây là một điểm đáng xem xét đối với các trƣờng đại học ở những nƣớc đang phát triển và có nhiều sinh viên, giảng viên học tiến sĩ ở nƣớc ngoài nhƣng chƣa về nƣớc.

HKUST có chính sách tuyển dụng nhiều thế hệ từ trên xuống: Hiệu trƣởng đầu tiên của HKUST nói về triết lý tuyển dụng của nhà trƣờng nhƣ sau “Bạn sẽ phải bắt đầu từ trên đỉnh vì chỉ có ngƣời thuộc đẳng cấp số một mới có thể thu hút đƣợc những ngƣời ở đẳng cấp số một khác”. Cột trụ học thuật của HKUST bắt đầu với những ngƣời ở tuổi 50 hoặc trẻ hơn, ví dụ Jay-Chung Chen, một chuyên gia về khoa học không gian đã đƣợc tuyển dụng từ phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laborary ở Học viện công nghệ Califonia; Chil-Yung Chien là nhà Vật lý thực nghiệm hàng đầu của Đại học Jonhs Hopkins, ...

Hiệu trƣởng của HKUST đƣợc tìm kiếm trên phạm vi toàn cầu, sau khi thông báo tuyển Hiệu trƣởng từ năm 1987, đến tháng 11 năm 1988 họ đã nhận đƣợc 44 hồ sơ ứng viên (25 hồ sơ từ Anh, 9 hồ sơ từ Mỹ và Canada, 2 hồ sơ từ Úc, 5 hồ sơ từ Hồng Kông và 3 hồ sơ từ các nƣớc khác). Sau những cuộc phỏng vấn, xem xét hồ sơ và chung cuộc cân nhắc tới một ngƣời gốc Hoa, đồng thời là 1 hiệu trƣởng của một trƣờng đại học hàng đầu ở phƣơng Tây đƣợc lựa chọn: Woo Chia-Wei. Ông là một nhà Vật lý Lý thuyết lỗi lạc và là Hiệu trƣởng của Trƣờng San Francisco State University, ông thành thạo nhiều ngôn ngữ trong đó có cả tiếng Quan Thoại phổ biến ở Hồng Kông và tiếng Quảng Đông là quốc ngữ.

Việc tuyển sinh viên giỏi vào trƣờng là một trong những hoạt động tối quan trọng của HKUST. Do là trƣờng mới nên HKUST đã chọn cách tiếp cận chủ động, tập trung vào việc quảng bá nhà trƣờng trực tiếp đến công chúng. Khoảng 250 trƣờng trung học đƣợc mời gửi 2 đại diện học sinh đến dự lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trƣờng. Bên cạnh việc giới thiệu nhà trƣờng đến công chúng, trƣờng còn tổ chức triển lãm giới thiệu trên toàn Hồng Kông. Các giáo sƣ gặp gỡ từng học sinh để cung cấp thông tin chung, mặc dù cuộc triển lãm này chỉ giới thiệu về trƣờng và không bao gồm tuyển sinh.

Tất cả các trƣởng khoa đều đƣợc bổ nhiệm dựa trên đề xuất của một ủy ban tìm kiếm nhân sự, trong đó phần lớn là giảng viên, chứ không phải do các nhà quản lý trực tiếp bổ nhiệm hay bầu chọn trong nội bộ nhà trƣờng nhƣ các trƣờng đại học khác ở Hồng Kông.

Thay đổi hệ thống học hàm truyền thống (giảng viên, giảng viên cao cấp, lãnh đạo và giáo sƣ) thành các học hàm có tiêu chuẩn và cách bổ nhiệm dùng trong hệ thống các trƣờng đại học ở Hoa Kỳ (giáo sƣ dự khuyết, phó giáo sƣ, giáo sƣ).

3.1.2.2. Đại học Quốc gia Singapore

Năm 1980, Đại học Quốc gia Singapore sát nhập với Đại học Nayang trở thành Đại học Quốc gia Singapore (NUS), con đƣờng của NUS trở thành ĐHNC có rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho các trƣờng đại học mới nổi tại Đông Nam Á. Trong luận văn tác giả chỉ đề cập tới những giải pháp liên quan tới phát triển nguồn nhân lực KH&CN.

Tiếng Anh đƣợc sử dụng rộng rãi trong học tập và giảng dạy, điều này làm tăng khả năng thu hút giảng viên giỏi trên thế giới.

Tiếp nhận học sinh cuối THPT đạt trình độ A về kết quả thi, đồng thời quốc tế hóa thành phần sinh viên, có nhiều chính sách bao cấp về học phí và chỗ ở nhằm thu hút sinh viên tài năng về học tập và công tác tại trƣờng. Có những chính sách cho sinh viên quốc tế vay vốn đến học và trả nợ bằng cách ở lại làm việc trong một số năm ở Singapore.

Đƣa sinh viên vào môi trƣờng hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp, gắn kết sinh viên với nghiên cứu khoa học và xã hội hóa ở quy mô quốc tế. Tạo điều kiện cho sinh viên giỏi của trƣờng thực tập khởi nghiệp tại những khu công nghệ cao nhƣ thung lũng Silicon hoặc Stanford.

Đầu tƣ lớn cho mảng công nghệ thông tin và cơ sở học liệu để hỗ trợ cho giảng viên, sinh viên tra cứu, học tập giảng dạy.

Thành lập chƣơng trình giải thƣởng dành cho các nhà giáo dục lỗi lạc từ năm 2000, đồng thời thành lập đơn vị nghiên cứu “Học viện sƣ phạm NUS” nhằm định hình chính sách và định hƣớng hành động cho Trƣờng, đặc biệt là các chính sách về

Tăng lƣơng cho giảng viên, có nhiều chế độ đãi ngộ, đánh giá dựa trên kết quả hoạt động. Nghiêm khắc hơn đối với ngƣỡng thăng tiến và xét biên chế.

