Đặc điểm của lao động Khoa học và Công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học theo định hướng đại học nghiên cứu (Trang 32 - 37)

9. Kết cấu của luận văn

1.4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN

1.4.2. Đặc điểm của lao động Khoa học và Công nghệ

Ngoài những tính chất chung của lao động xã hội, lao động KH&CN có những nét đặc trƣng riêng. Lao động KH&CN khác biệt với lao động sản xuất thông thƣờng là ở phần yếu tố sáng tạo chiếm một phần vô cùng quan trọng trong toàn bộ hoạt động của nhà khoa học. Trình độ chuyên môn càng cao, hiểu biết sâu rộng thì càng có nhiều cơ hội sáng tạo. Những đặc trƣng của lao động KH&CN là:

- Lao động khoa học là lao động bằng trí tuệ vì vậy năng suất lao động phụ thuộc rất nhiều vào năng lực trí tuệ của đội ngũ nhân lực khoa học. Cƣờng độ lao động nhiều khi đƣợc tập trung cao độ và không chỉ diễn ra trong giờ hành chính mà còn diễn ra trong toàn bộ thời gian sống của nhà khoa học. Do đó xem xét điều kiện và môi trƣờng lao động khoa học là cần thiết trong đánh giá tổ chức KH&CN.

- Vai trò cá nhân của nhà khoa học có tính chất quyết định năng suất lao động KH&CN. Trong thời đại ngày nay có nhiều công trình khoa học đòi hỏi sự tham gia cộng tác của nhiều ngƣời, song kết quả tổng hợp cuối cùng và chất lƣợng công trình do ngƣời chủ trì cũng nhƣ nhân lực khoa học đầu đàn quyết định. Do đó, trong quản lý nguồn nhân lực KH&CN cần quan tâm đến chất lƣợng hơn là số lƣợng.

- Tính kế thừa và tính cộng đồng trong hoạt động KH&CN. Các nhà KH&CN luôn đƣợc hƣởng ân huệ là kế thừa trực tiếp hay gián tiếp các thông tin và kinh nghiệm hoạt động KH&CN của lớp ngƣời đi trƣớc. Mặt khác, nhà khoa học còn đƣợc thừa hƣởng những thông tin khoa học từ kho tàng tri thức của nhân loại và tri thức khoa học từ cộng đồng khoa học trên thế giới. Không có nguồn tri thức này, khoa học không thể lớn mạnh đƣợc. Do đó quyền tự do trao đổi khoa học trong cộng đồng khoa học là không có giới hạn và cần phải có sự liên kết, trao đổi lẫn nhau trong cộng đồng khoa học.

- Tính rủi ro cao trong hoạt động khoa học. Nhà khoa học thƣờng phải chịu nhiều rủi ro trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy cần có những đánh giá đúng đắn về thành công hay thất bại của nhà khoa học và hiểu đƣợc những khó khăn trong lao động sáng tạo của họ.

- Tính mới, không lặp lại trong NCKH: Mục tiêu của hệ thống khoa học là luôn tìn tòi, sáng tạo cái mới vì vậy nhà khoa học không nên theo một lối mòn có sẵn. Đặc trƣng này tạo nên sự biến động trong các tập thể NCKH và trong các tổ chức khoa học, sự thay thế nhân lực KH&CN khác nhau và đào thải nhân lực nghiên cứu không còn đáp ứng đƣợc nhu cầu sáng tạo của tổ chức để nhƣờng chỗ cho những nhân lực KH&CN năng động và sáng tạo hơn.

- Tồn tại khoảng cách giữa kết quả NCKH và việc ứng dụng/áp dụng kết quả đó vào sản xuất và đời sống xã hội. Trong lịch sử phát triển KH&CN đã có rất nhiều công trình khoa học có giá trị vô cùng to lớn nhƣng cũng rất chậm đƣợc nhận biết và đánh giá, nhiều khi phải mất một thời gian khá dài mới đƣợc áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học hiện đại và nhu cầu ngày càng cao, càng nhiều của con ngƣời thì khoảng cách này đƣợc rút ngắn dần. Chúng ta có thể xem lại một số kết quả NCKH và thời điểm áp dụng của chúng trong đời sống: đặc thù này liên quan đến việc đánh giá các kết quả NCKH và đánh giá các nhà khoa học. Trong lịch sử khoa học, có nhiều thành tựu khoa học vĩ đại nhƣng phải mất rất nhiều năm sau đó để có thể nhận biết đƣợc giá trị của các nghiên cứu này.

- Thiết bị nghiên cứu có quan hệ mật thiết với kết quả NCKH. Khoa học ngày nay đã phát triển lên một trình độ khá cao và ngày càng đòi hỏi những phƣơng tiện nghiên cứu tiên tiến. Do vậy, để các nhà khoa học có thể đem lại những thành tựu khoa học có giá trị thì việc đầu tƣ vào trang thiết bị của tổ chức KH&CN là một yêu cầu bức thiết.