Tạo các điều kiện cho giảng viên tham gia nghiên cứu. Số trích dẫn khoa học SCI/SCIE tăng nhanh (từ 10-25 lần trong vòng 20 năm).

Thu hút nhiều giảng viên giỏi từ Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Canada…

Gia hạn biên chế một lần cho một số giảng viên chọn lọc, để tăng khả năng chuyển giao kinh nghiệm cho lớp trẻ.

Việc tuyển chọn hiệu trƣởng tiến hành hết sức chặt chẽ: phải có uy tín trong nƣớc và quốc tế về khoa học, phải giữ chức vụ không ít hơn 2 nhiệm kỳ, phải có quyền tự chủ về quản lý.

Tất nhiên có đƣợc những điều này một phần nhờ chính sách vĩ mô của Singapore, có sự trọng dụng đặc biệt đối với nhân lực KH&CN chẳng hạn nhƣ:

Singapore đã thành lập Ủy ban Tuyển dụng tài năng với mục đích thực hiện chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nƣớc ngoài của Singapore. Chính phủ Singapore cho rằng đãi ngộ ngƣời tài không chƣa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ - những ngƣời tài ngoài thu nhập, nhu cầu đƣợc cống hiến, đƣợc tôn trọng và đƣợc vinh danh là rất lớn. Thực tế, hệ thống quản lý bộ máy Singapore cho thấy không chỉ lãnh đạo đất nƣớc này mà ngay cả đội ngũ công chức của họ cũng có trình độ và năng lực rất tốt, hơn cả khu vực tƣ. Các Bộ trƣởng Singapore đều tốt nghiệp ở các trƣờng đại học nổi tiếng tầm cỡ thế giới.

Chính phủ Singapore thực sự quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ các nhà khoa học và kỹ sƣ làm việc trong các khu vực nghiên cứu triển khai và giáo dục đại học. Ngân sách đƣợc sử dụng cho việc trang bị các thiết bị nghiên cứu hiện đại ở các cơ quan nghiên cứu - triển khai nói chung, trong đó có các cơ quan nghiên cứu - triển khai của các trƣờng đại học. Nhiều học bổng đƣợc cấp cho các cán bộ khoa học, bao gồm cả tham quan, khảo sát, tham dự các hội nghị khoa học ở trong nƣớc và quốc tế.

Cục KH&CN quốc gia Singapore quan tâm tới các biện pháp khuyến khích các nhà KH&CN nói chung, khu vực các cơ quan nghiên cứu triển khai nói riêng để ghi nhận công lao những ngƣời có cống hiến to lớn với 3 hình thức:

- Giải thƣởng khoa học quốc gia (NSA) dành cho những cá nhân và tập thể có đóng góp trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực của khoa học và kỹ thuật.

- Giải thƣởng công nghệ quốc gia (NTA) để ghi nhận các hoạt động nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu - triển khai - ứng dụng.

- Huy chƣơng KH&CN quốc gia ghi nhận những đóng góp to lớn của ngƣời có công đối với sự tăng trƣởng và phát triển của đất nƣớc Singapore thông qua các hoạt động quản lý và thúc đẩy phát triển các hoạt động nghiên cứu phát triển.

Từ kinh nghiệm của các trường nêu trên, bài học rút ra là:

Phát triển nguồn nhân lực KH&CN phải có chính sách và phải chính sách phải hợp lý. Trong đó quan trọng nhất là chính sách tuyển dụng thu hút ngƣời tài; chính sách này quyết định đến chất lƣợng nguồn nhân lực KH&CN.

Tuyển dụng ở các ĐHNC là tuyển dụng nguồn nhân lực KH&CN tài năng, chất lƣợng cao, bằng cấp gắn liền với năng lực thực sự. Tuyển dụng nguồn nhân lực KH&CN từ nhiều nguồn khác nhau nhƣng tập trung tuyển CBKH đƣợc đào tạo và có kinh nghiệm làm việc tại các ĐHNC nổi tiếng trên thế giới; có chính sách tuyển sinh viên từ học sinh tài năng, xuất sắc trong nƣớc, khu vực và trên thế giới đến học tập và NCKH tại trƣờng.

Bên cạnh đó, chính sách không kém phần quyết định để thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực KH&CN tại các ĐHNC là chính sách đãi ngộ, trọng dụng và tạo môi trƣờng học thuật tự do và cởi mở.

CBKH tại các trƣờng ĐHNC mới nổi đƣợc đãi ngộ tƣơng xứng nhƣ CBKH tại các ĐHNC nổi tiếng trên thế giới ở Mỹ và Châu Âu; các trƣờng có chính sách học bổng, học phí hợp lý để thu hút học sinh tài năng trên thế giới tới học tập và làm việc.

Môi trƣờng học thuật luôn đƣợc đảm bảo là môi trƣờng học thuật lành mạnh; tự do học thuật. Bên cạnh nguồn lực tài chính đƣợc đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, mỗi trƣờng đều có chính sách và cơ chế để CBKH tự tìm nguồn lực tài chính đầu tƣ cho nghiên cứu. Có chính sách vinh danh và thƣởng thật sự xứng đáng với các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu xuất sắc.

Chính sách đào tạo đƣợc thực hiện thông qua kết quả và nhiệm vụ NCKH của nhà trƣờng. Quá trình tự đào tạo, tự hoàn thiện đƣợc khuyến khích theo chiến lƣợc phát triển và định hƣớng nghiên cứu của trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học theo định hướng đại học nghiên cứu (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)