1.4.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN

Nhƣ đã nêu trong mục 1.4.2 về đặc điểm lao động KH&CN có thể thấy lao động KH&CN là loại hình lao động đặc biệt: lao động chất xám cao; cần có tích lũy từ đào tạo, từ lao động (cần thời gian đào tạo); thời gian tạo ra sản phẩm KH&CN lâu; giá trị sản phẩm tạo ra thƣờng là cao. Tuy nhiên lao động KH&CN có tỉnh rủi ro. Thông thƣờng tìm ra cái mới, các giả thuyết có độ thành công chỉ khoảng 30%; các kết quả đạt đƣợc phải qua thử nghiệm mới biết thành công hay không. Do vậy xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN dựa trên lý thuyết 3 thành tố của Leonar Nadle là phù hợp.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN ở các trƣờng đại học và viện nghiên cứu cần đạt các mục tiêu sau: Thu hút đƣợc sự tham gia của các nhà KH&CN giỏi tham gia hoạt động KH&CN; trong đó chính sách phải đảm bảo lợi ích của nhà khoa học, trả thù lao theo chất xám, trình độ và kết quả làm việc; tạo môi trƣờng làm việc thông thoáng: tự do về học thuật, thể hiện sáng tạo, tự chủ về

giờ làm việc; có điều kiện tiếp cận với công cụ sáng tạo cần thiết để thử nghiệm; linh hoạt trong quyết định hƣớng nghiên cứu; chấp nhận cá tính; đánh giá và tôn vinh đúng mực. Linh hoạt trong việc chuyển đổi, sử dụng nguồn nhân lực KH&CN, không cứng nhắc theo kiểu biên chế, hẹp hòi trong bố trí đề bạt chức vụ nghiên cứu. Ở những quốc gia đã xây dựng thành công ĐHNC, môi trƣờng vĩ mô về chính trị, kinh tế của quốc gia và những quy định, mức độ tài trợ của ngân sách, tự do học thuật, sự an toàn của môi trƣờng làm việc của nhà trƣờng đều là điều ảnh hƣởng trực tiếp tạo ra hiệu quả sản phẩm KH&CN của trƣờng đại học hoạt động theo mô hình ĐHNC.

Hệ thống chính sách của ĐHNC đƣợc xây dựng thành bộ khung quy định và quản trị nhà trƣờng. Mức độ và cơ chế quản trị ở cấp quốc gia theo hƣớng tự chủ có đóng góp quan trọng vào việc phát triển hoạt động KH&CN và phát triển nguồn nhân lực KH&CN của các trƣờng ĐHNC.

Kết luận Chƣơng 1

Trong chƣơng 1, tác giả đã nghiên cứu và đƣa ra đƣợc những khái niệm cơ bản về mô hình ĐHNC, khái niệm và định hƣớng xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN, cụ thể:

Tác giả nghiên cứu những quan điểm cơ bản về mô hình ĐHNC trên thế giới và trong nƣớc; từ đó đã hệ thống hóa các quan điểm về ĐHNC. Tác giả đã lựa chọn 10 đặc điểm cơ bản của ĐHNC: Theo đuổi sự ƣu tú trong mọi lĩnh vực; có thành tựu nghiên cứu xuất sắc; có cam kết đào tạo chất lƣợng cao; tận tâm với những chuẩn mực cao nhất của hoạt động nghiên cứu và giảng dạy; thực thi quyền tự do học thuật với CBKH; công tâm và hoan nghênh mọi quan điểm, cách nhìn, khuôn khổ nhận thức và cƣơng vị khác nhau của CBKH; quyền tự chủ của trƣờng trên nền tảng khoa học; cam kết hỗ trợ cộng đồng, địa phƣơng và đóng góp cho sự thịnh vƣợng của thế giới; cơ cấu quản trị cởi mở, minh bạch và trách nhiệm xã hội cao.

Tác giả đƣa ra những quan niệm về nguồn nhân lực KH&CN, yêu cầu nguồn nhân lực KH&CN trong ĐHNC; khái niệm về phát triển nhân lực KH&CN và vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN đối với sự phát triển ĐHNC; đƣa ra những định hƣớng để xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong trƣờng ĐHNC.

Những nghiên cứu ở chƣơng 1 là cơ sở để thực hiện các nội dung nghiên cứu, đánh giá thực trạng của chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Trƣờng ĐHKHTN, ĐHQGHN, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp và điều kiện để xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Trƣờng ĐHKHTN theo định hƣớng ĐHNC.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC

KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ĐHQGHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong trường đại học theo định hướng đại học nghiên cứu (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)